Bạn đã sẵn sàng bước vào mùa cưới?
Cuối năm là thời điểm các cặp đôi xây dựng tổ ấm nhiều nhất trong năm nên người ta còn gọi đây là mùa cưới. Ngày cưới là cái đích của tình yêu, là ngày hạnh phúc trọng đại. Nhưng để có một đám cưới hoàn hảo, với nhiều cặp đôi đó không phải là chuyện dễ dàng
Tuy ngày nay người ta đã bỏ bớt một số thủ tục, nghi thức rườm rà trong lễ cưới nhưng hầu hết vẫn giữ tục lệ đi xem thầy để biết hai tuổi có hợp nhau không, đồng thời chọn ngày lành, tháng tốt, giờ đẹp để rước dâu và cử hành hôn lễ. Kết quả là không ít gia đình nghe theo lời thầy phán quyết, làm sức ép lên các cặp đôi. Đôi nào không đủ bản lĩnh đấu tranh bảo vệ tình yêu là dễ chia tay nhau bởi họ cũng mơ hồ không biết đâu là thật giả.
Kế đến là tư tưởng môn đăng hộ đối được hiểu một cách lệch lạc vô hình trung tạo ra rào cản hôn nhân bởi những khác biệt về gia cảnh, vị thế, vùng miền… Thực tế xã hội có rất nhiều người nhất là những người đương chức, đương quyền hoặc gia đình giàu có, họ cho là không thể muối mặt làm sui gia với người không tương xứng với mình. Họ dùng uy quyền của bậc sinh thành, buộc con cái phải quyết định lựa chọn giữa cha mẹ và người yêu. Trước tình thế ngặt nghèo, nhiều cô gái đành ngậm ngùi chia tay người yêu. Không ít cô gái sau đó quyết không yêu ai nữa vì chẳng thể nào quên được người xưa.
Ngày cưới là cái đích của tình yêu, là ngày hạnh phúc trọng đại
Vượt qua được hai thử thách kể trên chỉ là bắt đầu cho một đám cưới. Còn rất nhiều công đoạn quan trọng phải thực hiện, nếu sơ suất cũng dễ dẫn đến mâu thuẫn. Ngoài lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, việc bàn tính, đi mua sắm trang sức, quần áo, váy cưới của cô dâu chú rể cũng chiếm mất nhiều thời gian. Có không ít trường hợp cô dâu đi sắm đồ cưới cùng mẹ chồng, chị chồng, em chồng tương lai đã nảy sinh tranh cãi, bất đồng ý kiến về kiểu cọ, giá cả dẫn đến hờn dỗi, ấm ức.
Song song với việc đi mua sắm trang sức, quần áo, váy cưới của cô dâu chú rể là việc lựa chọn và đặt in thiệp mời. Rồi phải đi liên hệ trước với dịch vụ: trang điểm cô dâu, xe rước dâu, quay phim, chụp hình. Nếu muốn tổ chức cưới ở địa điểm nào thì bạn phải đi liên hệ trước đó mấy tháng. Còn tại TP.HCM, muốn làm lễ cưới ở mấy khách sạn lớn, sang trọng, bạn phải đến ” đặt cọc” trước một năm, chậm chân sẽ bị hết chỗ. Dự tính đặt mấy món ăn, giá cả một bàn là mấy triệu, đó cũng là điều mà đôi uyên ương phải bàn bạc, tham khảo ý kiến của đôi bên cha mẹ.
Cuối cùng là việc làm sao để vượt qua được tâm lý chung mà đại đa số gia đình mắc phải, đó là tâm lý: đám cưới cả đời chỉ có một lần. Cũng vì tâm lý cả đời người chỉ có một lần nên không muốn thua kém anh em bạn bè. Nhiều trường hợp kinh tế gia đình còn khó khăn, bản thân không có chút vốn liếng nhưng nhiều người vẫn tổ chức đám cưới thật rình rang để khoe mẽ với bàn dân thiên hạ. Không ít bạn gái ở thời điểm chuẩn bị làm vợ mà vẫn không nắm vững được thu nhập và vốn liếng của người chồng tương lai, để có thể cân đối chi tiêu trong ngày cưới, cũng như trong cuộc sống riêng của hai vợ chồng mai này. Bởi thế mà sự thi vị trong tuần trăng mật cũng như những ngày tiếp theo đã kém phần ngọt ngào vì đầu óc đôi uyên ương bị ám ảnh bởi số tiền nợ được thống kê sau ngày cưới.
Video đang HOT
Để có một đám cưới hoàn hảo, với nhiều cặp đôi đó không phải là chuyện dễ dàng
Việc tiết kiệm trong lễ cưới không chỉ giúp cho gia đình đỡ khó khăn vất vả vì phải mang công nợ, mà nó còn giúp cho đôi vợ chồng trẻ có thể có được một chút vốn liếng riêng để tạo dựng tổ ấm. Đó là một thực tế nhưng không phải ai cũng nhìn nhận được.
Tóm lại, đám cưới là việc hệ trọng của một đời người. Đó là ngày vui, ngày hạnh phúc nhất bắt đầu cho một cuộc sống lứa đôi trăm năm bền vững. Vì thế đừng để nó trở thành một gánh nặng lo toan.
HOÀNG THU
Theo thegioitiepthi.vn
Những bi kịch sau ly hôn
Ly hôn - đó là một điều hết sức nặng nề, một thất bại cay đắng trong hôn nhân. Sau ly hôn người ta sẽ rơi vào hụt hẫng cô đơn, cảm giác như mình bị bỏ rơi khi bước ra khỏi tòa án.
Rất ít người sau khi chia tay vẫn đối xử với nhau như bạn bè và luôn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với con cái. Phần đông họ vẫn chưa nguôi căm hận đối với chồng (vợ) cũ, họ tìm cách trả thù và con cái bị đem ra làm vũ khí. Họ không đủ tỉnh táo để hiểu rằng chỉ riêng việc cha mẹ chia ly đã là nỗi bất hạnh lớn đối với con, không gì thay thế được.
Lẽ ra cha mẹ phải làm mọi cách bù đắp cho những đứa con để chúng đỡ thiệt thòi, nhưng sự oán hận người cũ đã khiến họ trở nên mù quáng, ích kỷ. Họ vô tình đầu độc những suy nghĩ trong sáng của con cái, khiến trẻ bị mất niềm tin yêu đối với cha (mẹ). Đó là sai lầm nghiêm trọng của các bậc sinh thành, họ đã làm ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách của con mình. Nhiều trẻ vì thế mà trở nên hư hỏng, bất trị.
Rất ít người sau khi chia tay vẫn đối xử với nhau như bạn bè và luôn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với con cái.
Ra tòa, chị Linh xin được quyền nuôi đứa con trai 7 tuổi và chị đã được toại nguyện. Người chồng tỏ ra thất vọng vì anh rất yêu quý con, nó giống anh như tạc, lại là cháu đích tôn. Trước khi ra tòa, anh đã điều đình với vợ là để anh nuôi con, đổi lại anh sẽ không đòi phân chia tài sản. Nhưng chị Linh nhất quyết giành đứa con về với mình, đó là cách chị làm cho kẻ đã từng là chồng mình phải đau khổ vì đã phụ bạc vợ.
Vợ chồng chị Hòa thì lại đùn đẩy nhau trong việc nuôi đứa con gái 8 tuổi. Cuối cùng tòa xử để người chồng nuôi con vì chị Hòa chưa có công việc ổn định. Thời gian đầu chị còn hay đến thăm con, nhưng khi chị "đi bước nữa" thì việc thăm mom cũng thưa thớt dần. Ít lâu sau người chồng cũ cũng lấy vợ mới và chuyển vào TP.HCM lập nghiệp. Con bé phải sống với bà nội ở quê. Vậy là con bé tuy còn cha mẹ đầy đủ mà cũng như trẻ mồ côi, nó ngày càng trở nên ít nói, kết quả học hành cũng bị sút kém.
Nhiều ông bố bà mẹ sau ly hôn tuy cũng thương con nhưng do có những toan tính riêng nên đã không làm tròn trách nhiệm đối với con cái. Thực tế cho thấy trong số những trẻ vị thành niên sớm sa chân vào con đườnng xấu như: trộm cắp, cướp giật, bị nghiện , mua bán mại dâm... có rất nhiều trẻ cùng chung cảnh ngộ cha mẹ bỏ nhau.
Không phải ai ly hôn cũng tìm thấy hạnh phúc, yên vui với cuộc hôn nhân mới
Tất nhiên, ly hôn là quyền tự do của mỗi người, nhất là khi chị em phụ nữ ý thức được quyền bình đẳng với nam giới. Họ không cam chịu sống trong đau khổ cho đến cuối đời bên người chồng mà họ không còn yêu thương. Họ chủ động viết đơn xin ly hôn để được tự do làm lại cuộc đời.
Và thế là mỗi ngày lại có thêm những đứa trẻ không được hưởng trọn vẹn tình yêu thương đầy đủ của cha mẹ.
Không phải ai ly hôn cũng tìm thấy hạnh phúc, yên vui với cuộc hôn nhân mới. Họ thường phải rơi vào cảnh "con bà, con tôi, con chúng ta", nhất là khi con riêng của chồng đã lớn, thường thủ thế sẵn sàng ăn miếng trả miếng với mẹ kế. Với định kiến "mấy đời bánh đúc có xương..." những người trong gia đình chồng mới thường không có thiện cảm với nàng dâu. Lại thêm sự gièm phai xúi bẩy của người ngoài khiến cho quan hệ mẹ kế, con chồng, gặp nhiều sóng gió.
Tương tự, mối quan hệ giữa cha dượng và con riêng của vợ, tuy đỡ phức tạp hơn nhưng họ cũng phải chú trọng và khéo léo trong cách cư xử để con riêng của vợ không còn ác cảm với cha dượng.
Khi cha (mẹ) tái hôn, trẻ cảm thấy đau khổ, buồn tủi hơn là khi phải chứng kiến sự chia ly của cha mẹ.
Sở dĩ trẻ ghét mẹ kế, cha dượng là vì họ là người dập tắt hy vọng có ngày cha mẹ sẽ quay về với nhau của đứa trẻ. Thế nên khi cha (mẹ) tái hôn, trẻ cảm thấy đau khổ, buồn tủi hơn là khi phải chứng kiến sự chia ly của cha mẹ.
Điều đáng nói là trước khi đưa nhau ra tòa, chẳng mấy ai đoái hoài gì đến tâm tư nguyện vọng của con cái mà chỉ nhăm nhăm giành phần thắng về mình. Điều đó khiến cho trẻ càng thấy cô đơn, hụt hẫng và cũng làm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ.
HÀ THÂN
Theo thegioitiepthi.vn
Lỡ tay tét con chồng một cái, tôi bị cả nhà chồng lao vào tổng xỉ vả Đến giờ em mới thấu hiểu cảm giác "đường quang không đi, đâm đầu vào bụi rậm". Thân gửi chị Hướng Dương, Em năm nay 28 tuổi, đang mang thai 5 tháng nhưng chưa có lấy một ngày hạnh phúc. Chồng em là người từng có gia đình và hai con. Đứa lớn ở với anh, đứa nhỏ ở với mẹ. Khi yêu...