Bạn có thử khám phá đặc sản ở Sài Gòn
Khi hỏi Sài Gòn có đặc sản gì? Chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều câu trả lời khác nhau như: bánh tráng trộn, canh bún…
Nhưng với một số người xa xứ đang mưu sinh trên đất Sài thành thì vùng đất này là nơi quy tụ của đặc sản khắp mọi miền đất nước.
Muốn ăn bánh bò xốp đâu cần vượt hơn 300 km để về đến Bạc Liêu, ăn bánh bà lai là phải đến Phan Thiết. Hay mê ăn chè chưng bí đỏ phải đến Campuchia, muốn thưởng thức bánh pía thì ghé về Sóc Trăng… Các tín đồ hảo ngọt mê bánh của mọi vùng miền chỉ cần ghé qua Facebook Đặc sản theo mùa các vùng miền, Bánh ngon quê tôi, Chợ phiên của phụ nữ trẻ trung xinh đẹp đảm đang… là có thể tìm được những loại bánh này.
Chỉ cần một cú click chuột hay một cuộc điện thoại là bánh được mang đến tận nhà và bạn có thể thưởng thức đặc sản khắp nơi giữa lòng Sài Gòn rực nắng. Không chỉ có bánh ngọt, một số loại bánh mặn của Huế như bánh bột lọc, bánh mận, bánh ít trần cũng được bán trong group này.
Nếu bạn không phải là “một con ma Facebook” và muốn tìm một nơi gặp gỡ bạn bè vừa có thể ăn được bánh quê thì chờ gì mà không thử đến thăm tiệm Bánh Quê. Tiệm bánh có hai chi nhánh nằm tại đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận và đường Trần Khắc Chân, Q.1.
Từ bánh tét lá cẩm Cần Thơ, bánh bò nướng lá dứa rễ tre, bánh khoai mì, xôi vị, bánh đậu xanh nướng, da lợn, khoai mì viên, bánh bò thốt nốt, bánh bò bi… loại bánh nào thực khách cũng có thể tìm thấy tại đây. Theo chia sẻ của chủ tiệm thì các loại bánh tại đây đều được làm handmade nên hương vị đặc trưng, chất lượng đảm bảo.
Ngoài bánh ngọt thì các loại bánh Huế cũng được các nhà hàng lẫn các quán ăn nhỏ ở Sài Gòn đưa vào thực đơn. Không có tên nhưng quán nhỏ nằm trong khu chợ Bàn Cờ, Q.3 là một trong những tiệm bán bánh Huế được giới văn phòng yêu thích. Giá cả bình dân, chỉ bán vào đầu giờ chiều đến khi hết bánh, chủ quán là một gia đình người Huế nên bánh không chỉ ngon mà món nem lụi nướng cũng lấy lòng nhiều người.
Video đang HOT
Nếu muốn tìm một không gian lịch sự để tiếp khách và thưởng thức món Huế, món Quảng thì hệ thống quán Mệ Vui tại TP.HCM sẽ đáp ứng được nhu cầu đó. Ngoài quán Mệ Vui thì Ô Rí quán cũng là nơi phục vụ các món ăn thôn quê Huế và miền Trung được phục vụ trong không gian hoài cổ tại trung tâm Q.3.
Trong khi đó trang Facebook Đặc sản Cô Tư là địa chỉ thực khách có thể mua được khô bò cay Củ Chi, khô chỉ vàng tẩm Vũng Tàu, khô cá lóc, cá sặc Cà Mau, lạp xưởng hay chả cá thu ở Vũng Tàu. Facebook Bếp của Phước hay Bếp nhà Én, Chợ đặc sản, Đặc sản 3 miền, Đặc sản Tây Ninh là nơi để mọi người có thể thưởng thức nồi cá kho tàu theo kiểu miền Tây, thố thịt rim mắm ruốc của Huế, thịt xíu xứ nẫu, tô mì Quảng… đúng điệu.
Món bún bò cay xứ Bạc Liêu nổi tiếng vì vốn dĩ đó là món gia truyền và chỉ có gia đình của chị Minh Nguyệt ở Bạc Liêu chế biến thành công. Những tưởng chỉ về Bạc Liêu mới có thể thưởng thức được hương vị cay đặc biệt của món bún này thì giờ đây có thể đến đường Ký Hòa, Q.5. TP.HCM.
Tìm hiểu mới biết rằng anh Đức – chủ quán này là em trai của chị Minh Nguyệt. Còn người dân Phú Quốc cũng đỡ nhớ hương vị quê nhà nếu ghé qua Bún quậy Saigon. Trong khi đó, bánh đa cua Dì Lý ở đường Đồng Khởi là điểm hẹn của những ai mê đặc sản Hải Phòng
Nhắc đến Tây nguyên thì không thể không nhớ đến món gà sa lửa nướng ăn kèm với cơm lam. Muốn nếm món này thì chỉ cần đến khu vực Làng ẩm thực văn hóa Tây Nguyên, Q.Bình Thạnh. Còn để thưởng thức tô phở khô đúng điệu Gia Lai, thì nhất định phải đến tiệm Phở Hồng (Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận)…
Muốn tìm hiểu thêm về món Tây Bắc thì web http://dacsantaybac.net/ là nơi mà các tín đồ đam mê ẩm thực đừng nên bỏ qua. Ở đó, thực khách sẽ được cung cấp thêm những kiến thức về các loại thực phẩm và các món ăn vùng Tây Bắc.
Ngoài ra, quán Heo Mán Mẹt tọa lạc ở Q.Tân Bình cũng là địa chỉ mà người ghiền ẩm thực Tây Bắc nên một lần trải nghiệm qua. Ở đó thực khách sẽ nếm được những món thịt heo của đồng bào Mán. Có thể nói ở Sài Gòn không thiếu món đặc sản của bất kỳ vùng miền nào. Như món bún riêu Buôn Ma Thuột cũng có mặt trong bản đồ ẩm thực của người Sài Gòn. Món ăn này gần như vẫn giữ đúng mọi thứ chi li nhất, từ cách ăn rau phải thái mỏng, từng tóp mỡ đến cái hương vị nước lèo có một không hai.
Hai loại rau không thể thiếu khi thưởng thức bún riêu Buôn Ma Thuột là rau kinh giới và húng. Một điểm nữa cũng khiến hương vị của bún riêu vùng Tây nguyên đặc biệt là miếng riêu béo thơm. Món ăn này được bán tại quán cà phê Bâng Khuâng, Thái Văn Lung, Q.1.
Theo Thanhnien
Cháo lươn - đặc sản đáng tự hào ở thành Vinh
Bát cháo lươn nóng hổi, thơm đậm, sánh mịn có màu hơi nâu đậm, điểm trên cùng là sắc xanh của hành tăm cùng với những miếng lươn nguyên vẹn là ấn tượng khó phai đối với bất kỳ ai đã từng thưởng thức ở thành phố Vinh, Nghệ An.
Không chỉ có bánh bèo, bánh xèo, bánh tráng trộn, cháo canh cá lóc, mực nhảy nướng, bánh bao rán... thành phố Vinh còn nổi tiếng với món cháo lươn đậm chất quê hương.
Lươn là một loại cá nước ngọt, thân hình trụ, da trầy không vảy thường sống ở những khu vực đầm lầy, chiêm trũng. Dưới bàn tay khéo léo, cùng với văn hóa ẩm thưc đặc trưng của người Nghệ An, cháo lươn đã dần trở thành món ăn ngon, là niềm tự hào của người con xứ Nghệ mỗi khi nhắc đến.
Lươn ở Vinh được đánh giá là có vị ngọt hơn so với lươn với các vùng khác do địa hình chiêm trũng, quanh năm được phù sa bồi đắp. Để bắt được lươn, người đân ở đây thường dùng trúm là ống nứa dài khoảng 60cm. Một đầu đục thủng cho lươn chui vào, đầu kia bịt kín có khoét một lỗ thông hơi đề phòng lươn chết ngạt. Gần miệng trúm cài sẵn một chiếc bẫy hình phễu đan bằng cật tre. Cứ chiều đến người dân mang trúm ra đồng, cách 5m đặt một cái. Khi đặt trúm, phần đầu nằm dưới mặt nước, phần sau để nhô lên. Lươn vốn rất thính nên khi ngửi thấy mùi giun hoặc cua đồng được đặt sẵn trong trúm thì liền bò vào. Vì chỉ bò tiến không thể bò lùi nên lươn mắc kẹt trong trúm mà không thể chui ra được. Sáng hôm sau đi nhặt trúm về xổ ra có khi được bốn, năm chú lươn chui vào cùng một trúm.
Mỗi bát lươn có giá từ 30.000 - 50.000 đồng, ăn kèm bánh mỳ
Để lươn sạch nhớt, người dân ở đây thường dùng tro, muối, có nơi còn thả lươn trực tiếp vào nước sôi nhưng chủ yếu vẫn là dùng giấm. Lươn được thả vào trong một cái chậu hoặc nồi lớn cho một lượng giấm vừa đủ rồi đậy nắp. Chờ khoảng 30 phút khi lươn yếu dần, giấm sẽ làm cho lươn nhả sạch nhớt và trắng ra, lúc đó mang lươn đi rửa sạch với nước.
Con lươn sau khi rửa sạch sẽ được rạch bụng từ cổ họng xuống, moi toàn bộ ruột vứt đi, xả lại thật kỹ bằng nước cho đến khi lươn sạch. Bằng sự khéo léo, những miếng thịt lươn đã được lọc ra khỏi phần xương một cách nguyên vẹn.
Thịt lươn không được ninh cùng cháo mà ướp gia vị, xào với nghệ, một chút ớt xay, tiêu, nhất là không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh. Lá hành nhỏ xíu nhưng mang hương vị thơm cay nồng đặc trưng. Lươn xào được coi là đạt tiêu chuẩn khi miếng lươn còn nguyên, mềm nhưng không nát, thấm đượm vị thơm cay của hành, ớt, tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ.
Xương của lươn được giã dập, lọc lấy nước để ninh cháo. Gạo nấu cháo phải là gạo ngon, pha thêm chút nếp để cháo sánh hơn. Cháo phải ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung, không đặc cũng không được quá loãng.
Khi ăn, lươn được trộn cùng với cháo, thêm gia vị chanh, ớt... tùy vào sở thích. Đặc biệt phải ăn kèm rau ngổ mới có thể cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, cay nồng, hấp dẫn của cháo lươn. Cháo lươn ngon nhất là được thưởng thức trong những ngày mưa, thời tiết se lạnh. Vị ngọt, mềm, cay nồng trong từng miếng cháo nơi đây đã làm cho nhiều du khách trở nên khó tính đối với cháo lươn ở các địa phương khác.
Điều đặc biệt của cháo lươn Vinh còn ở chỗ được ăn kèm với bánh mỳ. Bánh mỳ ở đây không phải là bánh mỳ đơn thuần mà phải được rán giòn, ăn ngay lúc nóng. Khi ăn chấm cùng nước súp nóng hổi, dậy hương. Vị giòn giòn của miếng bánh mỳ quyện vào từng giọt súp ngọt đậm, đã làm nên món cháo lươn đặc trưng, hấp dẫn đối với nhiều du khách.
Bạn có thể tìm đến đường Trần Hưng Đạo, Phan Chu Chinh, Ngô Sĩ Liên, phố Đào Tấn hay Trường Chinh... để thưởng thức món cháo lươn bình dị, mang nét đặc trưng riêng của xứ Nghệ.
Theo Congluan
Quán bún riêu cua chuẩn vị Bắc ở trung tâm Sài Gòn Với không gian khiêm tốn, quán ăn trên đường Trần Hưng Đạo chuyên bán món bún riêu với nhiều loại thịt đi kèm. Bún riêu cua là đặc sản nổi tiếng ở Hà Nội hiện được bán phổ biến ở Sài Gòn. Tại quán nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1 (ngay khúc giao với đường Nguyễn Cảnh Chân), món ăn được...