Bán đảo Bảo Ninh – sải cánh phát triển của phố biển Quảng Bình
Sở hữu lợi thế một mặt giáp sông – một mặt giáp biển, bán đảo Bảo Ninh đang là tâm điểm thu hút nguồn vốn mạnh mẽ. Sự phát triển của dải đất vàng này được ví như sải cánh góp phần đưa du lịch Quảng Bình bứt phá lên tầm cao mới.
Sức hút mới trên bản đồ bất động sản nghỉ dưỡng
Tọa lạc bên dòng Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới, bán đảo Bảo Ninh phía Đông giáp biển, phía Tây giáp sông, phía Bắc là làng chài cửa biển, đang ngày càng chứng minh tiềm năng phát triển du lịch không giới hạn.
Trước đây, Bảo Ninh được xem như một khu vực biệt lập, phương tiện chủ yếu để người dân giao thương với bên ngoài là những chiếc đò ngang gắn máy. Nhìn nhận những thế mạnh của dải đất vàng ven biển, trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, những cây cầu như Nhật Lệ I, II dần xuất hiện và tạo đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế – du lịch của bán đảo Bảo Ninh.
Hiện tại, Bảo Ninh đã hình thành được một hệ thống giao thông hiện đại bao gồm đường Võ Nguyên Giáp, đường Nhật Lệ sát bờ sông và chuẩn bị khởi công tuyến đường 36m song song với đường Nguyễn Thị Định nối cầu Nhật Lệ I với cầu Nhật Lệ II,…
Từ đây, di chuyển qua cầu Nhật Lệ về phía Tây sẽ là trung tâm thành phố với các cơ quan hành chính đông đúc, nơi các hoạt động kinh tế và giao thương diễn ra sôi động. Nhờ mạng lưới kết nối thuận tiện: Cầu Nhật Lệ I – Trần Hưng Đạo, Cầu Nhật Lệ II – Võ Nguyên Giáp, bán đảo biệt lập năm nào giờ đã trở thành giao lộ sầm uất, đón trọn dòng du khách, dân cư đông vui, tấp nập.
Sức sống sôi động của quảng trường biển và dòng chảy phồn vinh từ trung tâm thành phố đã tạo tiền đề thuận lợi, thúc đẩy dòng vốn đầu tư bất động sản lớn rót vào bán đảo Bảo Ninh, góp phần biến nơi đây trở thành tâm điểm giải trí – nghỉ dưỡng của tỉnh Quảng Bình và toàn khu vực miền Trung.
Video đang HOT
Lợi thế vàng phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Sở hữu vị thế tương đồng với Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), cũng như hội tụ đầy đủ những điều kiện cần để phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, bán đảo Bảo Ninh được các chuyên gia đánh giá là hoàn toàn phù hợp để phát triển các khách sạn – khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Khác hẳn với những khu vực “chang chang cồn cát nắng trưa” tại Quảng Bình, bán đảo Bảo Ninh sở hữu khí hậu dễ chịu, thích hợp để nghỉ dưỡng. Theo ông Nguyên Phi – Chuyên gia tư vấn BĐS, vị trí đặc biệt chính là nguyên nhân khiến bán đảo Bảo Ninh hoàn toàn “miễn nhiễm” với các những cơn gió Lào khô khốc từ phía Tây Trường Sơn thổi về, hay những đợt gió Bấc rét mướt từ phía Đông Bắc tràn qua dãy đèo Ngang.
Ngoài ra, bán đảo Bảo Ninh còn sở hữu thế đất bằng phẳng, hướng nhìn mở rộng ra biển và hướng về phía mặt trời mọc. Đây là khu vực có địa thế phong thủy tốt với “minh đường” (khoảng không trước mặt) thoáng đãng, không bị che khuất tầm nhìn, thuận lợi để đón nhận sinh khí tốt lành từ biển trời.
Bên cạnh những yếu tố về khí hậu, địa thế thì không thể không nhắc đến vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình của vùng biển Bảo Ninh. Nơi đây có bờ cát trắng mịn màng trải dài như vô tận, hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển thành những bãi tắm với tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, biển Bảo Ninh vẫn còn hoang sơ và yên tĩnh, không quá đông đúc xô bồ như những bãi biển trọng điểm khác.
Vẻ đẹp hoang sơ của các bãi tắm tại Bảo Ninh. (Nguồn ảnh: Hưng Phát Travel)
Nhờ sở hữu quỹ đất dồi dào, chính sách đầu tư hấp dẫn, mức giá hợp lý,… sức hút của vùng đất mới như Bảo Ninh đang ngày càng rõ nét. Nhiều ông lớn đã lựa chọn Bảo Ninh để phát triển hệ thống khách sạn, resort nghỉ dưỡng, trong đó nổi bật là dự án Căn hộ khách sạn đẳng cấp quốc tế Dolce Penisola Quảng Bình của Tập đoàn Onsen Fuji.
Sở hữu vị trí đắt giá giao giữa cầu Nhật Lệ II và đường Võ Nguyên Giáp, ngay gần quảng trường Bảo Ninh, kế bên bãi biển thơ mộng Nhật Lệ – Bảo Ninh và 2 sân Golf 18 hố chuẩn quốc tế, Dolce Penisola Quảng Bình là điểm đến hoàn hảo trên hành trình nghỉ dưỡng – vui chơi tại thành phố biển Đồng Hới.
Được vận hành bởi Dolce – dòng thương hiệu cao cấp của Tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới Wyndham Hotels & Resorts, dự án sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ, khó quên khi được hòa vào cuộc sống xa xỉ của giới thượng lưu.
Hình ảnh quảng trường Bảo Ninh nhìn từ Dolce Penisola Quảng Bình.
Với quy mô hơn 8.000 m2, Dolce Penisola được kỳ vọng là một trong những quần thể kiến trúc nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất Quảng Bình, góp phần khai phá tiềm năng của dải đất vàng Bảo Ninh. Thông qua cái bắt tay cùng thương hiệu uy tín quốc tế, Dolce Penisola sẽ trở thành điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu, thực hiện hóa giấc mơ sở hữu những căn hộ đẳng cấp, thượng lưu tại thành phố biển Đồng Hới xinh đẹp.
Hà Nội siết chặt quản lý, sử dụng nhà ở xã hội
Qua kiểm tra, giám sát của Sở Xây dựng Hà Nội và UBND các quận huyện đã phát hiện nhiều chủ đầu tư và người dân vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
Khu nhà ở xã hội Ecohome 2. Ảnh minh họa: Nguyễn Thắng/TTXVN
Cụ thể, nhiều trường hợp được mua nhà ở xã hội chưa đúng quy định; việc lập dự toán theo phương án tính giá bán của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa đúng. Đặc biệt, không ít chủ đầu tư và khách hàng tự thay đổi thiết kế công trình, căn hộ và sử dụng không đúng mục đích như: cải tạo đập thông 2 căn hộ, cho ở nhờ, cho thuê lại hoặc không sử dụng. Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước cũng chỉ ra nhiều sai phạm khác từ chủ đầu tư do chưa thực hiện tốt việc giám sát đối tượng sau khi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Để ngăn chặn tình trạng vi phạm này, mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 5488/QĐ-UBND về chuyên đề "Giải pháp đẩy mạnh quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021 - 2025".
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021- 2025". Theo kế hoạch, trong giai đoạn này, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, trong đó sẽ ưu tiên xây dựng nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp.
Trước mắt, thực hiện Kế hoạch số 151/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện chuyên đề 'Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025", thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp UBND quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, hướng dẫn UBND xã, phường, thị trấn, tổ dân phố, chủ đầu tư, Ban quản trị và chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư những quy định của pháp luật và chủ trương, chính sách của thành phố về quản lý, sử dụng nhà chung cư, trong đó có nhà ở xã hội.
Bên cạnh việc hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã chủ đầu tư những quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình, Sở Xây dựng Hà Nội phải tiến hành kiểm tra quản lý chất lượng, an toàn - vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng nhà ở xã hội đang triển khai; chấn chỉnh chủ đầu tư và nhà thầu thi công việc tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra danh sách đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nhằm phát hiện người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện để thông báo cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội biết để xóa tên trong danh sách dự kiến được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
UBND cấp huyện nơi có nhà ở xã hội chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung quy định về trách nhiệm của UBND cấp huyện trong mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án trên địa bàn do mình quản lý. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, theo dõi, giám sát việc quản lý sử dụng nhà ở của các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nhằm xác định các trường hợp bán lại, cho thuê, cho ở nhờ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và tự ý thay đổi thiết kế công trình, căn hộ; kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.
Thành phố yêu cầu các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tuân thủ việc mua bán, quản lý và sử dụng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật; trường hợp phát hiện đối tượng mua bán, sử dụng nhà ở xã hội không đúng quy định, xử lý vi phạm theo quy định hoặc đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo UBND cấp huyện để xử lý vi phạm nếu vượt thẩm quyền.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, giai đoạn 2016 -2020, Hà Nội mới xây dựng được 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (đạt 26,4%) với 12.659 căn hộ, trong khi kế hoạch đặt ra là 6,22 triệu m2. Nếu so với giai đoạn trước năm 2016, số dự án nhà ở xã hội giảm rất nhiều. Một số dự án hoàn thành nhưng lại xa trung tâm nên rất khó bán mặc dù nhu cầu của đa số người dân vẫn còn rất lớn.
"Cuộc trở lại" phân khúc nhà ở xã hội Cú hích từ gói vay ưu đãi 15.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ 2% lãi vay thương mại trong chương trình phục hồi kinh tế đang thu hút doanh nghiệp đầu tư các dự án nhà ở xã hội. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên, Vinhomes công bố chiến lược phát triển nhà ở xã hội góp phần hiện thực...