Bạn đã biết đánh răng đúng cách?
Đánh răng là việc làm thường xuyên hàng ngày nên nhiều người nghĩ nó rất đơn giản.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện và tạo thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày.
Đánh răng đúng cách giúp làm sạch mảng bám và loại bỏ sự tích tụ của vi khuẩn trong khoang miệng. Nhờ đó phòng tránh được các bệnh liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng… cũng như nhiều bệnh viêm nhiễm khác.
Nên đánh răng khi nào?
Hầu hết chúng ta đều có thói quen đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, sau bữa ăn, nếu răng miệng không được làm sạch thì thức ăn sẽ lưu lại và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn trong mảng bám tiếp xúc với thức ăn, chúng tạo ra axit. Các axit này dẫn đến sâu răng và các bệnh răng miệng khác.
Để bảo vệ răng miệng tốt nhất, hãy đánh răng sau mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây viêm nướu răng và các bệnh nha chu.
Các nha sĩ khuyến cáo, nên đánh răng 2-3 lần/ngày, mỗi lần từ 2 – 3 phút để loại bỏ sạch những mảng bám trên răng. Sau khi đánh răng cần nhổ sạch kem đánh răng, không được nuốt. Đồng thời súc miệng lại bằng nước sạch.
Nên duy trì thói quen đánh răng sau bữa ăn.
Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp
Một vật nhỏ bé là chiếc bàn chải đánh răng nhưng rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của bạn. Chọn bàn chải đánh răng phù hợp cũng không hề đơn giản đâu bạn nhé.
- Với những người lợi (nướu) nhạy cảm nên chọn bàn chải có lông mềm để tránh gây kích thích nướu và men răng. Tuy nhiên, lông bàn chải càng mềm thì hiệu quả trong việc loại bỏ mảng bám trên răng càng kém.
- Bàn chải lông cứng phù hợp với những người có lợi khỏe mạnh hoàn toàn. Lưu ý không được dùng lực mạnh khi dùng bàn chải cứng do dễ làm hỏng men răng và gây tổn thương nướu.
- Những người đang niềng răng nên chọn loại bàn chải có lông ở giữa ngắn hơn phía ngoài giúp làm sạch cả răng và niềng răng của bạn.
Video đang HOT
- Đối với những hàm răng khấp khểnh nên chọn loại bàn chải có phần lông cuối bàn chải dài hơn, hình mũi tên giúp làm sạch các vùng khó tiếp cận.
- Chọn bàn chải có kích thước vừa phải, phù hợp với khoang miệng của bạn. Đầu bàn chải nhỏ và dài không quá 2cm để có thể tiếp cận được vào sâu bên trong răng hàm.
- Lưu ý thay bàn chải định kỳ từ 2-4 tháng/lần.
Cách đánh răng khoa học
Thông thường, chúng ta coi đánh răng hằng ngày là một việc nhỏ và không chú ý đến thao tác này. Tuy nhiên đánh răng qua loa không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn tấn công vào răng, nướu, làm mòn lớp men răng gây hiện tượng nhạy cảm, ê buốt răng và các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…
Hãy nghiêng bàn chải một góc 45 độ so với đường viền nướu. Sau đó, làm sạch từng phần của các răng, với các động tác di chuyển từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Khi đánh răng nên tránh động tác chải ngang, chà thật mạnh để hạn chế làm mòn men răng và tổn thương nướu răng. Thay vào đó hãy đánh răng nhẹ nhàng theo vòng tròn bao gồm cả mặt trong, mặt ngoài của răng và lưỡi.
Các bước đánh răng đúng cách.
Lựa chọn kem đánh răng phù hợp
Hầu hết các loại kem đánh răng đều có chứa fluoride để ngừa sâu răng và những chất khác giúp giữ răng sạch và nướu khỏe mạnh, có mùi thơm dễ chịu. Bạn cần chọn loại kem đánh răng và sử dụng với lượng phù hợp cho từng thành viên lứa tuổi khác nhau trong gia đình. Trong một số trường hợp đặc biệt như sâu răng nặng, bác sĩ nha khoa sẽ có những chỉ định sử dụng với nồng độ fluoride cao hơn.
Lưu ý, với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, nên chọn kem đánh răng có chứa ít fluoride hoặc phải cẩn thận khi sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride, ít chất tạo bọt. Tốt nhất nên chọn loại kem dành riêng cho trẻ em.
Lựa chọn kem đánh răng phù hợp với trẻ nhỏ.
Sử dụng chỉ nha khoa
Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần trong ngày. Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám gây sâu răng. Chỉ nha khoa sẽ đi sâu vào các kẽ răng nơi bàn chải không làm sạch được. Nên dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng và súc miệng lại với nước sạch.
Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách loại bỏ hết mảng bám trong kẽ răng.
Có nên sử dụng nước súc miệng?
Súc miệng, họng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng có thể hỗ trợ làm sạch khoang miệng. Sau khi đánh răng từ 2-3 phút, hãy súc miệng bằng nước súc miệng không chứa cồn. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trong miệng, giúp hơi thở thơm tho.
Tuy nhiên, không nên sử dụng nước súc miệng quá 2-3 lần trong ngày. Vì nước súc miệng chứa thành phần sát khuẩn có thể làm thay đổi môi trường vi khuẩn có lợi trong miệng.
Sau khi dùng nước súc miệng, bạn không nên ăn sau khoảng nửa giờ.
Lưu ý không được nuốt nước súc miệng.
Lời khuyên chăm sóc răng miệng hiệu quả
Để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh, ngoài những lưu ý khi đánh răng kể trên, chúng ta nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế tối đa đường tinh chế và các loại đồ ngọt, nước uống có ga, bia, rượu,… Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Đánh răng đúng phương pháp kết hợp với kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề về răng miệng và có nụ cười tỏa sáng.
7 thói quen hàng ngày làm xỉn màu, ố vàng răng bạn
Thường xuyên uống nước ngọt, bơi lội hay dùng sai loại nước súc miệng là những thói quen hàng ngày có thể gây hại cho răng, dẫn đến hư răng và làm ố vàng răng, mọi người cần lưu ý.
Thường xuyên uống nước ngọt: Các loại nước ngọt đều có đường và chúng có thể phá vỡ men răng, khiến răng yếu và xỉn màu. Để tốt cho răng, bạn nên uống trà đá. Hầu hết các loại trà đều có chứa axit malic, một hợp chất hữu cơ có tính tẩy mạnh, giúp làm tăng sản xuất nước bọt, từ đó, chống sâu răng và ngăn ngừa ố vàng răng .
Bơi lội thường xuyên: Điểm đến yêu thích trong mùa hè của nhiều người là hồ bơi. Tuy nhiên, nếu bơi nhiều hơn 6 giờ mỗi tuần, rất có thể bạn sẽ nhận thấy hàm răng tích tụ màu nâu do các loại hoá chất trong nước hồ bơi gây ra vết ố trên răng .
Dùng sai loại nước súc miệng: Nước súc miệng được cho là sẽ mang lại cho bạn hơi thở thơm tho nhưng bạn nên kiểm tra nhãn trước khi mua. Một số thành phần trong nước súc miệng có thể phản ứng với các hợp chất gây ố màu trong thực phẩm, thay vì làm sáng răng, nó có thể làm xỉn màu răng. Nên chọn những loại không chứa thành phần chlorhexidine hoặc eucalyptol và chỉ dùng nước súc miệng trước khi ngủ.
Dùng bàn chải lông cứng: Sử dụng bàn chải cứng sẽ không làm cho răng trắng thêm mà trên thực tế, chải quá mạnh có thể làm mòn men răng. Điều này sẽ khiến răng dễ bị sâu và dễ bị ố vàng. Các nha sĩ khuyên bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm và thay mới sau mỗi 3 tháng.
Ăn nhiều gia vị: Nêm gia vị vào thức ăn sẽ tăng thêm hương vị và nhiều mùi thơm khác nhau cho món ăn nhưng cũng có thể khiến răng bị ố vàng. Một số loại gia vị có sắc tố cao như cà ri có thể làm răng ngả sang màu hơi vàng. Nếu muốn thêm hương vị cho các món ăn, hãy thử dùng các loại thảo mộc như nghệ, cỏ xạ hương, quế... để bảo vệ sức khoẻ răng miệng.
Căng thẳng: Khi chịu nhiều áp lực, theo bản năng, một số người có thể nghiến răng để xả stress. Ngoài việc khiến gây đau đầu và đau hàm, việc mài răng có thể làm suy yếu men răng, khiến răng bị vàng và dễ gãy.
Sử dụng quá nhiều trà, cà phê, thuốc lá...: Theo nghiên cứu, bất cứ thực phẩm nào có khả năng nhuộm màu quần áo cũng có thể làm ố vàng răng. Do đó, trà, cà phê, rượu vang hay khói thuốc lá... đều chứa những hoạt chất nhanh chóng làm thay đổi màu răng, ố vàng. Tốt nhất, bạn nên thay thế bằng các thực phẩm lành mạnh khác để giữ hàm răng luôn sáng bóng. Ảnh: BS, IT.
Nguyên nhân răng của bạn ngả màu vàng Răng ngả vàng có thể do chế độ ăn uống không hợp lý, tật nghiến răng hoặc thói quen hút thuốc. Bạn đã bao giờ soi gương và cảm thấy ngại ngùng khi thấy màu răng của mình? Nhiều người đang phải chịu đựng tình trạng răng ố vàng mà không biết lý do. Răng đổi màu thường không phải dấu hiệu cảnh...