Bán đảo Cà Mau lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Theo dõi VGT trên

Bán đảo Cà Mau là nơi có tốc độ sụt lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long, còn quận Bình Tân (TP.HCM) có nơi đã sụt lún tới 81cm trong 10 năm qua.

Đồng bằng sông Cửu Long lún 2cm/năm

Tình hình sụt lún đất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP.HCM đang diễn ra nhanh hơn dự kiến là nội dung trọng tâm được các chuyên gia và nhà quản lý tập trung thảo luận trong Hội thảo sụt lún đất ở ĐBSCL ngày 22/11 tại Cần Thơ.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu do Chính phủ Đức và Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ, Bộ Xây dựng phối hợp Tổ chức Hợp tác và Phát triển Đức (GIZ) tổ chức.

Bán đảo Cà Mau lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long - Hình 1

PGS.TS Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, bày tỏ lo lắng về tình hình sụt lún tại ĐBSCL.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết, ĐBSCL đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi đây là nơi rất mẫn cảm với những thay đổi của tự nhiên.

Bên cạnh tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng thì tình trạng sụt lún đất đang xuất hiện ở nhiều nơi của khu vực này đã và sẽ mang đến nhiều hệ lụy“, bà Hương nói.

Ông Olaf Neusser thuộc Tổ chức GIZ thông tin ĐBSCL là nơi có tuổ.i địa chất còn rất trẻ, chỉ khoảng 6.000 năm và sụt lún đất đã xuất hiện trong suốt quá trình hình thành nên đồng bằng và mức độ sụt lún đó đã được bù lại từ nguồn phù sa, trầm tích do các cơn lũ mang lại hàng năm.

Tuy nhiên, chuyên gia nhận định ĐBSCL đang sụt lún ở mức độ nhanh hơn so với mực nước biển dâng. Các số liệu do vệ tinh thu thập được từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2019 đã vẽ nên một bức tranh khá khắc nghiệt về các khu vực đang bị sụt lún, với tốc độ không hề giảm.

Bán đảo Cà Mau lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long - Hình 2

ĐBSCL đang sụt lún với tốc độ đáng lo ngại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Video đang HOT

Ở các đô thị như TP Cần Thơ, nền đất sụt lún ở hầu hết mọi khu vực, dao động từ 2-4cm/năm và sẽ còn tiếp diễn. Với khu vực nông thôn, vệ tinh phát hiện sụt lún ở mức 1cm/năm. Số liệu này được nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu vệ tinh trên toàn bộ vùng ĐBSCL với 750.000 điểm.

Dẫn hình ảnh về một trường đại học ở tỉnh An Giang và những nhà dân xung quanh, ông Olaf nói dù là công trình lớn nhưng ngôi trường lại bị lún ít hơn nhà dân. Theo ông, những tòa nhà có phần móng chắc và sâu thì sẽ sụt lún chậm hơn so với những những tòa nhà nhỏ có móng cạn. Còn ở toàn bộ khu vực đồng bằng thì phần bán đảo Cà Mau đang bị sụt lún nhiều hơn những nơi khác.

PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, dẫn kết quả nghiên cứu cho thấy độ lún trung bình ở khu vực ĐBSCL khoảng 2 cm/năm, nơi có độ lún lớn nhất là bán đảo Cà Mau.

Bán đảo Cà Mau lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long - Hình 3

Chuyên gia nhận định ĐBSCL đang sụt lún ở mức độ nhanh hơn so với mực nước biển dâng.

Ông Trung lý giải do tầng đất mặt dưới sâu của khu vực ĐBSCL chủ yếu là lớp cát trong khi đó nền đất thì 80% là đất yếu nên chỉ việc xây dựng nhà cửa, đường giao thông cũng đã xuất hiện lún. Cùng với đó, quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, mạch nước ngầm bị khai thác tràn lan là nguyên nhân chính của sụt lún. Khi nền đất bị dịch chuyển sẽ kéo theo việc sạt lở bờ sông, bờ biển.

Quận Bình Tân của TP.HCM lún 81cm thập kỷ qua

Ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết kết quả quan trắc từ 339 điểm tại TP.HCM và ĐBSCL cho thấy điểm lún nhiều nhất miền Nam hiện nay là khu vực phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM. Theo đó, tổng độ lún là 81 cm trong 10 năm.

Cụ thể, 306/339 điểm quan trắc lún 0,1-81cm; 33 điểm còn lại không lún, có điểm được nâng thêm. Các tỉnh An Giang, Long An có tổng độ lún nhỏ nhất.

Trong khi đó, trong số 33 điểm không lún, TP.HCM chiếm khá nhiều với 5 điểm, còn các tỉnh Đồng Tháp, Trà Vinh… chỉ có 1 điểm. Tuy nhiên, kết quả này không thể hiện tốc độ lún trong bình của TP.HCM và ĐBSCL 10 năm qua; đồng thời, vùng lún nhiều nhất không đồng nghĩa với khu vực khai thác nước ngầm lớn nhất.

Bán đảo Cà Mau lún nhanh nhất Đồng bằng sông Cửu Long - Hình 4

Các chuyên gia đồng quan điểm rằng vấn đề sụt lún ở ĐBSCL cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu.

Các chuyên gia cho rằng khai thác nước ngầm là yếu tố chính góp phần gây sụt lún. Thống kê toàn vùng có khoảng 9.650 giếng khai thác nước ngầm tập trung quy mô trên 10 m3/ngày, với tổng lưu lượng khoảng 1,97 triệum3/ngày. Riêng TP.HCM có khoảng 1.920 giếng, với lưu lượng khai thác 520.000m3/ngày. Ngoài ra, còn khoảng trên 1 triệu giếng khai thác lẻ quy mô hộ gia đình, với lưu lượng khai thác khoảng 840.000m3/ngày.

Đa số đại biểu thống nhất dù ngừng khai thác nước ngầm hoàn toàn thì cũng không thể ngăn chặn được hiện tượng sụt lún. Tuy nhiên, nếu quản lý tốt việc lấy nước từ lòng đất thì tốc độ sụt lún nhờ đó có thể được giảm thiểu.

Nguồn: Zing News

ĐBSCL sẽ biến mất trong 50 năm tới?

Các nhà khoa học Hà Lan công bố phát hiện rằng ĐBSCL chỉ còn cao hơn mực nước biển 0,8m (so với mức 2,6m theo công bố hiện tại), đồng nghĩa với nguy cơ 12 triệu dân vùng đồng bằng này sẽ phải di cư trong 50 năm tới.

ĐBSCL sẽ biến mất trong 50 năm tới? - Hình 1

Nhiều nơi tại đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hiện tượng lở đất

Chỉ còn cao hơn mực nước biển trung bình 0,8m

Dữ liệu mới nhất về tốc độ chìm của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa được công bố trên Tạp chí Khoa học Nature Communications bởi nhóm nghiên cứu của ĐH Utrecht (Hà Lan), dẫn đầu bởi nhà địa chất Philip Minderhoud. Sau quá trình nghiên cứu và đo đạc trên thực địa, học giả Minderhoud và các cộng sự phát hiện khu vực hạ nguồn sông Mekong - tức ĐBSCL - thực tế chỉ còn cao hơn mực nước biển trung bình 0,8m, chênh lệch gần 2m so với các dữ liệu vệ tinh thường được trích dẫn (2,6m).

Với tốc độ chìm hiện nay, nước biển sẽ "xóa" khoảng cách 0,8m này trong 57 năm tới. Điều này đồng nghĩa số người dân chịu ảnh hưởng bởi nước biển dâng ở ĐBSCL tăng gấp đôi so với dự báo trước đó (nhóm khoa học Hà Lan ước tính 12 triệu người). Với đà này, không chỉ khu vực Mekong, các vùng châu thổ trên khắp thế giới cũng có nguy cơ chịu chung số phận.

GS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cho rằng công bố này là một thông tin cực kỳ đáng báo động, tuy nhiên nó tuân theo đúng các quy luật đang diễn ra ở ĐBSCL. Mực nước chỉ còn 0,8m tức là ở mức rất nguy hiểm, cần có các giải pháp ngay lập tức chứ không thể chần chừ được nữa. Về tính xác thực của công bố này, GS Vũ Trọng Hồng cho biết Hà Lan là một quốc gia rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và hiện tượng nước biển dâng ở ĐBSCL nói riêng. Đã có nhiều khoản hỗ trợ cả về người, vật chất để tiến hành nghiên cứu thực trạng này, với những công nghệ tối ưu nhất, nên có thể nói công bố này chắc chắn là có cơ sở khoa học vững chắc.

"Điều đáng lo ngại hiện nay là trong khi mực nước sông Mê Kông xuống rất thấp thì ĐBSCL lại gần như không còn bồi tích nữa. Nguyên nhân ở đây phần lớn là do con người với các hoạt động tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên. Việc người dân ĐBSCL xây các đê quây để làm nhà ở khiến bùn, cát từ các nhánh sông đổ về không đi ra biển mà "quẩn" trong một vùng cố định. Trong khi nước biển thì dân cao mà bồi tích không có thì đương nhiên ĐBSCL sẽ sụt lún dần", GS Vũ Trọng Hồng cho biết.

Sụt lún do bê tông hóa

ĐBSCL sẽ biến mất trong 50 năm tới? - Hình 2

Nhiều người dân mất nhà vì sụt lún đất

GS Vũ Trọng Hồng cho biết, khác với cấu tạo đá của các bờ biển lục địa, các vùng châu thổ được hình thành từ lớp phù sa mềm tích tụ qua hàng ngàn năm, dễ nén và dễ chìm. Tình trạng sụt lún có thể diễn ra nhanh hơn khi các con đậ.p trên thượng nguồn chặn dòng phù sa, hoặc khi nước ngầm, khí đốt... bị rút khỏi lòng đất. Việc xây dựng hạ tầng đô thị, đường bê tông nhiều, đường cao tốc lắm, khai thác nước ngầm... cũng làm giảm lượng nước thấm xuống lòng đất, khiến các túi nước nâng đỡ vùng đất không kịp phục hồi. Tất cả các yếu tố trên là những gì đã và đang diễn ra ở ĐBSCL trong vài chục năm qua. Một vài khu vực đồng bằng thậm chí đang chìm với tốc độ gần 5cm/năm - thuộc hàng nhanh nhất thế giới.

"Ngày xưa, vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên là vùng chứa lũ. Sau này, do không có chính sách quy hoạch cụ thể, mạnh ai nấy làm, để người dân tự phát xây dựng nên hệ thống đê bao dần dần hình thành. Người dân lên đê bao để làm nhà ở quá nhiều, không có quy hoạch dẫn đến khi nước lũ tràn về theo kênh rạch đáng lẽ sẽ chảy ra biển thì nay bị ngăn lại. Mà nước bị ngăn lại thì sẽ không có phù sa. Đã đến lúc phải gấp gáp xây dựng chiến lược phát triển ĐBSCL, làm thế nào để làm chậm lại quá trình "chìm dần dần", có các chính sách hỗ trợ người dân để thực hiện quy hoạch lại một cách bài bản", GS Vũ Trọng Hồng cho biết.

Về nguy cơ phải di cư 12 triệu dân ĐBSCL trong vòng 50 năm tới, theo GS Vũ Trọng Hồng là vấn đề rất gần, thậm chí với tốc độ xây dựng như hiện nay thì khoảng thời gian này còn ngắn hơn nữa. 12 triệu người dân phải di cư là một con số khủng khiếp. Hệ quả này, do "nhân tai" nhiều hơn là thiên tai.

Sẽ không muộn nếu học theo Hà Lan

ĐBSCL sẽ biến mất trong 50 năm tới? - Hình 3

GS Vũ Trọng Hồng cho biết, thực tế, Hà Lan là quốc gia có địa hình thấp hơn mực nước biển nhưng họ vẫn tồn tại vững chãi cho đến ngày nay. Là bởi họ gây dựng được hệ thống bồi tích từ nước biển. Cứ bồi tích đến đâu, trồng cây đến đấy để tạo giữ đất. Phương pháp gây bồi của Hà Lan có thể là giải pháp tích cực để áp dụng ở Việt Nam. Để hạn chế bị "nhấn chìm" bởi nước biển dâng, hạn chế sụt lún, cần phá bỏ hệ thống bờ bao đang tồn tại, để nước lũ từ 9 nhánh sông đổ ra biển một cách tự nhiên mới có thể tạo ra bồi tích. Để làm được như thế, phải vẽ bản đồ hệ thống đê bao hiện tại, phá bỏ dần dần. Từ đó, bồi tích tự nhiên từ các nhánh sông đổ ra biển sẽ hình thành. Ngoài ra phải hạn chế xây dựng, không xây nhà quá cao tầng.

"Nếu không có các giải pháp ứng phó kịp thời thì sẽ rất nguy cấp. Nếu để nước biển dâng diễn ra theo đúng kịch bản của các nhà khoa học Hà Lan đề ra thì nguy cơ phải di dân là rất cao. Đã đến lúc phải tính toán lại việc quy hoạch khu vực này, cũng như đề ra các giải pháp ứng phó", GS Vũ Trọng Hồng cho biết.

TS Huỳnh Thị Lan Hương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, nghiên cứu về vấn đề nước biển dâng ở ĐBSCL của các nhà khoa học Hà Lan đã trình bày những phát hiện, phân tích khá đầy đủ về vấn đề sử dụng số liệu địa hình khi đán.h giá ngập lụt cũng như tính dễ bị tổn thương gây ra bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mới, thực tế năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tại kịch bản này, số liệu địa hình được sử dụng để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng cho khu vực ĐBSCL.

Ở Việt Nam, bản đồ số độ cao do Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng trong kịch bản năm 2016 là nguồn số liệu cập nhật và tốt nhất. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã hoàn thành giai đoạn tiếp theo của việc đo đạc địa hình khu vực ĐBSCL. Bên cạnh đó, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng đang tiếp tục được cập nhật.

Mai Chi

Theo GD&TĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ nổ xe bồn ở Nigeria: Số người thiệ.t mạn.g tăng lên trên 140 người
08:21:40 17/10/2024
Điều gì khiến người đàn ông trôi 67 ngày trên biển vẫn sống cùng 2 xá.c chế.t
08:41:39 18/10/2024
Cơ quan chức năng Mỹ ví ô tô điện ngập nước trong bão giống như bo.m n.ổ chậm
08:44:22 18/10/2024
Ông Netanyahu 'khẩu chiến' với Tổng thống Macron về nguồn gốc của Israel
21:07:17 16/10/2024
Các quốc gia Châu Phi sẽ thành lập ngân hàng năng lượng của riêng mình
05:15:54 17/10/2024
Pennsylvania - 'trung tâm của vũ trụ chính trị' bầu cử Mỹ 2024
05:57:38 18/10/2024
Những đứ.a tr.ẻ bị đ.e dọ.a tính mạng vì cha mẹ... cãi nhau
20:40:45 17/10/2024
Tấ.n côn.g ở Zaporizhia, Nga đán.h nghi binh hay đang mở rộng chiến trường?
19:44:58 17/10/2024

Tin đang nóng

MC Quyền Linh lần đầu lên tiếng chuyện "ăn gian" giúp gia đình Phạm Thoại thoát nghèo
13:34:51 18/10/2024
Công bố CCTV trước khi Liam Payne ngã lầu t.ử von.g, phát hiện điểm bất thường trong cái chế.t của nam ca sĩ
16:06:42 18/10/2024
Võ Hạ Trâm tiết lộ hành trình vượt cạn lần 2: "Đi sinh như đi nghỉ dưỡng"
13:24:27 18/10/2024
Hình ảnh đại diện của Nhất Dương gây đa.u xó.t
13:32:09 18/10/2024
Đang đi làm, ông bố nhận được cuộc gọi từ cô giáo yêu cầu đến trường gấp rồi suýt ngất khi thấy sinh vật lạ bên trong balo của con
15:05:28 18/10/2024
Từng bị đắp chiếu vì tưởng đã t.ử von.g, người đàn ông trẻ sống sót kỳ diệu
13:38:55 18/10/2024
Concert của Uyên Linh diễn ra đúng thời điểm cạnh tranh gay gắt, giá vé cao, chỉ mời vỏn vẹn 2 nghệ sĩ
13:52:07 18/10/2024
Công bố nguyên nhân cái chế.t của Liam Payne (One Direction)
15:03:46 18/10/2024

Tin mới nhất

Kenya cách chức Phó Tổng thống

19:16:49 18/10/2024
Ông Rigathi Gachagua, 59 tuổ.i, đã phải nhập viện vào thời điểm bỏ phiếu, trở thành phó tổng thống đầu tiên bị cách chức theo thủ tục quy định trong Hiến pháp năm 2010. Ông Ruto sẽ có 14 ngày để bổ nhiệm phó tổng thống mới.

Tấ.n côn.g liều chế.t ở thủ đô Mogadishu của Somalia

19:14:15 18/10/2024
Lực lượng cứu hộ sau đó đã nhanh chóng tới hiện trường. Theo các nhâ.n chứn.g, trong số những người thiệ.t mạn.g có một nhà thơ nổi tiếng.

Tổ chức năng lượng nguyên tử Iran bình luận về khả năng Israel tấ.n côn.g cơ sở hạt nhân Tehran

19:08:40 18/10/2024
Ông Behrouz Kamalvandi, phát ngôn viên của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, nhận định Israel khó có khả năng tấ.n côn.g các cơ sở hạt nhân của Tehran để đáp trả cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa hồi đầu tháng 10.

Houthi đ.e dọ.a tiếp tục tấ.n côn.g các tàu trên các tuyến vận chuyển quốc tế

19:01:40 18/10/2024
Kể từ tháng 11/2023, Houthi đã phóng hàng trăm tên lửa đạn đạo, thiết bị bay không người lái và tàu không người lái vào các tàu hải quân và tàu thương mại quốc tế ở Biển Đỏ và các vùng biển khác ngoài khơi Yemen.

Đức công bố gói viện trợ quân sự mới cho Kiev

18:49:19 18/10/2024
Trước việc các nước phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine, phía Nga nhiều lần tuyên bố những động thái như vậy không làm thay đổi tình hình trên chiến trường và chỉ làm kéo dài cuộc xung đột.

Tổng thống Zelensky cho phép phương Tây tiếp cận nguyên liệu thô giá trị của Ukraine

18:44:13 18/10/2024
Trong bài phát biểu trước các nghị sĩ Ukraine ở Kiev, Tổng thống Zelensky cho biết nước này có các nguồn tài nguyên giá trị trị giá hàng nghìn tỷ đô la Mỹ , bao gồm urani, titan, lithi và than chì.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng về việc thủ lĩnh Hamas bị quân đội Israel tiê.u diệ.t

18:28:43 18/10/2024
Phát biểu với phóng viên sau khi hạ cánh xuống Berlin, ông Biden cho biết: "Hôm nay là một ngày tốt lành cho thế giới. Tôi đã gọi cho Benjamin Netanyahu (thủ tướng Israel) để chúc mừng ông ấy vì đã tiê.u diệ.t được Sinwar (thủ lĩnh Hamas)...

Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chế.t của thủ lĩnh Hamas

18:26:07 18/10/2024
Trước đó, Lực lượng Phòng vệ Israel và cảnh sát ra tuyên bố chung cho biết đang làm xét nghiệm ADN để xác nhận th.i th.ể của ông Sinwar - một trong ba thành viên Hamas thiệ.t mạn.g trong một cuộc tấ.n côn.g vào một tòa nhà ở Rafah, phía Nam G...

Tòa án Bangladesh ra lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng Sheikh Hasina

18:23:07 18/10/2024
Bà Hasina đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi rời khỏi Bangladesh hồi tháng 8 giữa làn sóng biểu tình rầm rộ ở trong nước. Nơi lưu trú chính thức cuối cùng của bà được biết đến là căn cứ không quân gần thủ đô New Delhi của...

Quan chức Israel: Thủ lĩnh Hamas đã b.ị giế.t trong cuộc tấ.n côn.g ở Rafah

18:20:58 18/10/2024
Trước đó, các thành viên trong nội các an ninh Israel đã được thông báo rằng ông Sinwar rất có khả năng đã chế.t. Hai kênh của Israel là Kan và Channel 12 cũng trích dẫn lời các quan chức Israel nói rằng ông Sinwar đã chế.t.

Thương vong lớn trong cuộc không kích mới nhất tại Gaza

18:15:50 18/10/2024
Theo tuyên bố của quân đội Israel, Lực lượng không quân nước này đã tiến hành chiến dịch không kích nhắm vào các mục tiêu của Hamas và các tay sún.g Jihad ở phía Bắc Gaza.

Quân đội Anh: Ukraine đang "trên bờ vực thua cuộc"

17:22:17 18/10/2024
Báo Daily Express hôm 15/10 đưa tin, quân đội Anh đã đưa ra dự báo ảm đạm về cuộc xung đột ở Ukraine và tin rằng Kiev sắp thua trong cuộc chiến với Moscow.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi nhà tối giản của bà nội trợ 58 tuổ.i người Nhật: Biến phức tạp thành đơn giản, càng ít đồ càng tốt

Netizen

19:19:13 18/10/2024
Đối với người phụ nữ 58 tuổ.i này, nửa cuộc đời đã trôi qua và trạng thái tối giản hiện tại của cô là một kiểu tận hưởng cuộc sống.

Chân tướng kẻ sá.t hạ.i bạn gái trong nhà nghỉ ở Đà Nẵng

Pháp luật

18:50:53 18/10/2024
Cơ quan công an đã khởi tố Phan Văn Minh - nghi phạm sá.t hạ.i bạn gái trong nhà nghỉ ở Đà Nẵng vì mâu thuẫn tình cảm.

Dừng phà quân đội, lắp lại cầu phao Phong Châu

Tin nổi bật

18:43:59 18/10/2024
Sau gần 3 ngày hoạt động, lực lượng công binh đã dừng hoạt động phà chuyên dụng của quân đội để tái lắp cầu phao Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).

3 con giáp đón tin vui trong tháng 11: Quý nhân tới cửa giúp đỡ, vận đào hoa rực rỡ, tiề.n bạc tràn trề

Trắc nghiệm

18:42:11 18/10/2024
Tháng 11 này, vũ trụ sẽ dành tặng những bất ngờ ngọt ngào cho 3 con giáp may mắn. Ai sẽ là những người được Thần tài chiếu cố, tình duyên nở hoa và sự nghiệp thăng tiến? Hãy cùng khám phá ngay!

Phản ứng của Phương Lan sau khi Phan Đạt lên làm việc với Sở thông tin TP.HCM

Sao việt

18:05:11 18/10/2024
Phương Lan chia sẻ khoảnh khắc đi du lịch tại Thái Lan sau khi Phan Đạt được mời lên làm việc theo đơn cáo của Minh Dự

Nữ MC gợi cảm nhất Vbiz khoe đường cong nón.g bỏn.g với đầm dạ hội

Phong cách sao

17:56:18 18/10/2024
Trong bộ sưu tập thu đông 2024 sắp ra mắt, nhà thiết kế Hà Duy đã mời nữ MC gợi cảm Phương Mai làm mẫu với 6 mẫu đầm dạ hội tôn trọn lên body nón.g bỏn.g của cô.

Ông trùm Hưng 'khẹc' Chí Trung tiết lộ cảnh quay cuối phim 'Độc đạo'

Hậu trường phim

17:47:15 18/10/2024
Trên trang cá nhân, nghệ sĩ Chí Trung chia sẻ cảnh quay cuối cùng của mình trong phim Độc đạo ở bối cảnh trụ sở công an.

Hé lộ tài sản bị tịch thu của 3 MC và diễn viên vừa bị bắt giam

Sao châu á

17:41:31 18/10/2024
Các sao Thái gồm Min, Sam Yuranan Pamornmontri, Kanta Thawornwong đã bị tịch thu một số tài sản phục vụ điều tra.

Đấu Trường Chân Lý: Học hỏi lối chơi Daeja - Bang Hội từ các cao thủ

Mọt game

17:24:42 18/10/2024
Nếu các bạn còn nhớ thì ở đầu phiên bản 12.12, Volibear và Daeja đã được Riot Games tăng quá nhiều sức mạnh và trở nên mất kiểm soát. Vì vậy mà họ buộc phải tung ra một bản vá khẩn cấp nhằm giảm sức mạnh 2 vị tướng này

Người Việt hút thuố.c 49.000 tỷ đồng/năm, chữa bệnh liên quan tốn 108.000 tỷ

Sức khỏe

16:57:14 18/10/2024
Trong một năm, người Việt chi 49.000 tỷ đồng để tiêu thụ thuố.c l.á, nhưng tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, t.ử von.g sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuố.c l.á lên đến 108.000 tỷ đồng.

Chiếc túi Louis Vuitton gây sốt với giá bán 1 triệu USD, có đính kim cương

Thời trang

16:28:47 18/10/2024
Túi Millionaire Speedy của Louis Vuitton nhanh chóng gây chú ý bởi kiểu dáng sang trọng, được làm từ da cá sấu và có giá thành vô cùng đắt đỏ.