Bàn đạp phanh bị rung nếu bỏ qua có thể nguy hiểm tính mạng tài xế
Hiện tượng rung động ở bàn đạp phanh là lỗi nhiều tài xế thường bỏ qua nhưng nếu để lâu sẽ vô cùng nguy hiểm.
Hiện tượng bàn đạp phanh bị rung lắc bất ngờ và thấy phanh ăn lệch về một bên và cướp lái. Khi phanh sâu với lực lớn thì hiện tượng rung càng mạnh, cảm giác lái không an toàn là lỗi nhiều tài xế gặp.
Theo giải thích của các chuyên gia về ô tô, hiện tượng này xảy ra có thể là do xe đã bị cong vênh khiến đĩa phanh và moay-ơ không đồng tâm, khi phanh các má phanh bóp không đều vào đĩa phanh ô tô bị cong vênh gây nên rung lắc chân phanh, phanh không hiệu quả và bị cướp lái.
Nguyên nhân khiến đĩa phanh bị biến dạng cong vênh là do quá trình sử dụng phanh đĩa phanh bị mắc nhiều tạp chất bụi bẩn và chịu ma sát với nhiệt độ cao, thay đổi đột ngột gây nên.
Bàn đạp phanh ô tô bị rung cần phải xử lý ngay vì rất nguy hiểm
Nguyên nhân nữa là do bề mặt đĩa phanh khi lắp vào giá moay-ơ không được tiếp xúc phẳng tuyệt đối. Hoặc do quá trình tháo lắp hệ thống phanh bị lỗi và biến dạng cục bộ khiến bộ đĩa phanh hư hỏng và kéo theo cả hệ thống phanh không ăn khớp mất hiệu quả phanh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, hiện tượng bàn đạp phanh bị rung dội lên chân khi đạp phanh thường có nguyên nhân xuất phát từ việc bề mặt đĩa phanh hoặc tang trống quá gờ. Khi đạp phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa phanh và tang trống, làm cho tài xế có thể cảm nhận sự rung giật thông qua bàn đạp. Bụi bẩn và gỉ sét trên bám trên bề mặt má phanh cũng có thể gây rung động nhỏ.
Video đang HOT
Một nguyên nhân cũng rất hay gặp đó là ắc phanh bị rơ, lỏng và thường đi kèm thêm tiếng kêu lúc đạp phanh. Đối với trường hợp này, cần tiện lại ắc phanh mới để thay thế cho chiếc bị mòn.
Phải tiến hành láng lại bề mặt của đĩa phanh hoặc trống phanh, việc này không những giúp tránh được hiện tượng rung mà còn giúp phanh trở nên “ăn” hơn do loại bỏ được lớp kim loại bị chai cứng ở trên bề mặt. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng cách này vì như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của đĩa phanh hoặc trống phanh do càng vào bên trong các lớp kim loại càng nhanh bị mài mòn.
Cần kiểm tra kỹ tình trạng của má phanh để có phương án vệ sinh hoặc thay mới nếu chư má phanh quá mòn hoặc vênh, dẫn đến tình trạng tiếp xúc không đều, không đồng phẳng.
Theo VietQ
Bộ nồi xe tay ga bị hỏng - bỏ qua dấu hiệu cảnh báo sẽ rất nguy hiểm
Bộ nồi xe tay ga là bộ phận quan trọng giúp xe chuyển động tốt tuy nhiên bộ phận này cũng dễ hư hỏng nhưng nếu không để ý tới dấu hiệu cảnh báo trước sẽ vô cùng nguy hiểm.
Bộ nồi còn được gọi với một cái tên khác đó chính là bộ ly hợp của xe máy. Sản phẩm này được hiểu nôm na chính là một bộ phân trung gian được thiết kế ở giữa động cơ và hộp số. Bộ ly hợp có tác dụng truyền lực của động cơ để chuyển hóa thành chuyển động của xe. Sản phẩm này có nhiệm vụ tác động có ra khỏi hệ thống truyền lực để có thể dễ dàng khởi động hoặc là sang số.
Cấu tạo bộ nồi xe ta ga gồm 2 phần chính là bộ nồi trước và nồi sau. Cả hai được kết nối với nhau bằng đai cao su chuyên dụng gọi là dây curoa 9. Bộ nồi trước gồm các thành phần chính là má ngoài puli 4, chén bi 2, bi nồi 3, trục quay 1. Bộ nồi trước được lắp vào trục quay chính của xe (cốt máy). Bộ nồi sau gồm chuông nồi 7, bố ba càng 8, loxo bố 3 càng, loxo chuông sau, và pullay sau 10. Bộ nồi sau được nối vào trục bánh sau điều khiển chuyển động bánh sau 6.
Nguyên lý hoạt động của bộ nồi xe tay ga chính là khi xe nổ máy ở chế độ garanty (không tăng ga) trục quay trong máy xe làm nồi trước chuyển động và kéo theo dây curoa và bố 3 càng nồi sau. Tuy nhiên chuông nồi sau thì vẫn chưa chuyển động được vì lực xe còn yếu làm bố 3 càng áp sát vào chuông nồi làm xe chuyển động được.
Bộ nồi xe tay ga hư hỏng cần phải được xử lý ngay
Nồi trước hoạt động dựa vào nguyên lý lực ly tâm xoay tròn. Khi máy hoạt động mạnh làm lực ly tâm lớn tác dụng lên bộ nồi trước lớn làm bi nồi trượt trên rãnh bi ép dây curoa căng ra làm bố 3 càng sau chuyển động nhanh và gia tăng lực ly tâm ở bố 3 càng nồi sau.
Khi lực ly tâm bố 3 càng tăng cao lớn hơn lực của loxo bố 3 càng thì cánh bố bung ra khỏi đế và áp sát vào chuông nồi làm chuông nồi chuyển động và kéo theo bánh xe chuyển động theo. Khi tăng ga càng lớn, lực ly tâm làm bi nồi trước càng bị văng ra xa thì dây curoa bị kéo căng càng nhiều làm cho bố 3 càng phía sau quay nhanh hơn và bám chặt vào chuông sau kéo theo bánh xe lăn nhanh hơn làm tăng tốc độ của xe.
Với nhiệm vụ quan trọng trên, một khi bộ nồi bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình vận hành. Do đó, trong quá trình vận hành chủ xe tay ga cần tinh ý để phát hiện ra những dấu hiệu bộ nồi đang có dấu hiệu cần phải được kiểm tra và bảo dưỡng.
Tiếng kêu "leng keng" khi chạy tốc độ cao
Khi chạy xe với tốc độ lên ga đều trên đường bằng, nếu phát hiện có tiếng kêu leng keng ở phần chuông nồi xe thì có thể xác định bộ nồi xe tay ga đã gặp hư hỏng phần guốc ly hợp. Lỗi này là do tấm thép chặn guốc ly hợp không được chặt, khi chạy tốc độ cao sẽ tạo sự dao động gây nên tiếng động.
Hầu hết với lỗi này, thường là do quá trình lắp ráp và thường là trường hợp hiếm gặp. Tuy vậy, nếu phát hiện lỗi cần nhanh chóng xử lý để tránh hư hỏng các chi tiết trong bộ nồi xe nặng hơn, đặc biệt, khi tấm thép chắn guốc ly hợp bị đứt rời hoặc quá lỏng.
Khi kéo ga, xe bị rung khá lớn
Khi kéo ga lên, xe cảm giác rung, đặc biệt là phần tay lái xe bị rung khá lớn, đôi khi còn thấy rung mạnh tới mức có thể làm đánh tay lái. Nguyên nhân xảy ra lỗi là do sức ép lên bộ guốc ly hợp không đều, khiến guốc dao động va đập vào bên trong chuông ly hợp.
Do quá trình lỗi lâu ngày, bộ nồi xe không được xử lý gây mòn bi-văng khiến xe tăng tốc kém, rãnh bi kẹt vì mòn gây vênh má pu-ly trong bộ nồi xe. Trường hợp này, cần phải bảo dưỡng và sửa chữa xe nhanh chóng, bởi tiếp tục để lỗi sẽ gây nguy hiểm khi sử dụng xe và hư hỏng bộ nồi xe một cách nghiêm trọng hơn, việc sửa chữa sẽ càng tốn kém khi thay thế phụ tùng.
Tiếng sôi "gàu gàu" từ nồi xe khi chạy
Khi chạy xe và nghe thấy những âm thanh lạ như tiếng "gàu gàu" phát ra từ bộ nồi của xe, điều này là biểu hiện cho thấy bộ nồi xe đã bị hư hỏng. Nếu không nhanh chóng chăm sóc và bảo dưỡng sẽ khiến cụm ly hợp hỏng do guốc ly hợp càng ngày bị kẹt thêm khiến bề mặt ma sát trên guốc tì vào chuông ly hợp gây mòn. Để lâu ngày sẽ dẫn tới cháy hoặc bong tấm ma sát, chuông nồi bị cháy đen, cùng nhiều chi tiết trong bộ nồi xe hư hỏng nặng, khiến xe không thể chạy được.
Tiếng va đập mạnh trên bộ nồi xe
Mỗi khi tăng ga hoặc nhả ga, ngay trên bộ nồi xe phát ra tiếng kêu lớn "phành phạch", dấu hiệu này cho thấy bộ nồi xe gặp sự cố. Nguyên nhân gây nên tiếng kêu lỗi này là do dây đai trong nồi xe bị trùng, rão khi chạy xe quay với vận tốc lớn hoặc xuống vận tốc khiến dây đai va đập vào hộp truyền động gây nên tiếng kêu.
Khi dây đai trùng nếu không xử lý căng lại ngay, sẽ khiến dây cọ sát hộp truyền động, dẫn tới dây bị mòn hỏng, ảnh hưởng tới việc vận hành và tốc độ của xe. Lúc này, cần phải bảo dưỡng tăng dây đai truyền động trên bộ nồi. Với trường hợp dây đai cũ đã nhão do bị bào mòn, để đảm bảo nên thay thế bộ dây đai truyền động mới để giúp xe đạt vận tốc tốt khi vận hành.
Theo VietQ
Làm gì và không nên làm gì khi xe mất phanh? Mất phanh là một trong những sự cố nguy hiểm nhất trong khi lái xe, đòi hòi người lái phải có từng bước xử lý bình tĩnh, nhanh và chính xác để giữ an toàn cho mình và người khác. Mất phanh? Chắc chắn là tình huống mà không một ai muốn xảy ra trong đời mình. Nhưng nếu điều này xảy ra...