Bạn đã biết viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B lây qua đường nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi có không ít thông tin sai lệch rằng viêm gan B có thể lây qua nước bọt, ăn uống khiến không ít người hoang mang.
VIÊM GAN B LÀ GÌ?
Viêm gan B là một loại vi rút có ảnh hưởng xấu đến gan. Người lớn khi mắc viêm gan B có khả năng hồi phục cao. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sẽ mang mầm bệnh mạn tính, tức là chứa chủng vi rút này trong cơ thể suốt nhiều năm và có thể lây nhiễm sang người khác.
DẤU HIỆU VIÊM GAN B LÀ GÌ?
Thời kì ủ bệnh viêm gan B trung bình là từ 6 tuần, nhưng trong một số trường hợp, thời gian này kéo dài tới 6 tháng. Trẻ nhỏ nhiễm vi rút viêm gan B thường không có triệu chứng rõ rệt.
Những người có triệu chứng của viêm gan B thường cảm thấy trong người không khỏe, có thể bị rối loạn dạ dày và các dấu hiệu giống cảm cúm. Họ cũng có thể đi tiểu đậm màu hoặc phân nhạt màu. Vàng da là triệu chứng phổ biến nhất (da chuyển màu vàng hoặc lòng trắng của mắt ngả vàng).
Các triệu chứng có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Điều cần làm nhất khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường này là một cuộc xét nghiệm máu.
VIÊM GAN B LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm về viêm gan B đó chính là viêm gan B lây qua đường nào bởi có không ít những tin đồn xung quanh việc viêm gan B có thể lây qua ăn uống, đường nước bọt, không khí,…
Video đang HOT
Vậy thực sự viêm gan B lây qua đường nào?
Lây qua đường máu
Kim hoặc ống tiêm không được khử trùng kĩ càng có thể chứa vi rút viêm gan B từ người bệnh và lây truyền sang người khỏe mạnh khi sử dụng chung hoặc vô tình để kim tiêm chạm vào vết thương hở.
Truyền từ mẹ sang con
Các bà mẹ mang trong mình vi rút viêm gan B thì con sinh ra có khả năng mắc bệnh rất cao. Vì vậy cần phải có các biện pháp phòng tránh, bảo vệ sau sinh thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con sẽ giảm. Lưu ý tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sau khi sinh 24h sẽ giảm khả năng trẻ bị nhiễm bệnh từ mẹ.
Lây qua vết thương hở
Nếu trên cơ thể bạn có vết thưởng hở và để nó vô tình tiếp xúc với người nhiễm vi rút viêm gan B thì khả năng mắc bệnh sẽ khá cao.
Lây qua quan hệ tình dục
-Quan hệ tình dục là một trong những con đường ngắn nhất để lây lan viêm gan B. Chinh vi vây khi chồng hoặc vơ bi măc bênh viêm gan B cân đi kham va tiêm phong kip thơi tranh lây nhiêm viêm gan B. Tránh quan hệ tình dục bừa bãi và không sử dụng biện pháp an toàn.
Đó là những con đường viêm gan B có thể lây còn những con đường như qua ăn uống, giao tiếp hay nước bọt hoàn toàn không có nghiên cứu nào chứng minh khả năng lây bệnh. Vì vậy nếu bạn sống chung với người bị viêm gan B không nên quá kì thị hay lảng tránh sẽ khiến người bệnh mặc cảm.
Khi hiểu rõ được viêm gan B lây qua đường nào sẽ giúp bạn có thể đề phòng tốt nhất để bảo vệ bản thân.
VIÊM GAN B ĐƯỢC NGĂN NGỪA THẾ NÀO?
Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng ngừa viêm gan B qua 3 liều trong năm đầu đời. Gần đây, một số quốc gia đã sử dụng một loại vắc xin kết hợp ngăn ngừa cả bệnh bạch cầu, uốn ván, ho gà và viêm gan B.
Theo Eva
Đã có vắc xin 5 trong 1 mới thay thế Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng
Chiều 16/4, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết đã lựa chọn được loại vắc xin mới 5 trong 1 của Ấn Độ để thay thế cho vắc xin Quinvaxem trong TCMR.
Tại Hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới sẽ triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2018 diễn ra chiều 16/4, GS Đặng Đức Anh cho biết, trước đó, chương trình TCMR sử dụng vắc xin Quinvaxem (Hàn Quốc) sản xuất và đã tiêm 41 triệu liều vắc xin này cho trẻ dưới 1 tuổi, phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do khuẩn Hib.
PGS.TS Trần Như Dương cho biết vắc xin mới được lựa chọn được sử dụng phổ biến, an toàn trên thế giới, với hơn 400 triệu liều ở hơn 43 quốc gia. Ảnh: H.Hải
Tuy nhiên, hiện nay nhà sản xuất tại Hàn Quốc đã ngừng sản xuất loại vắc xin này, vì thế, số vắc xin Quinvaxem còn lại chỉ đủ để tiêm cho trẻ đến hết tháng 5/2018. Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem sang một loại vắc xin 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh để thay thế vắc xin này.
Theo đó, vắc xin được lựa chọn có tên là ComBE Five. Đây là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010. Vắc xin ComBE Five đã được ký lưu hành tại Việt Nam (QĐ số 196/QĐ-QLD ngày 30/05/2017) có giá trị trong 5 năm.
"Vắc xin Combe Five có dạng trình bày tương tự vắc xin Quinvaxem, được đóng 01 liều/lọ và có gắn chỉ thị nhiệt độ để giám sát việc tiếp xúc với nhiệt độ của từng lọ vắc xin trong quá trình bảo quản, vận chuyển trước khi sử dụng. Vắc xin này cũng đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới, được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều", PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ thông tin.
Tại Việt Nam, vắc xin đã được sử dụng tại thực địa 4 huyện của tỉnh Hà Nam từ tháng 9/2016 đến 1/2017. Kết quả, sau tiêm chủng chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau tiêm vắc xin bao gồm: Phản ứng tại chỗ tiêm đau, quầng đỏ với tỷ lệ từ 5-15%. Sốt với tỷ lệ 34-39%. Không nghi nhận bất kỳ phản ứng nặng nào sau tiêm chủng.
Quá trình tiêm thử nghiệm do Học viện Quân y thực hiện và đã được Hội đồng khoa học Bộ Y tế nghiệm thu. Vắc xin Combe Five cũng như các vắc xin nhập khẩu vào Việt Nam khác đều phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Việt Nam. Các vắc xin này phải thực hiện các thủ tục để đăng ký lưu hành bao gồm các thử nghiệm cần thiết và đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và của Tổ chức Y tế thế giới.
Từng lô vắc xin khi nhập khẩu vào Việt Nam đều được Viện Kiểm định quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế kiểm định và đạt tiêu chuẩn về an toàn trước khi đưa vào sử dụng trong chương trình TCMR.
Bắt đầu triển khai trên quy mô hẹp
PGS.TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vắc xin Combe Five này cũng được sử dụng tại chương trình tiêm chủng mở rộng của Ấn Độ.
Tại Việt Nam, bước đầu tiên sẽ triển khai tiêm vắc xin Combe Five quy mô nhỏ trên địa bàn 4 tỉnh Hà Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Tháp. Việc kiểm tra giám sát tại 4 địa phương sẽ được thực hiện trong tháng 5, 6, cố gắng trong tháng 6 sẽ hoàn thành kết quả trên quy mô nhỏ và báo cáo bộ y tế.
Dự kiến việc chuyển đổi vắc xin Combe Five sẽ được triển khai trên toàn quốc trong tháng 6, 7/2018.
PGS Dương thông tin thêm, hiện nay vắc xin Quinvaxem vẫn tiếp tục được sử dụng trong Chương trình TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi cho đến khi được thay thế bằng vắc xin mới. Lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 mới này cũng giống vắc xin Quinvaxem cũ, trẻ dưới 1 tuổi cần được tiêm đủ 3 mũi vắc xin vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Nếu trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm chủng thì cần được tiêm sớm vào thời gian sau đó mà không cần phải tiêm lại từ đầu.
Trẻ đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin Quinvaxem thì sẽ được tiếp tục tiêm vắc xin ComBE Five liều tiếp theo và không phải tiêm lại từ đầu. Bộ Y tế khuyến các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Sẽ có một đại dịch toàn cầu mới? Tuy chưa thể đặt tên nhưng mầm bệnh chết người tiếp theo gây ra đại dịch toàn cầu rất có thể là một căn bệnh đường hô hấp, lan tràn bởi một vi-rút lây bệnh trong thời gian ủ bệnh hoặc khi các triệu chứng còn rất nhẹ, theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh sức khỏe Johns Hopkins. Nhân...