Bạn có tin rằng chúng ta đang cầm cốc sai cả đời mà không biết?
Thỉnh thoảng bạn lại bị chê cầm cốc “không nên hồn”, khiến nước trong cốc cứ sánh ra ngoài. Thật ra, hậu quả này không phải là tại bạn vụng về đâu.
Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã dành nhiều thời gian và công sức để giải quyết một trong những vấn đề đau đầu nhất của cuộc sống: thức uống nóng thường bị trào, sánh ra khỏi cốc khi chúng ta cầm nó đi lại, dù có thể chỉ là đi từ chỗ để ấm về chỗ ngồi của mình mà thôi.
Sau rất nhiều thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm về nhiều cách bước đi và nhiều phân tích kỹ càng, các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng có một lý do chính gây nên chuyện sóng sánh này, chính là cách chúng ta cầm cốc. Hóa ra, cách cầm cốc của chúng ta từ trước đến nay SAI BÉT! Theo họ, bằng cách cầm cốc bằng quai một bên, hoặc cầm ôm quanh thân cốc, chúng ta đã vô tình khiến cho lực thức uống nóng bên trong va vào thành cốc đựng tăng lên – bạn cứ hình dung như cảnh sóng biển cho hợp với mùa hè: sóng đánh vào bờ đá càng mạnh, bọt nước văng lên sẽ càng cao và xa.
Vậy nên, đây là cách cầm cốc rất sai:
(Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Sai nốt:
(Ảnh: Internet)
Cách cầm đúng phải là:
(Ảnh: Internet)
Cách cầm đúng này đòi hỏi bạn phải giữ cốc ở phía trên, các ngón tay bấu lại ở ngay dưới miệng cốc – làm như vậy sẽ giảm lực va đập bên trong và tránh trào.
Tuy nhiên, cách cầm tối ưu nhất cho đến lúc này cũng không phải là không có vấn đề, mà có lẽ chính bạn cũng đã nghĩ ra: Thứ nhất, cách cầm này không tạo được cảm giác vững vàng, an toàn mà luôn sợ tuột tay, rơi vỡ. Và đó là chưa kể hơi nóng bốc lên từ cốc sẽ chạm vào lòng bàn tay, nếu thức uống quá nóng thì có thể gây bỏng không biết chừng. Trong trường hợp cốc có nắp và không lo bỏng hơi, ta lại càng dễ bị đẩy vào tình huống nắp còn trên tay nhưng cốc đã tung tóe dưới sàn nhà…
Các nhà nghiên cứu cũng đã tính đến những chuyện này, và đưa ra một giải pháp thần kỳ khác cho chuyện trà và cà phê bớt sóng sánh: đi giật lùi. Theo họ, bằng cách đi giật lùi, chúng ta có thể thay đổi đáng kể chuyển động tay của chính mình, tác động lên chiếc cốc và làm giảm nguy cơ sóng sánh.
Khoa học đã lên tiếng, liệu bạn đã sẵn sàng sửa sai?
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
Bất ngờ với lý do thật sự khiến các vận động viên hễ có huy chương là cắn
Có 2 lý do giải thích việc làm mang tính biểu tượng này của các vận động viên, nhiều người đã nghĩ ra được 1 rồi, nhưng lý do còn lại mới là "bá đạo".
Ai theo dõi các cuộc tranh tài thể thao hẳn đều cảm thấy quen thuộc với hình ảnh các vận động viên khi đứng trên bục nhận giải hoặc sau khi trả lời phỏng vấn thường ra sức cắn lấy cắn để chiếc huy chương (thậm chí là cúp, đĩa bạc) mình vừa giành được.
Có một lý do, có lẽ nhiều người đã nghĩ đến, là những vận động viên này đang làm theo thói quen vô thức học được từ các đàn anh, đàn chị của mình. Thời xưa, có thể ai đó đã khởi đầu thói quen này khi cố gắng kiểm tra xem chiếc huy chương vàng mà mình nhận được có phải được làm từ vàng thật hay không (nếu bạn tò mò, hàng thật khi cắn vào sẽ hơi để lại dấu răng). Nhưng thời này, khi thông tin đã được công bố cởi mở hơn, người ta không giấu diếm cho biết rằng thật ra những chiếc huy chương vàng hiện tại đều chỉ có một con số rất đẹp, 1,34% là vàng, còn lại được làm chủ yếu từ... bạc và đồng. Nếu chúng thật sự được làm bằng vàng thì chi phí giải thưởng mà ban tổ chức Thế vận hội năm nay phải chịu sẽ là rất lớn khó kham nổi, rõ ràng là vậy, với khoảng 17 triệu đô phát sinh.
Đó là ta chỉ nói về những chủ nhân của chiếc huy chương vàng, còn những người đoạt huy chương bạc và đồng, họ gần như chẳng có lý do nào ngoài việc... được sỗ sàng yêu cầu làm điều đó. Và lời yêu cầu này không từ ai khác hơn mà chủ yếu từ các phóng viên ảnh.
(Ảnh: Internet)
Trước mặt mỗi vận động viên của chúng ta luôn là một rừng thử thách, một rừng đối thủ, cổ động viên, và đến khi đã giành chiến thắng, là một rừng máy ảnh luôn có nhiều đòi hỏi. Chủ tịch hội nhiếp ảnh sử gia Olympic, David Wallechinsky, cho biết hành động cắn huy chương đơn thuần mang ý nghĩa biểu tượng này dường như đã trở thành nỗi ám ảnh của các nhiếp ảnh gia. Cũng dễ hiểu khi phóng viên muốn có những hình ảnh đa dạng và thú vị hơn ngoài việc vận động viên chỉ đứng đó và mỉm cười; và do không có đạo cụ nào khác trong tay ngoài chiếc huy chương quý giá vốn đã muốn khoe cho tất cả thế giới, truyền thống xưa kia được nhiều vận động viên sẵn sàng được trưng dụng để làm hài lòng tất cả mọi người (và tất nhiên, cũng có những người thực hiện một cách rất miễn cưỡng.)
Và nếu bạn thắc mắc đã có ai bị thiệt hại từ việc này hay chưa thì tất nhiên là đã có! Ít nhất đã có một trường hợp được ghi nhận bị mẻ răng vì cắn huy chương là vận động viên ván trượt người Đức David Moeller, sau khi đoạt huy chương bạc vào năm 2010 - tuy rằng cũng may mắn cho anh này khi có mẹ là một nha sỹ.
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
13 điểm khác biệt "chuẩn không cần chỉnh" giữa đàn ông và phụ nữ ai cũng phải gật gù công nhận Phụ nữ và đàn ông khác nhau ở điểm nào? Xem những điều sau đây dù là nam hay nữ thì chắc chắn bạn cũng phải gật đầu lia lịa đấy. Giữa nam giới và phụ nữ luôn luôn có những sự khác biệt và thậm chí là đối lập. Chắc chắn một điều rằng trong những hoạt động thường ngày bạn có...