Bản đồ ẩm thực: Bánh hỏi An Nhứt đặc sản níu chân khách của người dân Long Điền
Long Điền ở Bà Rịa – Vũng Tàu nổi tiếng xưa nay với bãi tắm Long Hải thu hút khách du lịch khắp nơi. Nơi đây cũng có món bánh hỏi An Nhứt, làm say đắm những tín đồ yêu thích ẩm thực vùng miền.
Quán Bánh hỏi An Nhứt nằm trên quốc lộ 55, thuộc xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối, giữ gìn và phát triển, nghề truyền thống bánh hỏi An Nhứt vẫn đứng vững hơn 60 năm và danh tiếng ngày càng được lan tỏa.
Để làm ra những miếng bánh hỏi mang đậm dấu ấn riêng này là cả một quá trình công phu và đều thực hiện ở gian nhà sau nằm ngay cạnh quán. Đầu tiên là cách chọn gạo, loại gạo phải thơm, chất lượng và có nguồn gốc sản xuất từ chính miền quê Long Điền. Theo đó, gạo đem ngâm chung với nếp khoảng 10 giờ, rồi đem đi xay nhuyễn. Hỗn hợp thu được cho vào trong lò hấp cách thủy 20 phút.
Sau khoảng thời gian ấy, hỗn hợp đã hấp sẽ được đưa vào khuôn máy ép, tạo thành miếng bánh mỏng, từng mảng như chiếc lưới bắt cá đan vào nhau. Bánh hỏi thì có ở nhiều nơi, nhiều hương vị và sắc thái nhưng điều làm du khách nao lòng ở bánh hỏi An Nhứt là cái dai, dẻo và thơm đến từ bí quyết ẩm thực gia truyền không thể tiết lộ qua ba thế hệ gia đình.
Bánh hỏi ở đây còn đặc biệt một chỗ, chỉ khi khách hàng gọi món, quán mới hấp bánh, để đảm bảo luôn có bánh nóng phục vụ cho thực khách. Bánh mới và nóng sẽ càng làm tăng thêm mùi thơm của bột gạo và nếp, càng thưởng thức càng cuốn miệng.
Món ăn kèm của bánh hỏi An Nhứt cũng không kém phần chỉn chu. Bánh tráng để cuốn là luôn mới, rau ăn kèm sạch và tươi, có đến 7 loại như dưa leo, xà lách, húng quế, diếp cá, cải xanh, khế và chuối non cắt lát.
Thịt nướng được lấy từ những lò uy tín, tẩm ướp gia vị vừa ăn. Chả giò ở đây cuốn to và chất lượng với nhân thịt bằm, tôm, củ sắn… Nơi đây có hẳn một người chỉ để chuyên cuốn chả giò. Nước mắm luôn là linh hồn và mấu chốt quan trọng của một món ăn, bánh hỏi An Nhứt cũng không là ngoại lệ. Theo đó, họ dùng nước mắm cá nguyên chất, pha với gia vị vừa ăn, khi dùng thực khách sẽ tự thêm đồ chua theo ý thích.
Video đang HOT
Cách ăn “chuẩn” của người địa phương là gắp miếng rau, miếng bánh hỏi có sẵn mỡ hành nóng hổi, thêm chút thịt nướng hoặc miếng chả giò cắt đôi, cuộn chặt lại, chấm vào nước mắm ớt ngó sen được pha vừa vị. Cảm giác trải nghiệm thật sự là đáng nhớ khi cắn một mẩu cuốn được gói mà các tầng hương vị như đan xen, lan tỏa khắp khoang miệng, đi từ bất ngờ này đến sự thú vị kia.
Nhiều du khách “cố tình” chọn Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến dù đã thuộc “nằm lòng” mảnh đất này cũng chỉ vì muốn thưởng thức lại hương vị bánh hỏi An Nhứt đã làm đắm say lòng họ. Nếu có dịp đi ngang qua đoạn đường này, mọi người nên ghé vào và thưởng thức món ăn truyền thống này để cảm nhận hương vị đặc sản vùng quê biển đầy tình trìu mến thập khách phương xa.
Ớt ariêu, tiêu amót - Đặc sản của đồng bào Cơ Tu
Từ lâu, 2 loại gia vị là ớt ariêu và tiêu rừng (amót) đã trở thành "hồn cốt" trong các món ăn của đồng bào Cơ Tu sống trên dãy Trường Sơn, đúng như câu ca: "Trường Sơn có ớt Ariêu /Có tiêu Amót tạo hồn món ăn".
Món cá suối kho với ớt ariêu của người Cơ Tu
Chúng tôi rất ấn tượng khi lên xã vùng cao Mà Cooih (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) xem đồng bào Cơ Tu trồng ớt ariêu. Nơi đây được ví như là "thủ phủ" của giống ớt ariêu bởi hầu như nhà nào cũng trồng ớt trong vườn.
Già làng Y Kông (92 tuổi, trú tại xã Ba, huyện Đông Giang) cho hay, trước đây, ớt ariêu mọc hoang trên đồi núi. Trái (quả) ra nhiều sau những trận mưa nguồn, cây phát tán, sinh sản trên rừng thông qua những loài chim ăn ớt. Người Cơ Tu trên dãy Trường Sơn thường sử dụng ớt ariêu và tiêu amót để nêm vào các món ăn như zờ ră, zrúa, kho cá, nấu canh... tạo nên hương vị thơm nồng rất đặc trưng, quyến rũ.
Các bậc cao niên người Cơ Tu sành ăn ớt cho hay, chỉ có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu vùng xã A Sờ (giáp huyện Nam Giang), ớt mới cho mùi thơm đặc trưng và trái nhỏ. So với những loài ớt khác, ớt ariêu có hương vị rất đặc biệt, độ cay nồng vừa phải, rất kích thích vị giác người ăn.
Có lẽ do khí hậu lạnh trên dãy Trường Sơn mà cư dân nơi đây rất ghiền ăn ớt. Hầu như tất cả món mặn đều có vị ... "cay cay"! Cũng chính vì thế, ớt trở thành thứ gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình người Cơ Tu. Với ớt, đồng bào thường sử dụng "ăn tươi" hoặc mang ớt dầm chua (muối chua).
Ớt muối chua của người Cơ Tu có vị mặn, vị chua ngọt, cảm giác dai giòn khi ăn, mùi thơm rất đặc trưng của thứ trái cây lên men tự nhiên. Hơn nữa, sau khi được dầm, vị cay của trái ớt sẽ dịu hơn, không còn cảm giác "cay xé lưỡi". Người ít ăn được vị cay cũng sẽ rất thích món ớt muối này.
Muốn có hũ ớt ariêu muối chua, đồng bào dùng kéo cắt bớt cuống trái ớt nhưng vẫn giữ nguyên cuống, bởi nếu mất cuống, trái ớt sẽ bị hỏng khi ướp. Sau đó, rải ớt nơi chỗ sạch và râm mát khoảng vài ngày để ớt héo tự nhiên. Tuyệt đối không phơi nắng, nếu phơi nắng trái ớt sẽ mau héo nhưng khi muối, ớt thành phẩm sẽ bị bầm và nhanh hư, không thơm ngon. Khi trái ớt đã héo thì được rửa sạch bỏ vào rổ cho ráo nước rồi tiến hành muối. Để trái ớt ướp không quá mặn, có độ chua thanh và thơm ngon, người ướp phải biết sử dụng một lượng muối vừa đủ. Nếu nhiều muối sản phẩm sẽ bị mặn, mất ngon, Nếu ít muối sản phẩm sẽ mau hỏng, không sử dụng lâu dài được.
Đồng bào tiến hành ướp bằng cách rải một lớp ớt, một lớp muối cho đến khi nào gần đầy lọ thì dùng một cái chén nhỏ đặt lên trên để nén ớt xuống. Ớt càng được đè nén chặt thì càng ngon. Cuối cùng sẽ cho nước muối (sau khi nấu để nguội) đổ ngập ớt muối. Ớt được muối khoảng nửa tháng thì "chín", có thể sử dụng.
Phụ nữ Cơ Tu giới thiệu ớt ariêu tươi và tiêu rừng tại một Hội chợ ở Quảng Nam
Người Cơ Tu ở vùng biên giới Tây Giang xem tiêu rừng là loại gia vị số một. Già làng Ploong Cril (76 tuổi, ở xã Bhalêê, huyện Tây Giang) là "chuyên gia" đi hái tiêu rừng cho biết: Núi rừng biên giới Tây Giang, được thiên nhiên ban tặng cho một loại tiêu có hương thơm đặc trưng, làm gia vị cho món ăn rất hấp dẫn.
Tiêu rừng là cây thân gỗ mọc rất thưa và tận trong rừng sâu. Cây cho quả vào khoảng tháng chín, mười. Quả tiêu rừng từ lúc non đến khi già đều có màu xanh. Hàng năm, mỗi cây tiêu rừng cho 8-12kg hạt. Thân cây cũng có mùi thơm như quả, vì vậy mà nhiều người bản địa còn lột vỏ cây làm gia vị khi trong nhà hết quả tiêu khô dự trữ.
Amót có mặt trong nhiều món ăn của đồng bào Cơ Tu huyện Đông Giang. Mùa nào thức ấy, đồng bào ở đây khi chế biến các món ăn đều cần đến amót. Amót có thể nêm trực tiếp vào món ăn khi chế biến hoặc giã vài hạt để làm muối chấm.
Món thịt heo ướp tiêu rừng, ớt ariêu nướng mộc của người Cơ Tu
Tại thôn PaLiêng (xã ATing, huyện Đông Giang), chúng tôi có dịp thưởng thức món thịt heo muối chua (zrúa) của người Cơ Tu. Thịt heo muối chua để lâu ngày mà vẫn không mất màu, mùi vị rất thơm ngon nhờ ướp tiêu rừng. Người Cơ Tu ở vùng biên giới Tây Giang xem đây là loại gia vị số một. Chỉ cần nêm một chút tiêu rừng vào bất kỳ món ăn gì thì món đó lập tức sẽ "thăng hoa" ngay.
Những món ăn từ thịt heo của người Cơ Tu rất đa dạng, phong phú: Thịt heo nướng nguyên con, thịt heo nướng mộc, thịt heo xông khói, thịt heo nướng ống tre đều ướp tiêu rừng. Ngoài ra, món cá liên nướng chấm với muối tiêu rừng ăn cũng rất tuyệt vời.
Ba khía Rạch Gốc Chắc chắn ai cũng một lần nghe tới bài hát " Anh Ba Khía" và một món ăn đặc trưng của Cà Mau nữa, không thể không nhắc tới Ba Khía. Đến với Cà Mau khách du lịch có thể thăm quan những khu du lịch như hòn khoai, hòn đá bạn và thưởng thức những đặc sản nơi đây. Đặc biệt là...