Bán đấu giá cuốn sách cực hiếm
Trong phiên giao dịch vào ngày 13/10, diễn ra tại trụ sở Nhà bán đấu giá Hansons ở London (Anh).
Một cuốn sách của nhà bác học lỗi lạc người Anh Sir Isaac Newton (1643-1727) đã được một khách hàng khuyết danh ‘mua đứt’ với giá 24.000 bảng Anh, tương đương 31.000 USD, đắt gấp 3 lần so với mức giá khởi điểm ban đầu.
Đó là cuốn sách kinh điển mang tựa đề tiếng Latin “Philosophiae Naturalis Principia Mathematica” (Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên) mô tả về vạn vật hấp dẫn và các định luật về chuyển động, đặt nền tảng cho cơ học cổ điển.
Theo lời ông Jim Spencer (ảnh nhỏ), Trưởng phòng Các ấn phẩm cổ đại thuộc Nhà đấu giá Hansons, thì người bán là một cư dân ở quần đảo Channel yêu cầu được giấu tên, được ông nội tặng sách dạo đầu thập niên 80 thế kỷ trước nhân dịp sinh nhật 14 tuổi.
“Đó là một cuốn sách cực kỳ quý hiếm, được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của lịch sử khoa học thế giới, với ấn bản đầu tiên in năm 1687 bằng tiếng Latin – ông J. Spencer cho biết thêm – Còn đây là ấn phẩm đầu tiên bằng tiếng Anh do nhà toán học người Anh Andrew Motte (1696-1734) dịch, bao gồm 2 tập và được xuất bản vào năm 1729 với vài trăm cuốn được in ra. Cho đến nay chỉ có số lượng rất ít còn lưu giữ được do mai một qua thời gian sau gần 300 năm”.
Cây táo của Newton hiện giờ ra sao?
Cây táo lừng danh giúp Newton nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn là chủ đề thu hút các nhà sinh học.
Video đang HOT
Trong khu vườn trước dinh thự ở Lincolnshire của nhà bác học Isaac Newton, cây táo lừng danh 400 tuổi - vốn được cho là giúp Newton nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn vẫn sinh trưởng bình thường thậm chí còn trổ hoa và kết quả.
Cây táo của Newton có vị trí đặc biệt trong lịch sử khoa học.
Giai thoại về Newton và quả táo rơi là một trong những phiên bản nổi tiếng nhất, không chỉ trong giới khoa học mà với toàn nhân loại.
Năm 1665, sau khi tốt nghiệp, Newton cùng gia đình đến dinh thự ở Woolsthorpe, Lincolnshire (Anh) để tránh đợt dịch hạch bùng phát.
Theo đó, thiên tài người Anh bị một quả táo rơi trúng đầu trong lúc đang trầm tư ngồi dưới gốc cây vào năm 1666.
Khi đó ông có chỉ vào một quả táo trên cành cây làm ví dụ, và hỏi tại sao quả táo lại rơi xuống đất khi nó rụng khỏi cành, thay vì bay ngược lên. Newton khẳng định rằng trái đất hút quả táo bằng một lực chưa được biết đến.
Từ đó ông khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn. Thậm chí, giai thoại này còn được đưa vào nội dung sách giáo khoa của nhiều quốc gia.
Liệu câu chuyện về quả táo có thật hay không?
Câu hỏi này được chính Newton trả lời, ông khẳng định học thuyết của mình nảy mầm từ việc thấy một quả táo rơi khi ở tại Woolsthorpe. Thế nhưng chẳng có quả táo nào rơi vào đầu của nhà thiên tài lẫy lừng cả.
Trên thực tế Newton tìm hiểu về đề tài lực hấp dẫn khi mới ngoài 20 tuổi. Những phát minh của nhà thiên tài về trọng lực là kết quả của nhiều lần nghiên cứu, chứ không chỉ nhờ khoảnh khắc táo rơi trúng đầu.
Cây táo này có một lịch sử lâu dài và thú vị.
Nó là cây táo có thực được trồng vào khoảng năm 1650, thế nhưng vào năm 1816, một cơn bão đã đánh đổ cây, tuy nhiên nó không hề bị lật gốc mà vẫn trổ hoa đơm trái như bình thường.
Cây táo cổ 400 tuổi gắn với thiên tài Isaac Newton.
Sau đấy cây táo trở nên nổi tiếng nhờ danh tiếng của Newton. Từ đó, cây táo trở thành một biểu tượng kinh điển trong lịch sử và giới khoa học.
Những hậu duệ trồng từ hạt giống của cây táo Flower of Kent hiếm gặp thời nay được đưa đi khắp nơi trên thế giới.
Một cây được trồng ở cao đẳng Trinity, Cambridge. Số khác được đưa đến đài thiên văn Parkes tại Australia, hay Viện công nghệ Massachusetts, trừ Nam Cực.
Một hậu duệ của cây táo Newton, trồng tại trường cao đẳng Trinity College, Cambridge.
Cây táo của Newton có quả to, màu đỏ pha xanh, nhưng hương vị không có gì đặc biệt, chủ yếu được dùng để nấu ăn
Thậm chí, những hạt giống từ cây còn được đem lên trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2016, khiến đây là một trong những cây đi xa nhất lịch sử nhân loại.
Thế nhưng, cây táo Newton đang phải đối mặt nguy cơ chết dần chết mòn do ô nhiễm môi trường.
Nhà bác học thiên tài Isaac Newton có thực sự bị tự kỷ? Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Cambridge và Oxford (Anh), nhà bác học thiên tài Isaac Newton có những dấu hiệu của hội chứng Asperger. Đây là một dạng bệnh tự kỷ. Liệu điều này có chính xác? Nhà bác học thiên tài Isaac Newton nổi tiếng lịch sử với nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa...