Bán đất, mất nhà vì giấy tờ giả
Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, những kẻ bất lương lừa lấy mất nhà đất của người dân lương thiện, lừa tiền người có nhu cầu mua nhà đất.
Bán đất với giấy ủy quyền giả
Tháng 9/2013, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử 1 vụ án lừa đảo nhà đất mà nguyên nhân là do nạn nhân chủ quan trong giao dịch nhà đất, còn cơ quan công chứng thì thiếu nghiệp vụ khi không phát hiện ra giấy tờ giả khi chứng thực.
Cụ thể, Nguyễn Văn Nhựt (42 tuổi, ngụ huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) nợ Phạm Thị Khơ 20 triệu đồng nhưng không có tiền trả nên nảy sinh ý định làm giấy tờ giả lừa bán miếng đất rộng hơn 400m2 của cha mẹ ruột mình.
Để thực hiện hành vi này, Nhựt nhờ Khơ làm giả hợp đồng bà Hường (mẹ Nhựt) uỷ quyền cho Nhựt làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu miếng đất trên (miếng đất bà Hường và cha ruột nhựt là ông Tâm đứng tên). Nhựt còn đến Công an thị trấn Trảng Bàng làm thủ tục xoá tên ông Tâm trong hộ khẩu, đến UBND thị trấn Trảng Bàng làm thủ tục xác nhận tình trạng độc thân của bà Hường.
Sau khi có đầy đủ giấy tờ, Nhựt nhờ Khơ tìm người mua miếng đất này và bán được cho vợ chồng anh Dũng với giá 400 triệu đồng. Thấy giấy ủy quyền, vợ chồng anh Dũng tin ngay mà không đến gặp chủ đất để xác minh. Khi đến Phòng công chứng số 2 để làm hợp đồng chuyển nhượng, nhân viên phòng công chứng đã không phát hiện ra giấy ủy quyền giả và công chứng cho hợp đồng chuyển nhượng của 2 bên. Anh Dũng giao cho Nhựt 380 triệu đồng, còn 20 triệu đồng sẽ giao khi ra giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, khi vợ chồng anh Dũng làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng miếng đất trên thì được thông báo là miếng đất đang có tranh chấp vì chủ sở hữu miếng đất là ông Tâm và bà Hường không bán đất. Biết là bị lừa, vợ chồng anh Dũng đã tố cáo hành vi lừa đảo của nhựt ra cơ quan công an. Nhựt bị xử phạt 2 năm tù, còn Khơ bỏ trốn.
Mất nhà vì vay nóng
Video đang HOT
Trong vụ án trên, cơ quan chức năng còn có cơ sở để can thiệp, bảo vệ quyền lợi của nạn nhân. Nhưng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn diễn ra tình trạng các cá nhân cho vay nóng và đòi thế chấp bằng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất khiến nhiều gia đình mất nhà mà cơ quan pháp luật cũng không can thiệp được.
Như trường hợp của ông Thành (55 tuổi, ngụ huyện Châu Thành) thế chấp 2 sổ đỏ vay ngân hàng 20 triệu đồng để nuôi heo. Vì dịch bệnh, heo chết hết ông Thành đành vay nóng bên ngoài để trả tiền đáo hạn ngân hàng. Để vay tiền bên ngoài, ông Thành phải làm hợp đồng vay tiền dưới dạng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, nếu ông Thành không trả được thì phải làm thủ tục bán nhà đất cho người cho vay. Chỉ sau hơn 1 năm lãi mẹ đẻ lãi con, cấn nợ từ chủ nợ này sang chủ nợ khác, ông Thành mất hẳn 2 miếng đất mà số tiền vay thực tế nhận được chưa tới 30 triệu đồng.
Không chỉ riêng ông Thành mà tình trạng này xảy ra khá nhiều ở các huyện thị của tỉnh Tây Ninh trong mấy năm gần đây, từ đó nảy sinh nhiều vụ kiện tụng phức tạp. Tình trạng này nghiêm trọng đến nỗi cuối tháng 4/2013, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tây Ninh phải kiến nghị UBND tỉnh chấn chỉnh.
Theo Viện KSND tỉnh Tây Ninh, trong thời gian qua ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng đáng quan tâm là một số đối tượng cho vay lãi nặng, buộc bên vay thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất (QSDĐ), có dấu hiệu ép buộc để chiếm đoạt tài sản của bên vay tiền.
Thủ đoạn của đối tượng là nhằm tới những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc có nhu cầu vay tiền gấp để giải quyết việc gia đình như trị bệnh hoặc trả nợ ngân hàng khi đáo hạn. Đối tượng này đặt vấn đề cho vay tiền với điều kiện bên nhận vay phải thế chấp tài sản là QSDĐ nhưng bằng “hình thức hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ”.
Khi đến hạn, bên vay tiền thanh toán thì các bên làm thủ tục hủy hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ; Còn nếu bên vay không có khả năng thanh toán thì bên cho vay tiến hành thực hiện hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp bên vay tiền không đồng ý thực hiện thủ tục sang tên chuyển quyền vì giá chuyển nhượng quá thấp hay vì lý do khác thì phát sinh tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mà bản chất vụ việc là hợp đồng vay tài sản.
Nhưng khi sự việc đưa ra tòa, cơ quan tư pháp khó bảo vệ quyền lợi của nạn nhân vì hợp đồng chuyển nhượng của đối tượng cho vay làm rất đúng quy trình, thủ tục, được công chứng đàng hoàng; bên vay cũng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Chấn chỉnh hoạt động công chứng
Trong vụ sử dụng giấy ủy quyền giả mạo để bán đất có thể thấy rõ lỗi chủ quan của người mua khi không gặp chủ nhà đất để xác minh, nhưng cũng thấy rõ lỗi của cơ quan công chứng là thiếu trình độ nghiệp vụ xác minh tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ công chứng.
Còn trong các vụ cho vay nóng rồi lấy nhà đất của người dân, lỗi nghiệp vụ của các cơ quan công chứng được Viện KSND Tây Ninh chỉ rõ khi giá mua bán thỏa thuận trong hợp đồng là số tiền mà người dân vay của đối tượng cho vay nặng lãi, thường thấp hơn nhiêu lần so với giá thực tế nhưng nhân viên công chứng bỏ qua, vô tình hợp thức hóa cho thủ đoạn biến hợp đồng cho vay tài chính thành hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.
Chính vì vậy, UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với hoạt đoạt động công chứng hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nhưng thực chất là hợp đồng thế chấp tài sản để vay tiền.
Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Sở Tư pháp chấn chỉnh ngay hoạt động công chứng tại các Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng và công tác chứng thực đối với hoạt động này; có biện pháp ngăn chặn thực trạng trên nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tỉnh lưu ý các cơ quan công chứng phải phát hiện kịp thời những trường hợp công chứng nhằm che đậy việc cho vay biến tướng bằng hành vi chuyển nhượng; giá trị tài sản chuyển nhượng không đúng giá trị thực tế thị trường tại thời điểm công chứng; hành vi công chứng không thể hiện được sự tự nguyện…
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Khởi tố băng trấn lột tài xế tại
Cứ mỗi taxi xuất bến ở khu vực cửa khẩu Mộc Bài, băng nhóm này sẽ thu của tài xế 50.000 - 100.000 đồng. Tài xế nào không đóng tiền bảo kê sẽ bị đánh "dằn mặt" và không cho làm ăn.
Ngày 8/2, Công an Tây Ninh cho biết cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Bến Cầu đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 9 bị can về tội cưỡng đoạt tài sản. 9 bị can gồm: Nguyễn Hoàng Vân (24 tuổi, ngụ huyện Châu Thành) và 8 bị can cùng ngụ huyện bến cầu là Trần Văn Thông (21 tuổi), Lê Hoàng Vũ (28 tuổi), Nguyễn Văn Hiệp (31 tuổi), Lương Văn Minh (32 tuổi), Trần Quốc Cường (33 tuổi), Phạm Quốc Thái (27 tuổi), Ngô Văn Thi (30 tuổi), Nguyễn Văn Do Em (40 tuổi).
Thái, Thi, Cường, Vũ tại cơ quan điều tra
Cụ thể, vào khoảng 18h ngày 17/1, anh Phụng (ngụ TPHCM) đậu xe tại bến xe Nhất Phương (huyện Bến Cầu, Tây Ninh) chờ khách. Sau đó có 2 người khách đến gặp anh Phụng thỏa thuận giá 300 ngàn đồng về TPHCM. Anh Phụng lên xe định chở khách đi thì Thái đến yêu cầu anh Phụng đưa tiền bắt khách 50 ngàn đồng.
Anh Phụng không đồng ý đưa tiền liền bị Thái đe dọa "không đưa tiền là không được yên đâu". Anh Phụng tiếp tục lái xe đi, Thái dùng xe môtô đuổi theo, chạy qua mặt xe anh Phụng rồi lạng lách trước đầu xe cố tình không cho xe anh Phụng vượt lên; vừa đi vừa ép "muốn làm ở bến xe này thì đưa tiền cho tôi". Sợ ảnh hưởng đến công việc làm ăn, anh Phụng buộc lòng phải lấy 50 ngàn đồng đưa cho Thái. Sau khi chở khách về đến TPHCM, anh Phụng đến công an trình báo vụ việc. Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Bến Cầu nhanh chóng điều tra xác minh và bắt khẩn cấp Thái.
Tại cơ quan điều tra, Thái khai nhận hành vi của mình và cho biết nhóm của Thái bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2013 do Vân cầm đầu, hoạt động bắt khách ở bến xe Nhất Phương để lấy tiền các tài xế taxi. Vân quy định đối với xe khách 4 chỗ thì lấy 50 ngàn đồng, còn xe 7 chỗ lấy 100 ngàn đồng. Kể cả những người khách không phải do nhóm này bắt nhưng cứ xe nào xuất bến có khách thì băng nhóm này vẫn lấy tiền các tài xế. Nếu tài xế nào không theo quy định thì đồng bọn sẽ điện thoại báo cho Vân, Vân đến đe dọa đánh, buộc các tài xế phải đưa tiền cho chúng.
Trung bình mỗi ngày bọn chúng cưỡng đoạt tiền của các tài xế taxi ở quanh khu vực Mộc Bài từ 1.500.000 đồng đến 2.200.000 đồng, cả bọn chia đều nhau tiêu xài. Từ những chứng cứ điều tra, Công an huyện Bến Cầu bắt khẩn cấp Thi, Cường, Minh, Vũ. Khi biết đồng bọn bị bắt, Do Em đã đến công an đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Hiện Công an huyện Bến Cầu đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án này. Riêng các đối tượng Nguyễn Hoàng Vân, Trần Văn Thông và Nguyễn Văn Hiệp đã bỏ trốn, cơ quan điều tra đang truy nã.
Tuyết Trân - Tùng Nguyên
Theo Dantri
Hơn 2 giờ "nghẹ thở" truy bắt đối tượng cố thủ trong nhà hàng tiệc cưới Một thanh niên đã cầm dao lao vào nhà hàng tiệc cưới, tự cắt tay, leo lên mái nhà cố thủ. Gần 3 giờ sau, lực lượng chức năng mới khống chế được đối tượng để đưa về trụ sở. Người dân tụ tập trước nhà hàng tiệc cưới, nơi tên cướp cố thủ nhiều giờ Thông tin ban đầu, khoảng 17h30 chiều...