Bạn có tin cá sắt nấu canh đang cứu 2 tỷ người trên thế giới?
‘Con cá sắt thần kỳ’ có thể giúp cho khoảng 2 tỷ người thiếu sắt trên thế giới có cuộc sống tốt hơn.
Khoảng 20 triệu người trên thế giới hiện nay bị thiếu máu và sắt là khoáng chất bị thiếu phổ biến nhất. Theo các thống kê, có khoảng 2 tỷ người trên thế giới đang trong tình trạng thiếu sắt. Nếu không đủ lượng sắt trong máu, các tế bào sẽ bị thiếu oxy dẫn đến người uể oải, mệt mỏi.
Vì lý do này, Tiến sĩ Christopher Charles đến từ Canada đã phát minh ra một con cá độc đáo. Con cá này không chỉ cho phép người dùng có đủ lượng sắt mà thậm chí có thể sử dụng rất nhiều lần. Đây là một biện pháp hữu ích cho những người nghèo và lạc hậu.
Bạn có tin cá sắt nấu canh đang cứu 2 tỷ người trên thế giới?
Bạn có biết thời gian bổ sung sắt tốt nhất cho cơ thể là vào lúc nào? Câu trả lời là vào buổi tối. Điều này có nghĩa, nếu bữa ăn tối của bạn có sắt thì sáng hôm sau bạn sẽ tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả.
Con cá sắt mà Christopher Charles phát minh ra đương nhiên làm hoàn toàn từ sắt. Người dùng chỉ cần cho cá sắt vào nước, nấu trong khoảng 10 phút cùng với canh là con cá hoàn thành nhiệm vụ trong bữa ăn. Theo ước tính, chỉ cần 1 lần nấu như vậy, con cá sắt có thể đáp ứng khoảng 75% lượng sắt người trưởng thành cần trong 1 ngày. Sau khi nấu xong, con cá được vớt ra, rửa sạch và dùng cho lần tiếp theo.
Hãy nhớ rằng, sắt là rất quan trọng với cả đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em. Nếu cơ thể bạn nhiều sắt, bàn tay và chân sẽ ấm áp hơn đồng thời cơ thể sẽ không cảm thấy chóng mặt.
TiTi
Theo nld.com.vn
'Về đi em, anh rút lại đơn ly hôn rồi' Truyện thật cho ai đang chán nản với hôn nhân...Hãy suy ngẫm...
Thấy chồng đã đi làm về, tôi vội vàng bảo:
- Anh vào nhặt giúp em mớ rau với, nhanh kẻo muộn giờ đi học thêm của con.
Video đang HOT
Anh chẳng nói câu gì, lẳng lặng bỏ vào phòng, mãi vẫn chẳng thèm qua phụ vợ nấu cơm. Tôi giục giã, anh mới uể oải đi ra, nhìn quanh 1 lượt rồi quát:
- Ở nhà cả ngày có mỗi nồi cơm mà không nấu được.
- Hôm nay em bận quá, bên Hội phụ nữ người ta...
Tôi chưa nói hết câu anh liền cướp lời:
- Chỉ mình cô bận sao? Thế tôi ra ngoài đi làm kiếm tiền là còn nhàn lắm, thế nên về nhà phải chui vào bếp nấu cơm hầu hạ mẹ con cô nữa mới đủ à?
Tôi ức lắm, hôm ấy cũng cố cự cãi với chồng. Xưa nay anh toàn thế, lúc nào cũng vịn cớ vợ ở nhà là phải lo chu tất cho gia đình, anh về đến nơi là phải cơm nước đàng hoàng chứ không được chậm trễ. Anh nào đâu có hiểu tôi cũng phải việc nọ việc kia chứ có được ngồi không lúc nào.
Tối ấy anh giận, vùng vằng không chịu ăn cơm, cứ nhốt mình trong phòng làm việc. Tôi thấy tủi thân nên cứ ngồi ôm con khóc mãi. Lúc sau anh bước ra, đưa ra trước mặt tôi 1 tờ đơn li hôn bảo:
- Chúng ta đều đã quá mệt mỏi rồi, giải thoát cho nhau đi.
(Ảnh minh họa)
Đó không phải là lần đầu tiên 2 vợ chồng có suy nghĩ sẽ ly hôn, nhưng là lần đầu tiên anh tự tay viết đơn rồi ký tên mình đàng hoàng vào trong đó. Tôi trơ mắt nhìn anh, cảm thấy sao mà xa cách quá! Tôi gạt nước mắt, nhận lấy tờ giấy rồi cũng hí hoáy kí luôn. Anh đã không cần thì tôi cũng chẳng thiết tha làm gì nữa. Những ngày tháng qua tôi hi sinh nhiều thứ, vì anh và vì con mà bỏ cả công việc ưa thích của mình, nhịn ăn nhịn mặc làm 1 người vợ, 1 người mẹ tốt... Thế mà trong mắt anh như thế vẫn là chưa đủ. Tôi thấy ấm ức quá, cảm giác tiếc nuối thì ít mà thấy hận và cay đắng thì nhiều.
Anh nhìn lá đơn 1 lúc rồi cất nó vào vào cặp táp. Giây phút anh đóng chiếc cặp lại cũng chính là lúc khóa chặt cả một khoảng trời kỉ niệm của cuộc hôn nhân này.
Sắp đến giờ đón cu Bin đi học thêm về, tôi mới bế thằng con nhỏ về phòng, dỗ mãi mà nó không chịu ngủ.
- Bon ngủ đi, mau để mẹ đi đón anh.
- Ứ ừ, mẹ cho con đi với!
Tôi bực dọc quát nạt, nó khóc ré lên. Lúc này anh mới bảo:
- Em ở nhà trông Bon đi, để anh đón Bin. Từ nay mọi việc liên quan đến thằng bé em không phải lo nữa, chỉ cần lo tốt cho Bon thôi. Chúng ta sẽ chia nhau 2 đứa trẻ.
Anh lẳng lặng rời đi. Tôi thấy mình cứ lơ lửng như ở trên mây, cảm giác thật khó diễn tả được bằng lời, nước mắt tự nhiên cứ trào ra chẳng thể nào kiểm soát được.
- Mẹ ơi, chia nhau 2 đứa trẻ là sao ạ?
Nghe đứa con trai 5 tuổi hồn nhiên hỏi, tôi giật thót, ú ớ chẳng biết phải nói lại thế nào. Cứ nghĩ đến khi con lớn hơn, hiểu được cái việc chia chác của bố mẹ nó lúc này, lòng tôi quặn thắt.
Hôm sau anh xin nghỉ phép, chủ động thu gấp quần áo và đồ dùng cá nhân của mình với cu Bin vào vali.
- Anh sẽ đưa Bin về nhà ông bà nội, xem như 2 bố con về thăm quê mấy ngày, đợi khi nào xong hết mọi thủ tục nói cho ông bà biết chuyện cũng chưa muộn.
Nói rồi anh kéo cái vali đi luôn. Tôi như ngã quỵ, cảm giác như mình đang chới với giữa 1 vùng nước lạnh và sâu.
Tối ấy anh gọi điện thông báo:
- Anh nộp đơn rồi, 15 ngày sau sẽ hoàn tất thủ tục. Lúc ấy em sắp xếp thời gian lên tòa giải quyết.
Tôi lặng yên 1 lúc mới đủ sức trả lời:
- Em biết rồi. Đêm ngủ anh nhớ đeo cho Bin cái khăn quanh cổ. Trời về khuya trở lạnh, con dễ bị viêm họng.
- Cảm ơn.
Anh lạnh lùng cúp máy. Như thế là xong, 2 chúng tôi đều đã hoàn tất mọi thứ cho một cuộc chia ly...
3 ngày sau đó, căn nhà thiếu bóng anh và con trở nên trống trải vô cùng. Tôi tới chỗ nào, làm gì, hình ảnh 2 người họ cứ hiển hiện làm tôi sầu não vô cùng. Cu Bon nhớ anh, cứ chốc chốc lại hỏi:
- Khi nào ba với anh về hả mẹ?
Tôi chỉ biết nuốt nghẹn, bắt đầu học cách nói dối con:
- Ba bận lắm, khi nào xong việc ba sẽ về. Bon ngoan thì cuối tuần mẹ cho về quê thăm anh Bin nhé!
Suốt mấy tối hôm đó, Bon toàn bắt tôi phải điện thoại về để được nói chuyện với anh mới chịu đi ngủ. Nghe 2 thằng bé hứa hẹn mua quà cho nhau, nói những lời nhớ nhung, yêu thương, tôi gần như nghẹt thở.
Đến hôm thứ 5, đột nhiên Bon sốt cao. Suốt đêm tôi gần như thức trắng để lo cho con. Bình thường những lần con ốm thế này, anh sẽ luôn ở bên để thay ca giúp vợ trông con cho tôi đi ngủ. Lần đầu rơi vào hoàn cảnh ấy, tôi vừa mệt vừa cuống.
Sáng sớm hôm sau con vẫn không đỡ sốt, tôi đành phải bắt taxi đưa ngay lên viện Nhi. 2 mẹ con đơn độc kéo nhau đi làm thủ tục, giấy tờ, rồi chụp chiếu, xét nghiệm hết phòng nọ tới phòng kia. Nhìn chung quanh người ta có vợ có chồng đỡ đần nhau, tôi thấy tủi thân vô cùng.
Con bị chẩn đoán viêm phổi nên phải nằm lại viện. Nhìn thằng bé xanh dớt, nằm mê man cứ gọi tên anh Bon, tôi như bị ai đó thắt gan thắt ruột. Tôi mếu máo bấm điện thoại cho chồng báo tin con bị ốm.
Đầu giờ chiều anh cũng tất tả vào viện thăm 2 mẹ con. Nhìn thấy tôi với con ngồi ôm nhau trên giường bệnh, anh thoáng chút rùng mình, sững sờ 1 lúc mới bước lại. Anh sờ lên trán con, ái ngại nhìn tôi 1 lát rồi quay mặt đi. Anh không dám nhìn thẳng vào mắt tôi nữa, nắm lấy tay con đưa lên miệng mình thơm nhẹ, rồi cứ cúi gằm mặt nghẹn ngào bảo:
- Con sẽ ổn thôi, em đừng lo.
Vừa nghe thấy câu ấy, tôi tủi thân bật khóc. Anh rụt rè giơ tay ra ôm lấy 2 mẹ con, run run bảo:
- Đừng khóc nữa em, ai trông thấy lại cười cho đấy. Có anh đây rồi, không sao đâu.
Suốt mấy ngày sau đó anh cứ đi đi về về nấu cơm rồi lại mang vào viện cho mẹ con tôi.
Sau 3 ngày Bin cũng được về nhà. Tôi ủ cho con ngủ rồi mới đi xuống nhà, lúc ấy cũng đã hơn 2 giờ chiều. Thấy anh đang lúi húi nấu nướng dưới bếp, tôi ngại ngùng chẳng biết nói sao. Anh quay lại thấy vợ liền rối rít bảo:
- Nhanh đi em, ăn 1 chút cho đỡ đói. Từ sáng đến giờ anh để ý chẳng thấy em ăn uống gì. Con ốm, mình phải khỏe thì mới chăm con được chứ!
Tôi nhận lấy tô cháo của anh mà ứa nước mắt, cảm giác ứ nghẹn. Anh trầm ngâm 1 lúc rồi mới bước đến bên vợ.
- Anh đã rút lại đơn rồi, chúng mình đừng ly hôn nữa được không em? Anh rất sợ mất em và con.
Thấy tôi òa khóc, anh cũng chẳng nói thêm gì, vẫn nhẫn nại ôm ấp vỗ về vợ.
- Anh xin lỗi. Tha thứ cho anh...
Sau lần ấy, 2 vợ chồng tôi vẫn có lúc không tránh khỏi mâu thuẫn nhưng chẳng 1 ai đám nghĩ đến chuyện 2 vợ chồng sẽ đưa nhau ra tòa ly dị. Hơn tất cả, chúng tôi hiểu điều gì là quan trọng nhất đối với mình...
Theo Wtt
6 "báo động đỏ" sức khỏe bạn cần để ý ngay bởi có thể chính bác sĩ cũng không biết Không phải bất cứ bệnh nào cũng có thể dễ dàng nhận ra ngay, có đôi khi chính bác sĩ cũng không thể biết được nguyên nhân hay lý do nào dẫn đến chứng bệnh của bạn. 1. Móng tay của bạn có thể tiết lộ sự thiếu hụt vitamin Hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ lấy mẫu máu, kiểm tra phổi...