Bán đảo Hải Giang đón vận hội trở thành ‘thiên đường’ du lịch quốc tế
Từ viên ngọc thô với sự hoang sơ, bán đảo Hải Giang ( Quy Nhơn) đang chuyển mình đầy đột phá, hứa hẹn trở thành thiên đường du lịch, điểm đến mang tầm vóc quốc tế
Bán đảo Hải Giang – “tuyệt tác ẩn mình” gây chú ý
Bán đảo Hải Giang được ví như “tuyệt tác ẩn mình” đang trỗi dậy của Quy Nhơn. Bán đảo này hội tụ đầy đủ yếu tố để trở thành biểu tượng mới của du lịch châu Á trong tương lai.
Điểm sáng đầu tiên phải kể đến kết nối giao thông toàn diện, hội tụ đủ không – thủy – bộ. Đây là một lợi thế vượt bậc để đón du khách không chỉ nội địa mà còn từ nhiều nơi trên thế giới đến Hải Giang.
Theo đó, sân bay Phù Cát sẽ là điểm hội tụ của hội nhập hàng không, đặc biệt khi được định hướng trở thành một sân bay quốc tế, đủ năng lực đón 600.000 lượt khách quốc tế du lịch mỗi năm. Tuyến giao thông đường bộ cũng được quy hoạch đầu tư bài bản. Du khách trong thời gian tới sẽ dễ dàng di chuyển thông qua cầu nối từ đường trục khu kinh tế Nhơn Hội bắc qua vịnh Mai Hương, rút ngắn khoảng cách đến Hải Giang.
Đặc biệt, Quy Nhơn sẽ có hệ thống cáp treo vượt biển đầu tiên với chiều dài 2km. Đây là hệ thống cáp treo đầu tiên được đầu tư bài bản, hiện đại, hứa hẹn đưa du khách ghé thăm bán đảo Hải Giang một cách nhanh chóng trong tương lai gần.
Hải Giang còn thu hút du khách với địa thế đắc địa, mặt hướng biển, lưng dựa núi, khí hậu ôn hòa cùng môi trường trong lành. Đây cũng là nơi hiếm hoi trên cả nước có rùa và san hô sinh trưởng quanh năm.
Vẻ đẹp nao lòng của bán đảo Hải Giang không thua kém những vịnh biển nổi tiếng trên thế giới
Hạ tầng du lịch tại bán đảo Hải Giang cũng “lột xác” khi đón nhận các dự án tầm cỡ quốc tế. Trong đó, nổi bật là dự án MerryLand Quy Nhơn do Tập đoàn Hưng Thịnh làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 57.000 tỷ đồng, với 25 phân khu đón đầu xu hướng du lịch, nghỉ dưỡng. Dự án được quy hoạch trở thành phố bán đảo thông minh – du lịch, mang đẳng cấp quốc tế.
TS. Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định, cùng với sự xuất hiện của những chủ đầu tư lớn đầu tư bất động sản du lịch, tương lai Bình Định sẽ còn thay đổi và tiếp tục phát triển nhiều dự án đẳng cấp hơn nữa để tập trung vào dòng khách cao cấp quốc tế.
Với sự thay đổi từng ngày, Hải Giang trong “bức tranh du lịch” Việt Nam sẽ là nơi hội tụ mọi hoạt động kinh tế – du lịch – thương mại – giải trí đa dạng, đáp ứng mọi tiêu chí để trở thành điểm đến toàn cầu.
“Thiên đường” nghỉ dưỡng quốc tế trên bán đảo Hải Giang
Dự án MerryLand Quy Nhơn kiến tạo những trải nghiệm du lịch có “1-0-2″ cho du khách đến Quy Nhơn. Đây là dự án tổ hợp du lịch – thương mại – giải trí có hệ thống kênh đào dài nhất Việt Nam bao quanh khu thương mại và quảng trường nhạc nước (3.117m); có loạt tiện ích hạng sang như: khách sạn – resort 5 sao mang thương hiệu lừng danh thế giới như Marriott, sân golf 18 lỗ, bến du thuyền…
Video đang HOT
Dự án MerryLand Quy Nhơn của Tập đoàn Hưng Thịnh mang đến diện mạo đa sắc và đẳng cấp cho bán đảo Hải Giang. Ảnh phối cảnh dự án
Để đa dạng trải nghiệm, chủ đầu tư Tâp đoàn Hưng Thịnh cũng thiết kế 33 cây cầu vọng cảnh với 26 hình thái khác nhau, tạo chốn check-in lý tưởng, độc đáo cho mọi du khách. Những cây cầu bắc ngang dòng kênh yên bình và thơ mộng, đem tới trải nghiệm sông nước lãng mạn tựa như sông Seine của nước Pháp hay kênh đào Amsterdam Hà Lan… sẽ dẫn lối du khách khám phá thế giới đa sắc màu tại MerryLand Quy Nhơn.
Nơi đây còn hội tụ những tổ hợp vui chơi giải trí sôi động 24/7, những show trình diễn nhạc nước Hologram 3D Mapping đẳng cấp hay là “bến đỗ” của những tinh hoa kiến trúc nổi tiếng trên thế giới. Đơn cử là hợp phần Bizhouse Canal District – “trái tim” của MerryLand Quy Nhơn với 12 tuyến phố đa năng. Đây là nơi giao thoa kiến trúc, lấy cảm hứng từ Tây sang Đông, đưa du khách đến với hành trình khám phá “5 châu 4 bể” chỉ trong một phân khu.
Những trải nghiệm độc đáo và quy mô rộng lớn hứa hẹn giúp MerryLand Quy Nhơn trở thành điểm đến mới của du lịch khu vực (Ảnh: Tập đoàn Hưng Thịnh)
Một hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh, được đầu tư bài bản với những trải nghiệm về giải trí, nghỉ dưỡng độc đáo, dự án MerryLand Quy Nhơn sẽ là “điểm sáng” ở bán đảo Hải Giang, góp phần phát triển du lịch thành phố biển Quy Nhơn.
Ở thị trường Quy Nhơn, Tập đoàn Hưng Thịnh đã và đang triển khai đồng bộ các hoạt động quan trọng. Nổi bật là Tập đoàn Hưng Thịnh, UBND TP. Quy Nhơn cùng Tập đoàn Tư vấn Boston (Boston Consulting Group – BCG) khởi động dự án phát triển du lịch, thúc đẩy Quy Nhơn thành điểm đến hàng đầu châu Á vào năm 2030. Dự án sẽ xây dựng các giải pháp chiến lược; khai phá tiềm năng trong phân khúc du lịch cao cấp; hướng đến đảm bảo tăng trưởng du lịch song hành với phát triển bền vững kinh tế, xã hội.
Cùng với đó, tập đoàn này cũng hướng đến triển khai các dự án hạ tầng giao thông như: cầu, bến tàu, bến du thuyền, tuyến cáp treo dài 2 km hiện đại đầu tiên nối TP. Quy Nhơn đến bán đảo Phương Mai…
Đi Singapore, Ấn Độ dịp nghỉ lễ 30/4 để tránh cảnh chen chúc
Vé máy bay rẻ hơn, quy định nhập cảnh dễ dàng và tránh được cảnh chen chúc là lý do nhiều người chọn du lịch quốc tế thay vì trong nước dịp 30/4-1/5 tới.
Sau 2,5 năm tạm dừng du lịch quốc tế vì dịch Covid-19, Cao Tường Vy (28 tuổi, TP.HCM), chuyên viên sáng tạo nội dung, quyết định cùng bạn trai đến Singapore trong dịp nghỉ lễ sắp tới.
"Giá vé máy bay rẻ, chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/người khứ hồi. Thủ tục xét nghiệm Covid-19 cũng đơn giản, chỉ cần test nhanh", cô nói với Zing.
Đây là lần thứ hai Vy ghé thăm đảo quốc sư tử. Chuyến này cô chủ yếu muốn tìm lại cảm giác đi nước ngoài sau thời gian dài và chỉ chơi quanh các địa điểm nổi tiếng.
Ban đầu, Vy và người yêu dự định kết hợp tham quan đảo Tioman ở Malaysia nhưng hủy kế hoạch vì thủ tục nhập cảnh phức tạp. Họ xin nghỉ phép thêm 2 ngày để phù hợp lịch trình và đặt ngân sách khoảng 8 triệu đồng/người chưa tính mua sắm.
Tường Vy hy vọng trở lại các chuyến đi nước ngoài sau hơn 2 năm ngành du lịch đóng băng vì dịch.
Sợ đông đúc
Trước dịch, Vy thường du lịch nước ngoài vào dịp nghỉ lễ vì không đông đúc như trong nước và chi phí tương đương đối với các quốc gia gần. Vy từng đi Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc, UAE, Singapore, Malaysia, Campuchia và Đài Loan.
"Vốn đam mê văn hóa các dân tộc trên thế giới, tôi rất thích đi du lịch, chủ yếu để tìm hiểu các nét truyền thống. Vì Covid-19, tôi đành gác lại hành trình khám phá hơn 2 năm qua. Lần này, dù chỉ đi gần, tôi cũng rất háo hức. Giờ mọi thủ tục đơn giản hơn vì mỗi quốc gia đều có chính sách nhập cảnh riêng. Mọi người cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đến đâu đó", cô nói.
Dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới, người quen và bạn bè của Vy thường chọn đi các địa điểm trong nước như Đà Lạt, Vũng Tàu vì gần. Cô hy vọng mọi người sớm được quay lại với niềm đam mê du lịch.
Từ ngày 29/4 đến 9/5 tới, chị Nguyễn Thu Trang (Hà Nội) có chuyến du lịch Kashmir và Ladakh (Ấn Độ).
Chị Thu Trang chọn trở lại Ấn Độ sau vài năm không ra nước ngoài vì dịch.
Từng ghé thăm Ladakh vài năm trước nên lần này, chị Trang muốn dành nhiều thời gian hơn ở khu vực Srinagar (thuộc bang Jammu và Kashmir). Chị háo hức muốn trải nghiệm từ lời kể của đồng nghiệp Ấn Độ ở công ty.
"Về thủ tục, tôi chỉ cần xin visa online và mua vé máy bay. Do không có thời gian, tôi sẽ đặt xe riêng hoặc private tour cho chặng này. Tôi chỉ cần liệt kê các điểm muốn đi và đưa cho đơn vị tổ chức tour để họ bố trí xe, khách sạn cho mình. Tôi dự tính ngân sách dưới 50 triệu đồng", chị nói.
Trong các dịp nghỉ lễ, chị Trang không đi du lịch nội địa để tránh cảnh đông đúc. Bạn bè cô cũng chọn đi nước ngoài với lý do tương tự.
"Mỗi dịp lễ, tôi thường nghỉ 2 tuần để đi chơi. Cứ 10 năm làm việc, tôi lại nghỉ một năm đi du lịch. Tôi từng đặt chân tới khoảng 40-50 quốc gia. Dịch bệnh khiến đường bay đóng cửa, tôi không thể ra nước ngoài. Còn khi mở lại, tôi không gặp khó khăn gì. Quốc gia nào chưa đi thì lên đường và thường không có kế hoạch trước", chị cho hay.
Giá vé hạ nhiệt
Ngày 28/4, Lê Thanh Sơn, giáo viên tại Đắk Nông, cùng hai người bạn sẽ bay từ TP.HCM tới Malaysia để tận hưởng kỳ nghỉ lễ.
Anh từng đi hết các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ khi đóng cửa đường bay quốc tế đến giờ, đây là chuyến đi đầu tiên của anh sau dịch.
Giống nhiều người, lý do Sơn chọn du lịch quốc tế thay vì trong nước là chi phí không chênh lệch và tránh được cảnh chen chúc.
"Mọi năm, vé máy bay ra nước ngoài dịp nghỉ lễ cũng cao. Năm nay, dịch bệnh nên hạ nhiệt nhiều. Trong khi đó, vé đi Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt, Vũng Tàu... còn đắt đỏ hơn. Làm việc cả năm mới có vài ngày nghỉ đi du lịch, tôi sẽ không tới những địa điểm trong nước vì luôn chật kín người", anh nói.
Anh Thanh Sơn trong chuyến du lịch Malaysia và Hàn Quốc trước đây.
Theo Sơn, Thái Lan hiện vẫn khó khăn về giấy tờ. Anh phải hủy chuyến đi vào dịp lễ Songkran hôm 12-15/4 do chính sách cách ly một ngày. Nếu xét nghiệm dương tính, việc cách ly tại khách sạn sẽ rất tốn kém.
Trong khi đó, Singapore đắt đỏ nên anh chọn Malaysia, với các điểm đến là Penang và Langkawi.
Về thủ tục, Sơn đăng ký trên ứng dụng của Malaysia, chuẩn bị chứng nhận tiêm chủng bằng tiếng Anh trên PC-Covid và bảo hiểm du lịch. Anh sẽ test PCR trước chuyến đi do hãng bay đang miễn phí. Tới Malaysia, nam giáo viên sẽ xét nghiệm lại theo quy định với thủ tục khá đơn giản.
Sơn dự tính ngân sách cho chuyến đi khoảng 5 triệu đồng, chưa tính 2 triệu đồng vé máy bay quốc tế và 1 triệu đồng vé nội địa Malaysia.
"Dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến hành trình du lịch quốc tế của tôi trong hơn 2 năm qua. Tôi thích đi Đài Loan do được miễn visa theo chính sách có visa Hàn và Nhật nhưng nơi này chưa mở cửa du lịch. Tôi hy vọng chuyến đi tới tốt đẹp để nghỉ hè có thể thuận lợi ghé thăm Cebu ở Philippines", anh nói.
Bãi biển Bali đầy rác khi du khách trở lại Sau khi các hoạt động đón khách ở Bali (Indonesia) được mở lại, những bãi cát tuyệt đẹp ở đây lại bắt đầu đầy rác, và nước cũng bị ô nhiễm. Các du khách người Australia bắt đầu đổ về điểm đến này từ tháng 3, khi hòn đảo mở cửa sau hai năm ngừng hoạt động du lịch vì Covid-19. Những bãi...