Bạn đã nên cầu hôn nàng?
Bạn có chắc rằng thời điểm bạn quỳ dưới chân nàng và trao chiếc nhẫn cầu hôn đã đến? Hãy thử “kiêm điêm” lại tình yêu của cả hai xem nhé.
Nếu hai bạn đã được gia đình ủng hộ và cũng cực kỳ tâm đầu ý hợp với nhau…
1. Một tình yêu ổn định
“Ổn định” là khi hai bạn tin tưởng nhau, không vặn vẹo bắt người kia phải giải trình khi quên làm một việc gì đó hay lỡ mất một cuộc hẹn. “Ổn định” cũng là khi hai bạn sẵn sàng lên những kế hoạch lâu dài cho tương lai, ví như chọn một địa điểm đi chơi trong vòng khoảng một tuần, xa hơn chút nữa là nơi định cư trong tương lai…
Lời khuyên hữu ích cho bạn là bạn cần đảm bảo rằng trước khi kết hôn, mối quan hệ của hai bạn đã ở vào trạng thái “ổn định” và “ bền vững”.
2. Hai phong cách sống hài hoà
Hôn nhân không phải là một cuộc hò hẹn kéo dài. Nó là sự kết nối hai phong cách sống khác nhau dưới cùng một mái nhà. Nếu từ trước đến giờ bạn luôn chung thuỷ với lối sống của mình thì khi có ý định kết hôn, bạn nên chuẩn bị tinh thần cho việc dung hoà với lối sống của người ấy. Nếu không, sóng gió là điều khó mà tránh khỏi.
Chẳng hạn, nếu bạn là người thích những nơi nhộn nhịp, ồn ào còn người ấy lại là mẫu người của những buổi tối tại gia, những niềm vui trong nhà bếp thì tốt hơn hết, hãy học cách sống chung, thậm chí biến hoá bản thân mình một chút để có thể cùng san sẻ lối sống của người ta. Và tất nhiên, hãy nói chuyện thật nhẹ nhàng để đề nghị người ấy cùng tham gia vào thế giới của bạn.
3. Sự đồng thuận của hai gia đình
Dù cho giới trẻ càng ngày càng chứng tỏ được mình bằng những thành công trong sự nghiệp, bằng những chín chắn trong suy nghĩ thì vai trò của các bậc phụ huynh trong cuộc hôn nhân sắp tới của hai bạn vẫn là một trong những điều cực kỳ quan trọng. Nếu cả hai đều được gia đình hai bên “bật đèn xanh” thì quả là tuyệt vời. Nhưng nếu hai bạn tiến đến hôn nhân trong sự ngăn cấm kịch liệt của hai họ thì hậu quả về sau sẽ… rất đáng sợ đấy!
Cho nên, nếu hai bạn quyết tâm thành vợ thành chồng, trước hết hãy giúp đỡ nhau “ghi điểm” trong mắt gia đình bên kia để có được không khí hoà thuận và dễ thở trong tương lai.
Video đang HOT
4. Lên kế hoạch dài hơi sau tuần trăng mật
Hai bạn đã lên kế hoạch cho một đám cưới hoành tráng, hoàn hảo rồi. Nhưng hai bạn đã từng ngồi với nhau và thảo luận xem sau khi tuần trăng mật kết thúc, cả hai sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì chưa? Chẳng hạn như việc bao giờ có em bé? Sẽ chọn trường cho chúng ở đâu? Định hướng nghề nghiệp tương lai của cả hai như thế nào?
Chuẩn bị tinh thần cho một kế hoạch dài hơi là điều không bao giờ thừa cả. Hai bạn cần hình dung được bức tranh đó, dù chỉ với những đường nét mờ ảo, để sau này không phải sốc khi đối diện với những vấn đề to lớn của cuộc sống gia đình.
5. Cởi mở về “chuyên ây”
Sex là một phần quan trọng không thể nào thiếu được trong đời sống vợ chồng. Không ít cặp đôi tan vỡ vì không thể tìm được tiếng nói chung trong “chuyện ấy”. Không đơn giản chỉ là nghĩa vụ sinh ra thế hệ tương lai, sex còn là niềm đam mê và là gia vị để cuộc sống vợ chồng của cả hai không rơi vào nhàm chán.
Vì thế, trước hôn nhân, hai bạn nên thẳng thắn trao đôi với nhau vê chuyên này, đê khi bước chân vào cuôc sông vợ chông không bị quá bỡ ngỡ. Nêu chưa có kinh nghiêm, nên cùng nhau tìm hiêu các tài liêu hoặc ý kiên của người đã có gia đình. Nêu cảm thây ngại, bạn có thê chỉ đưa cho nàng đê nàng tự “nghiên cứu” riêng.
Còn nêu hai bạn đã “ăn cơm trước kẻng”, mà không cảm thấy hứng thú với nhau về “chuyện ấy” thì đừng hi vọng khi là vợ chồng rồi thì mọi chuyện sẽ khác đi. Hãy trao nhẫn đính hôn cho người ấy khi bạn không chỉ cảm thấy hoà hợp về tâm hồn mà còn hoà hợp về thể xác với người ta!
Theo Eva
Để bảo toàn tình yêu
Những lời âu yếm như "Anh yêu em" hay "Em yêu anh" không bao giờ thừa trong quan hệ đôi lứa, và quan trọng là phải xuất phát chân thật từ trái tim mỗi người.
Ảnh minh họa
Khi yêu ai cũng mong người yêu dành trọn trái tim cho riêng mình. Tuy nhiên, việc đó hoàn toàn không dễ dàng vì bạn sẽ khó nhận biết khi nào người ấy sắp lừa dối bạn cũng như không thể kiểm soát người ấy 24/24.
Sau đây là một vài điều bạn (và cả người ấy) có thể thực hiện để ngăn ngừa sự thiếu chung thủy trong tình cảm.
1. Luôn đặt tình cảm dành cho nhau ở vị trí ưu tiên
Đơn giản là hãy dành thời gian vun đắp tình cảm của hai bạn. Bạn có thể ghi chú vào lịch để khỏi quên, sắp xếp để có thời gian hẹn hò, cũng như bất kỳ cách thức nào giúp cả hai thêm gắn bó, thân thiết với nhau mỗi ngày một nhiều hơn.
Hãy gặp gỡ nhau mỗi tuần một lần và dành cho nhau những ngày nghỉ phép nếu có thể. Hai bạn có thể đi ra ngoài chơi, vừa trò chuyện vừa nhấm nháp tách cà phê hay tận hưởng không khí trong lành ở vùng ngoại thành. Bạn nên thay đổi hình thức và nơi hẹn hò để tránh nhàm chán.
2. Dành cho nhau những khoảng thời gian tự do
Đừng lúc nào cũng kè kè bên nhau thay vì thế hãy để anh ấy/cô ấy có những khoảng không gian riêng tư trong sinh hoạt và tình cảm.
Tương tự, bạn không nên chỉ mải mê yêu đương mà bỏ qua những khía cạnh khác cũng không kém phần quan trọng trong cuộc đời mỗi người như bạn bè, gia đình, công việc, học hành, thời gian dành cho bản thân...
3. Trao đổi thông tin và hỗ trợ nhau càng nhiều càng tốt
Có thể tận dụng các phương tiện như internet, sách báo để duy trì cảm giác thú vị khi trò chuyện với nhau. Tin tức và kiến thức từ những nguồn thông tin này chẳng những tránh cho hai bạn những giờ phút ngồi bên nhau chẳng biết nói gì, mà còn có thể mang đến các giải pháp hữu ích cho công việc hay cuộc sống của nhau.
4. Chăm sóc khu vườn tình yêu mỗi ngày
Khi tình yêu gặp phải trục trặc hay trở ngại gì, hãy tìm cách giải quyết sao cho hiệu quả. Hãy làm mọi cách để giữ tình yêu bền vững, gắn bó, gần gũi và tiến triển theo chiều hướng tích cực.
5. Đừng "lạm dụng" người yêu dưới bất kỳ hình thức nào
Hành động và suy nghĩ của cả hai phải hướng đến một quan hệ trong sáng và ngập tràn yêu thương. Hãy chia sẻ những phút giây vui vẻ với nhau cùng cười vang cũng như trao cho nhau nụ cười âu yếm chứa chan hạnh phúc.
Hai bạn cũng có thể đùa giỡn để tạo không khí vui tươi, thoải mái. Bạn cần duy trì sự lạc quan và tích cực những khi bên nhau.
6. Tìm hiểu quan niệm của người ấy về vấn đề thiếu chung thủy trong tình yêu
Khôn khéo dò hỏi người yêu suy nghĩ ra sao về chuyện thiếu chung thủy trong tình cảm. Tuy nhiên, không nên tỏ ý quy kết tội lỗi hay phản đối quá cực đoan.
Hãy thể hiện tính khách quan, trung dung khi bàn luận, chẳng hạn như nói với anh ấy/cô ấy: "Người ta thường nói sự thiếu chung thủy đã giết chết bao nhiêu cuộc tình, nhưng em/anh tin rằng việc đó sẽ không xảy đến với tình cảm chúng mình. Giả sử chuyện đó có xảy ra, em/anh muốn rằng chúng ta sẽ can đảm nói thật với nhau".
Bạn có thể hỏi người yêu của bạn cảm nhận ra sao về mối quan hệ của hai người. Anh ấy/cô ấy có ý kiến hay đề nghị gì không, chẳng hạn như cần có thêm thời gian riêng tư hay muốn hai người gặp nhau thường xuyên hơn. Hãy cố gắng nhìn thấu suy nghĩ của anh ấy/cô ấy về vấn đề chung thủy trong tình yêu.
7. Tâm niệm rằng người yêu cũng là tri kỷ
Hãy cởi mở và thật lòng với nhau, cũng như tạo điều kiện cho anh ấy/cô ấy trở thành người bạn đồng hành và tri kỷ ngoài vị trí người yêu của bạn.
8. Hãy luôn dành lời yêu thương cho nhau
Những lời âu yếm như "Anh yêu em" hay "Em yêu anh" không bao giờ thừa trong quan hệ đôi lứa và quan trọng là phải xuất phát chân thật từ trái tim mỗi người.
Lưu ý:
- Đừng quá cả tin cũng như lúc nào cũng trong tâm trạng bất an nghĩ rằng anh ấy/cô ấy chắc đang có gì lừa dối mình đây. Hãy nhớ rằng chuyện đó có thể xảy ra với bất kỳ cuộc tình nào.
- Nếu bạn thực hiện tốt những điều trên nhưng người yêu bạn vẫn lừa dối bạn, có khả năng anh ấy/cô ấy sẽ lừa dối bạn dài dài. Trong hoàn cảnh như thế, tốt hơn bạn hãy chia tay với người không xứng đáng ấy.
Theo Tuổi Trẻ
Có không tình bạn trên giảng đường đại học? Teen đang rất lo lắng, liệu tình bạn ở giảng đường có thật sự bền vững và trong sáng như lúc còn ở lớp dưới không? Những suy nghĩ ấy khiến nhiều teen dù đã nhập học được vài tuần nhưng vẫn không dám bắt chuyện với bất cứ ai. Nỗi sợ hãi mang tên "lợi dụng" Trên các thông tin đại chúng...