Bạn có thể nhiễm vi-rút Corona từ thú cưng của mình không?
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì câu trả lời là không. Hiện tại, không có bằng chứng cho thấy động vật nuôi như mèo và chó đã bị nhiễm hoặc gây lây lan vi rút 2019-nCoV.
WHO nêu rõ: Cho đến nay, chưa xác định được nguồn lây nhiễm vi rút 2019-nCoV từ động vật. Điều này không có nghĩa là bạn có thể nhiễm 2019-nCoV từ bất kỳ động vật nào hoặc thú cưng của bạn.
Có khả năng một nguồn động vật tại một chợ tươi sống ở Trung Quốc là nguồn truyền bệnh cho một số trường hợp nhiễm ở người đầu tiên được báo cáo.
Để bảo vệ bản thân, khi đi chợ buôn bán động vật tươi sống cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc của động vật. Nên tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Thịt, sữa hoặc nội tạng động vật nên xử lý cẩn thận, tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm chưa nấu chín khác. Cần tuân thủ các thực hành an toàn thực phẩm tốt.
Những người có thể nhiễm NCoV là những người sinh sống hoặc đi đến khu vực có vi rút 2019-nCoV đang lưu hành là có nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện tại, vi rút 2019-nCoV đang lưu hành tại Trung Quốc-nơi đại đa số người nhiễm bệnh đã được báo cáo.
Những người nhiễm bệnh tại các quốc gia khác là những người gần đây đã đi đến Trung Quốc hoặc đang sinh sống/ tiếp xúc gần với những người đó như người nhà, đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV.
Nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm.
Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm chủng mới của vi-rút Corona, mọi người nên áp dụng các biện pháp: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn vì rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi-rút nếu tay bạn có vi-rút.
Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt vì người nhiễm bệnh hô hấp như 2019-nCoV, khi ho hoặc hắt hơi sẽ bắn ra những giọt nhỏ chứa vi-rút. Nếu ở quá gần, bạn có thể hít phải các giọt này và lây nhiễm vi-rút.
Video đang HOT
Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng vì tay chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm vi-rút. Nếu chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng bàn tay bị nhiễm bẩn, bạn có thể truyền vi-rút từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình.
Phong Châu
Theo PLXH
Những điều cấm kỵ khi ăn rau thơm không phải ai cũng biết
Là loại rau gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, rau thơm thật ra cũng không vô hại như nhiều người vẫn nghĩ.
Một số loại rau gia vị cần kiêng ăn kém với những loại thực phẩm xung khắc ví dụ như dân gian vẫn lưu truyền là ăn thịt gà kèm kinh giới dễ mắc bệnh phong chẳng hạn.
Hiểu biết về những thực phẩm xung khắc sẽ khiến bạn tránh được những rủi ro không đáng có cho sức khỏe bản thân và gia đình.
Rau mùi ăn cùng nội tạng động vật
Rau mùi rất giàu vitamin C, trong khi đó nội tạng động vật lại rất giàu protein và các chất dinh dưỡng. Ăn rau mùi với nội tạng động vật dễ khiến cơ thể sản xuất các ion đồng và sắt, làm giảm các giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Không chỉ vậy, kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau còn làm tăng nguy cơ ngộ độc, thậm chí là dẫn đến ung thư nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài.
Muối vừng và kinh giới
Mừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.
Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.
Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành
Đậu hũ chứa nhiều calci, hành chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.
Rau mùi với thực phẩm nhiều vitamin K
Vitamin K chứa rất nhiều trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày chẳng hạn như súp lơ, măng tây, trứng, cải bó xôi,... Trong khi đó, rau mùi lại có tác dụng phân hủy các enzym trên cơ thể.
Nếu ăn rau mùi với các thực phẩm giàu vitamin K, rau mùi có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hơn nữa, nếu sự kết hợp này diễn ra thường xuyên rất dễ khiến cơ thể sản sinh ra một số hóa chất, kích thích lượng lớn các tế bào trong cơ thể.
Thịt lợn và rau thơm
Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.
Nấu thịt lợn bạn chỉ nên cho hành, ăn kèm với dưa muối hay đồ chua là được.
Rau răm với thịt gà
Rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực. Tuy nhiên, hậu quả của việc ăn nhiều là khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Khi kết hợp với thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.
Hành, hẹ ăn cùng với mật ong, thịt trâu, thịt bò, cua
Ăn kèm những thực phẩm trên với hành, hẹ dễ sản sinh ra các chất độc hại, gây nên tình trạng khó tiêu, đau bụng và dễ gây viêm dạ dày.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
7 thực phẩm trẻ đang tuổi dậy thì nhất định cần phải tránh Một trong những nguyên nhân cơ bản của tinh tranh dây thi sơm ơ tre đến từ loại thực phẩm mà trẻ được sử dụng hàng ngày. Dậy thì (bao gồm giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì): Tuổi tiền dậy thì của trẻ em Việt Nam thông thường là 9-11 tuổi với nữ và 12-14 tuổi với nam. Lứa tuổi này,...