Bạn đã uống nước đủ và đúng cách?
Ngoài ra, uống nước cũng giúp bạn khá nhiều trong việc kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, không phải ai cũng uống nước đủ và đúng cách.
Những quan niệm sai lầm
- Uống nhiều nước tốt cho sức khỏe: Điều này không sai. Những tác dụng của nước trong cơ thể đã được nói đến khá nhiều, tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, không nên lạm dụng quá mức bất kỳ một điều gì. Uống quá nhiều nước không phải lúc nào cũng tốt cho cơ thể bởi đôi khi nó có thể gây độc hại. Vì vậy, bạn cần kết hợp với tập thể dục. Nước không phải là thứ có thể thay thế cho thực phẩm và thực sự có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu bạn uống quá nhiều – nó có thể ảnh hưởng đến tim và các vấn đề về hệ thống nội tiết. Hãy chắc chắn rằng bạn tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi bạn thực hiện bất cứ thay đổi nào cực đoan cho cuộc sống của bạn.
- Nước đóng chai là an toàn và thuận lợi: Nhiều người ngại đun và lọc nước nên hay sử dụng nước đóng chai. Đây là cách làm tiện lợi nhưng bạn cần biết nước đóng chai không đảm bảo an toàn sau khi mở nắp vì nhiệt độ có thể làm vi khuẩn sinh sản. Hơn nữa, hiện nay nhiều cơ sở nước đóng chia vì lợi nhuận mà không chú ý đến việc đảm bảo an toàn trong quá trình lọc, uống vào có thể gây hại cho sức khỏe con người.
- Uống nhiều nước ngay khi vận động mệt mỏi: Sau khi chơi thể thao hay làm việc nặng, cơ thể mất nước và mệt mỏi nên nhiều người thường uống khá nhiều nước bằng cách uống liền một lúc. Đây là cách uống sai lầm vì uống liên tục nhiều nước lúc ấy sẽ khiến tim có thể bị ảnh hưởng, bị sức ép. Tốt nhất là nên uống từng ngụm nhỏ và cách quãng, từ tốn.
Các bước để uống nước đúng cách
Bước 1: Quyết định số lượng ly hoặc lít nước bạn cần uống. Có thể bạn đã nghe đến việc uống khoảng 1,8 lít mỗi ngày nhưng lượng nước mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào cân nặng, mức độ hoạt động và khí hậu. Một cách khác để xác định lượng nước bạn cần là phân chia cân nặng của bạn với 30. Kết quả sẽ là số nước bạn cần mỗi ngày. Ví dụ, nếu bạn nặng 70kg thì lượng nước cần mỗi ngày là 2.3 lít. Tuy nhiên, những con số và cách phân chia này vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi.
Bước 2: Đo lượng nước hàng ngày của bạn. Làm điều này trong một vài ngày. Nếu bạn nhận ra mình đang uống ít nước hơn số lượng cần phải cung cấp đủ thì hãy thử một số lời khuyên sau đây:
- Học các tạo ra hương vị riêng cho nước.
Video đang HOT
- Mang nước theo bạn bất cứ nơi nào.
- Đặt ly hoặc tách gần bạn ở bất cứ đâu – nơi bạn có thể ngồi đó suốt một thời gian dài, chẳng hạn như bàn làm việc của bạn. Hãy uống nó thường xuyên như bạn đang làm việc.
Uống quá nhiều nước chưa chắc đã tốt cho sức khỏe như bạn nghĩ. (Ảnh minh họa)
Bước 3: Hãy mang chiếc đồng hồ có tiếng bip báo ở mỗi giờ. Bạn có thể sử dụng chiếc đồng hồ này như một công cụ nhắc nhở mình uống nước. Uống một ly nước khi có tiếng bip tiếp theo. Nếu bạn uống 180ml mỗi giờ, bạn sẽ có 1.4 lít nước sau 8 giờ là việc.
Bước 4: Có một hệ thống lọc nước. Nước tinh khiết có vị rất ngon và giúp bạn cảm thấy hấp dẫn. Mặc dù vậy, dùng quen nước tinh khiết bạn có thể nhận ra rằng nước máy để lại một hương vị khó chịu. Lượng Fluoride tìm thấy trong nước máy là cần thiết cho răng phát triển khỏe mạnh. May mắn các bộ lọc nước thường không loại bỏ các fluoride.
Bước 5: Thêm chanh vào trong nước của bạn. Điều này giúp mùi vị nước ngon hơn và khiến bạn muốn uống nhiều hơn. Hãy cẩn thận đừng làm nó quá chua, chỉ cần một chút để nước có hương chanh. Một lát dưa leo cũng có thể cho vào ly nước nếu bạn thích hương vị này, hoặc bạn cũng có thể thêm lá bạc hà vào.
Bước 6: Ăn những thức ăn có nước phong phú, chẳng hạn như trái cây. Dưa hấu là loại trái cây cung cấp khá nhiều nước (92% của nó là nước). Nước trái cây cũng là lựa chọn nếu bạn không muốn uống nước lọc mà vẫn cần cung cấp nước cho cơ thể. Những bệnh nhân nhiễm trùng tiểu do không đủ lượng nước nên uống nước trái cây như nước dưa hấu hay nam việt quất. Cà chua cũng chứa đến 95% nước và quả trứng chứa 74% nước cũng là gợi ý cho bạn.
Bước 7: Hãy giữ nước trong tủ lạnh ở nhà để bạn có thể uống ngay khi đi làm về lúc đang mệt mỏi và khát. Nước lạnh cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn để điều chỉnh nhiệt độ và đốt cháy một số calo. Nhiệt độ trong phòng cũng ảnh hưởng đến quá trình mất nước của bạn. Nếu nhiệt độ thấp, cơ thể bạn sẽ hấp thụ tốt, nếu nhiệt độ cao, cơ thể sẽ mất nước.
Bước 8: Khí hậu có thể làm thay đổi lượng nước bạn cần. Vào những ngày nắng nóng, bạn cần ra ngoài và nên uống nhiều nước hơn để chống lại tình trạng mất nước do đổ mồ hôi. Điều này không chỉ giữ nước cho cơ thể, nó còn ngăn ngừa bệnh tật có thể xảy ra liên quan đến vấn đề nhiệt độ. Lượng nước uống không đủ sẽ ảnh hưởng đến chức năng đầu tiên của bộ não, có thể gây nguy hiểm. Những chứng đau đầu, rối loạn tiền đình đôi khi do việc cung cấp nước quá ít cho cơ thể gây ra.
Bước 9: Mua một chai nước có kích thước đúng mục tiêu lượng nước bạn cần cung cấp mỗi ngày. Nếu không, bạn có thể kết hợp chai 1 lít và chai nửa lít. Cố gắng uống nước từ từ trong cả ngày. Dùng những chai cố định này giúp bạn biết bạn uống bao nhiêu nước mỗi ngày.
Bước 10: Uống nước trước và sau mỗi bữa ăn: Điều này giúp bạn ngăn ngừa ăn quá nhiều và dễ béo phì. Khi ăn chậm, uống nước, bạn sẽ hài lòng với việc ăn ít thức ăn hơn.
Theo Eva
Những sai lầm khi chế biến thức ăn cho bé
Trong thực tế, các bà mẹ có nhiều quan niệm sai lầm trong việc chế biến món ăn và việc đó đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Ảnh minh hoạ
1. Hâm đi hâm lại
Do quá bận rộn, một số bà mẹ đã phải làm cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu, mà bé lại ăn mỗi bữa không nhiều. Khi hâm lại lần 1 rồi lần 2, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Trẻ lại bị ngán vì ăn 3 bữa chỉ có một mùi vị.
Nên hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sau đó múc ra một chén cháo để nấu riêng với thịt heo, rau mồng tơi, dầu nêm nước mắm để ăn sáng, để phần cháo trắng còn lại vô tủ lạnh, rồi trưa múc ra một chén để nấu với thịt bò, rau lang, dầu ăn nêm nước tương, chén cháo còn lại ăn tối với đậu hũ, bí đỏ, dầu ăn nêm đường ngọt.
Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá sống, nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt sẽ không bị vón cục lại. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng và chỉ nên nấu rau một lần.
2. Chất bổ không có trong nước hầm
Rất nhiều bà mẹ đến gặp bác sĩ bức xúc tại sao mình bỏ nhiều công sức chăm con kỹ vậy mà con vẫn bị suy dinh dưỡng. Ngày nào cũng tốn thời gian hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ mà trẻ vẫn ngày càng ốm đi, trong khi mẹ thì ngày càng mập hơn vì cứ phải gặm thịt trong cục xương hầm.
Các bà mẹ không biết rằng trẻ không thể ăn canh súp này liên tục trong một tuần. Trẻ nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, ăn mãi một món rất dễ thấy ngán. Và không phải món ngon của mẹ luôn là món ngon của con. Cho bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.
Nhiều người quan niệm nước hầm là một thức ăn đặc biệt bổ dưỡng vì họ nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, "phần cái" còn lại chỉ là "xác".
Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm...) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm... Phần nước hầm có một vị ngọt rất ngon nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu.
3. "Lạm dụng" máy xay sinh tố
Có nhiều trẻ 3-4 tuổi, răng mọc đầy đủ rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị ói. Điều này thường xảy ra ở những đứa trẻ "con cưng" mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nhợn ói.
Để tránh điều này, nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi, tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm như phở, bún, nui..., trẻ 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.
Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nhợn ói, nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. "Cai máy xay sinh tố" bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hột, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hột...
4. Nêm vừa ăn
Trẻ nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều, vì con người càng lớn thì lưỡi càng bị "chai đi" và nhiều người già bị mất cả cảm giác này. Vì vậy khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, cần nêm nhạt hơn "lưỡi" của bạn một chút. Nếu người mẹ nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.
Theo PNO
Nghi ngút khói nhang: Rước bệnh vô người Điều đáng nói là nhiều người đã quan niệm sai lầm khi cho rằng mùi thơm khói nhang không độc. Thực tế cho thấy, bất cứ cái gì sinh ra khói đều độc. Vào những ngày cuối năm, hầu như gia đình nào cũng có mua vài nén nhang về thắp cho ông bà, tổ tiên. Đó là một nét văn hoá truyền...