Bạn đã bổ sung đủ vitamin cho cơ thể?
Bạn ăn nhiều rau, uống nhiều nước trái cây nhưng có chắc là đã bổ sung đủ vitamin cần thiết cho cơ thể? Dưới đây là những thực phẩm sẽ giúp bạn làm được điều đó để duy trì sức khỏe.
Cải xoăn là một trong những loại rau giàu dưỡng chất nhất với hàm lượng vitamin K cao giúp ngăn ngừa thiếu máu và tốt cho xương. Ngoài ra, cải xoăn còn chứa nhiều vitamin A và C. Một ly nước ép cải xoăn đáp ứng được 180% nhu cầu vitamin A và 200% nhu cầu vitamin C hàng ngày.
Cải bó xôi cũng là một trong những nguồn thực phẩm giàu vitamin K, canxi và magiê. Tất cả những dưỡng chất trên đều tốt cho xương. Loại rau này còn giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và tim mạch.
Khoai lang
Màu vàng và cam của khoai lang cho thấy loại thực phẩm này chứa nhiều beta-carotene, giúp cơ thể sản sinh vitamin A. Khoai lang còn chứa nhiều vitamin C, D, B6, sắt và magiê.
Trái bơ
Trái bơ giàu vitamin E và C – nhóm vitamin chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ bệnh tim và ung thư. Nguồn chất béo có lợi trong trái bơ cũng giúp giảm hàm lượng cholesterol cho cơ thể.
Video đang HOT
Cá hồi
Cá hồi là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất mà không phải thực phẩm nào cũng có, trong đó gồm vitamin D và omega-3. Vitamin D là dưỡng chất rất cần thiết cho xương và răng, cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Trong khi đó axit béo omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe nói chung và não bộ.
Mật ong
Mật ong là nguồn thực phẩm có vị ngọt tự nhiên có thể cân bằng đường huyết. Ngoài ra, mật ong còn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm. Với hàm lượng flavonoids cao, mật ong cũng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch.
Đậu nành
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành đều là nguồn cung cấp vitamn D va canxi cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, đậu nành cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hạ huyết áp.
Hạnh nhân
Được biết đến như là thực phẩm giàu dưỡng chất, hạnh nhân rất giàu chất xơ và protein, giúp kéo dài cảm giác no. Ngoài ra, hạnh nhân còn chứa nhiều vitamin E và ma-giê.
Dầu ô-liu
Dầu ô-liu chứa nhiều chất chống oxy hóa, không chỉ dùng trong nấu ăn mà còn có tác dụng làm đẹp. Khi được dùng làm dầu ăn, dầu ô-liu là nguồn thực phẩm chứa các chất béo có lợi cho sức khỏe, như chất béo chưa bão hòa và axit béo omega-9.
Kỷ tử
Từng được xem là siêu thực phẩm mới, kỷ tử chứa nhiều vitamin C và beta-carotine. Loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh, giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch.
Theo Thedailymeal
Mách mẹ bầu khi bổ sung axit folic đúng cách
Axit folic là chất cần thiết trong giai đoạn mang bầu. Mẹ bầu hãy lưu ý những điều sau để bổ sung loại axit này hiệu quả.
Axit folic là một loại vitamin B9 giúp bảo vệ thai nhi phát triển, chống lại các khuyết tật ống thần kinh. Loại axit này sẽ làm việc với vitamin B12 để tạo thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Không đủ axit folic có thể làm cho cơ thể bà bầu thiếu máu, nói cách khác là thiếu sắt.
12 tuần đầu tiên của thai kỳ là thời gian não và hệ thống thần kinh của em bé được hình thành và phát triển mạnh nhất. Do vậy, axit này sẽ giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở não và cột sống của thai nhi, giảm nguy cơ sinh non và khuyết tật tim.
Thậm chí, loại vitamin này còn có tác dụng giúp tinh trùng ở các bé nam khỏe mạnh hơn. Đó là lý do tại sao, bà bầu nên bổ sung loại axit này ngay trong 3 tháng đầu. Khi đã đến tuần thứ 13, bà bầu có thể ngừng uống các chất bổ sung.
Quan trọng là, nên bổ sung vừa đúng lượng axit folic ngay khi bạn quyết định sẽ có em bé (trước khi mang thai). Bạn nên uống 400 mcg mỗi ngày đồng thời với việc nạp thực phẩm giàu chất này.
Nếu như bạn không may có con khuyết tật ống thần kinh (NTD) thì đứa con tiếp theo tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn. Trong trường hợp đó, bác sỹ sẽ kê toa liều hàng ngày cao hơn khoảng 5mg.
Nếu bạn đang có bệnh liên quan đến thần kinh, bác sỹ có thể sẽ kê toa liều cao hơn vì những loại thuốc điều trị thần kinh có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu axit folic.
Bà bầu đang thừa cân và có chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) trên 30 hoặc đang mắc bệnh tiểu đường, cũng nên dùng liều cao hơn những bà bầu bình thường 5mg.
loại axit này không chỉ có ở thuốc uống, hãy linh động ăn nhiều thực phẩm giàu folate như rau cải, đậu đen, măng tây, súp lơ, trứng, các loại rau lá xanh đậm hoặc thịt bò, cá hồi ...
Do folate hòa tan trong nước, bạn nên ăn những loại rau này vừa chín tới để không bị bốc hơi hết folate trong nó.
Theo Mi Trần/Báo Kiến Thức
Bổ sung chất béo tốt Theo công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng Mỹ, người trưởng thành khỏe mạnh nên nạp 20 - 35% calo cho cơ thể từ chất béo thông qua chế độ ăn uống, trong đó tăng cường nạp các a xít béo không bão hòa và giảm chất béo bão hòa cũng như chất béo chuyển hóa. Có thể bổ sung dưỡng chất...