Bạn đã bao giờ nghe tới “bộ ba tuyệt đỉnh mì xứ Morioka” ở Nhật Bản?
Thật kỳ lạ, ba món mì truyền thống từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc lại trở thành bộ ba tuyệt đỉnh ở thành phố Morioka, Nhật Bản. Chắc hẳn có rất nhiều điều đặc biệt nơi đây đang chờ đợi chúng ta khám phá.
Những bát mì wanko soba nhỏ xíu thể hiện sự kỳ công trong cách phục vụ và thưởng thức. (Ảnh: Oscar Boyd)
Mì (ramen) được coi là “món ăn quốc dân” tại Nhật Bản khi nhận được sự yêu thích từ tất cả mọi người và gần như mọi khu vực trên đất nước này đều có món mì mang đặc trưng riêng.
Tại thành phố Morioka – thủ phủ tỉnh Iwate, Nhật Bản không chỉ có một mà tới ba món mì nổi tiếng. Tên gọi chung ba loại mì là “Morioka sandaimen” (ba món mì tuyệt vời của Morioka) nhưng nguồn gốc của chúng lại đến từ ba quốc gia khác nhau: “wanko soba” từ Nhật Bản, “ jajamen” từ Trung Quốc và món ăn “ reimen” từ Triều Tiên.
Trên trang Ramen Guide Japan – nơi viết về ẩm thực Nhật Bản cho du khách quốc tế, nhà nghiên cứu ẩm thực Cody Mizuno nhấn mạnh: “Việc ba món mì cùng tồn tại trong một thành phố nhỏ nói lên sự “phiêu lưu” trong khẩu vị của người Nhật và cách ba món mì này thể hiện những đặc điểm khí hậu địa phương là điều khiến tôi ấn tượng nhất về Morioka.”
Wanko soba (mì kiều mạch)
Khoảng 15 bát mì nhỏ sẽ bằng một suất mì bình thường chúng ta hay ăn (Ảnh: Goin’Japansque)
Có lẽ Wanko soba là món đầu tiên mà bất cứ ai cũng muốn thử khi đến tỉnh Iwate bởi cách ăn vô cùng độc đáo. Mì được phục vụ trong những chiếc bát nhỏ xíu, mỗi bát chỉ chứa vài sợi mì với nhiều loại gia vị cùng với các món ăn kèm.
Video đang HOT
Ngay khi thực khách dùng hết một bát mì, những người phục vụ được gọi là “okyji-san” sẽ vui vẻ thúc giục họ ăn thêm bát nữa trong khi hô to khẩu hiệu “hai jan jan, hai don don” và mì sẽ tiếp tục được phục vụ cho đến khi khách đậy nắp bát mì lại để ra hiệu là đã no.
Truyền thống “wanko soba” ra đời khi người dân trong vùng còn nghèo đói và việc dùng mì trong những bát nhỏ là cách người dân nơi đây biến những bữa ăn đơn giản trở thành bữa tiệc thịnh soạn.
Mười lăm bát wanko soba tương đương với một suất mì tiêu chuẩn. Vị khách ăn nhiều kỷ lục tại Azumaya là 570 bát. Kỷ lục này được lập ra bởi một cô gái trong khi người đàn ông ăn nhiều nhất cũng chỉ tới 530 bát.
Jajamen
Món jajamen lấy cảm hứng từ mì đen ở Trung Quốc (Ảnh: Louise George Kittaka)
Giống như wanko soba, “jajamen” cũng ra đời trong thời đất nước còn khó khăn. Sợi mì được tạo ra dạng dẹt, giống mì từ vùng Chiết Giang Trung Quốc và được mang về Morioka trước Thế chiến II bởi ông Kansho Takashina, người đã sống ở Mãn Châu (Trung Quốc ngày nay).
Ông Takashina về Nhật Bản và bắt đầu với một quầy bán đồ ăn, sau này phát triển thành chuỗi nhà hàng Pairon. Ngày nay, con gái và cháu trai của ông tiếp tục công việc kinh doanh của gia đình, nơi các cửa hàng vẫn còn giữ nguyên nét hoài cổ để gợi nhớ về những món ăn đường phố lâu đời của họ.
“Jajamen” được phủ bên trên với lớp nước sốt từ thịt và “miso” (tương đậu nành) dùng kèm dưa chuột và hành lá. Bên cạnh đó, ta có thể thêm các gia vị khác như gừng xay, tỏi và giấm tùy theo khẩu vị.
Khi thưởng thức “jajamen” tại Morioka, thực khách sẽ trải nghiệm được hai món ăn trong một lần gọi món vì khi ăn xong mì, phần nước sốt thịt-miso còn lại sẽ được đánh lên với một quả trứng gà tươi để tạo nên một sự kết hợp vô cùng độc đáo. Đừng lo lắng phần súp đó bị nguội bởi người phục vụ sẽ giúp bạn thêm một ít nước nóng vào bát tạo ra một loại súp nóng được gọi là “chintantan”.
Reimen
Reimen tại Nhật Bản (Ảnh: Louise George Kittaka)
Reimen (mì ướp lạnh) cũng được đem đến Morioka ngay sau Thế chiến II bởi Teruto Aoki, một người sinh ra ở Triều Tiên. Ông mở nhà hàng đầu tiên tại thành phố vào năm 1954. Tuy rằng ý tưởng món ăn dựa trên món mì Hàn Quốc, công thức chế biến lại được điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị Nhật Bản.
Vắt mì được làm từ tinh bột khoai tây thay vì là bột kiều mạch. Điều này khiến cho sợi mì nhìn trong hơn, mì trơn và tách sợi hơn. Khi ăn, vắt mì sẽ được chan đẫm nước dùng từ thịt bò nóng hổi và ăn kèm với kim chi. Thực khách đến ăn mì cũng luôn được phục vụ một phần trái cây theo mùa như dưa hấu hoặc lê “nashi” để tráng miệng hoặc làm mới khẩu vị.
Từ khi Reimen ngày một nổi tiếng tại Morioka, nhiều người Hàn Quốc cũng tới đây và mở nhà hàng. Song, cho tới năm 1986 thì món mì này mới được biết đến với cái tên “Morioka Reimen”. Điều này bắt nguồn từ lễ hội quảng bá về các loại mì tại Nhật Bản được tổ chức tại Morioka năm đó.
Ba loại mì tuy có nguồn gốc từ những quốc gia khác nhau nhưng khi đến với thành phố Morioka lại mang những nét đặc trưng cực kỳ thú vị và riêng biệt từ cách ăn, công thức đến mùi vị. Ba loại mì dường như đã tạo nên thương hiệu cho thành phố Morioka và trở thành những màu sắc độc đáo tô điểm cho văn hoá ẩm thực nơi đây.
Món ăn kinh dị: Lấy can đảm ăn món "nhảy tanh tách" trong miệng ở xứ Phù tang
Được mệnh danh là đặc sản của xứ Phù tang, mỗi khi khách quý tới chơi người dân lại đãi khách bằng món ngon nhất của xứ mình. Trong đó, không thể không kể đến món Shirouo no Odorigui.
Lý giải món ăn "lạ"
Shirouo dùng để miêu tả chung cho loại cá nhỏ, thân gần như trong suốt hoàn toàn. Tuy nhiên, ở các vùng khác nhau người Nhật lại sử dụng các loại cá khác nhau cho món ăn này.
Nếu như ở Iwakuni (tỉnh Yamaguchi), loại Shirouo được ăn là cá trắng nhỏ thì ở Fukuoka, người ta lại dùng nguyên liệu là cá bống đá.
Theo lý giải, Shirouo no Odorigui là một trong những món ăn truyền thống của Nhật, được chế biến từ những con cá non trong suốt.
Nhiều người khen ngợi đây là món: Càng ăn càng nghiện- Ảnh minh họa
Trong tiếng Nhật Odorigui nghĩa là "nhảy múa", có nghĩa là khi thưởng thức món ăn này, những chú cá non sẽ "nhảy múa" trong miệng bạn.
Có nhiều du khách thường nhai những con cá này, nhưng chính xác là bạn phải nuốt sống chúng và uống cùng với rượu sake. Khi đó, bạn mới có cảm giác những con cá này đang "bơi tung tăng" trong dạ dày của mình. Đây là một điểm rất độc đáo khiến món ăn này trở thành đặc sản của Nhật Bản khi bạn đến đây du lịch.
Cách thưởng thức món cá nhảy
Đầu tiên, người ta đựng cá Shirouo trong một bát lớn có chứa ít nước, sau đó chuẩn bị thêm một quả trứng cút sống và chút giấm. Khi ăn, thực khách đập trứng và trộn đều cùng một ít giấm rồi thả cá vào.
Những con cá được ngâm giấm để tăng sự thú vị- Ảnh minh họa
Người ta cho rằng giấm làm cho cá bị tê liệt và ngất tạm thời, tuy nhiên thực tế thì những con cá gặp giấm sẽ bị xót và liên tục "nhảy múa" mạnh hơn bình thường.
Trong lúc đó, thực khách dùng đũa gắp cá bỏ vào miệng và để cho chúng mặc sức giãy giụa trong miệng. Có lẽ, chính điều này làm tăng cảm giác hứng thú cho người thưởng thức.
Ngoài ra, người ta còn nhiều cách để thưởng thức loại cá đặc biệt này. Những con cá Shirouo có thể được sử dụng trong việc chế biến món tempura và bánh gạo tsukudani hoặc đun sôi với kem trứng.
Cá Shirouo chỉ có vào mùa xuân, vậy nên khi bạn thấy người dân thưởng thức món cá này cũng là lúc báo hiệu mùa đông giá lạnh sắp kết thúc.
Nhật Bản: Kỳ lạ món lương khô đặc biệt từ rau và thịt ngựa Trong một lần trải qua cơn bão, một người dân Nhật Bản đã chế biến món lương khô với nguyên liệu từ thịt ngựa, gạo lứt và các loại rau, điều đặc biệt là thực phẩm này có thể sử dụng được trong 1 năm. Món thịt ngựa được người Nhật Bản chế biến thành lương khô. (Nguồn: tokyotreat.com) Món thịt ngựa được...