Bán cổ phần cho GIC đắt hay rẻ?
Quỹ GIC của Singapore dự kiến sẽ mua hơn 300 triệu cổ phần của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trong đợt phát hành riêng lẻ tới. Nếu thành công, thương vụ trên được đánh giá là sẽ có lợi cho cả đôi bên.
Giá đắt hay rẻ?
Tuần qua, giới đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) lại có dịp sôi động với việc quỹ GIC của Singapore đã ký biên bản thỏa thuận ghi nhớ sẽ mua gần 306 triệu cổ phần trên tổng số 360 triệu cổ phần phát hành riêng lẻ mà Vietcombank dự kiến thực hiện trong thời gian tới.
Quỹ GIC của Singapore dự kiến sẽ mua hơn 300 triệu cổ phần của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trong đợt phát hành riêng lẻ tới
Thương vụ này thu hút sự quan tâm lớn của thị trường bởi cổ phiếu VCB là một trong những blue-chips có vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam, có sức ảnh hưởng mạnh tới chỉ số VN-Index, là một trong những chỉ báo quan trọng về sức mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Còn nếu xét về giá trị thì đây có thể sẽ là khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam trong năm nay.
Mặc dù giao dịch này được cho là đang trong quá trình phê chuẩn và đàm phán thêm nhưng theo nguồn tin từ Bloomberg thì GIC dự kiến sẽ chi ra gần 400 triệu đô la Mỹ để mua cổ phần của Vietcombank, tương đương với khoảng 29.000 đồng/cổ phần. So với mức giá 5x của cổ phiếu VCB trên sàn hiện nay, nhiều người có thể thắc mắc về mức giá “rẻ bất ngờ” này (chỉ bằng 50% thị giá của VCB). Nhưng, cần lưu ý việc phát hành riêng lẻ cho GIC chỉ thực hiện sau khi Vietcombank tiến hành chia cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ (dự kiến vốn điều lệ của Vietcombank vào tháng 10 tới sẽ tăng thêm 9.000 tỉ đồng được trích từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận để lại từ nhiều năm trước).
Video đang HOT
Sau khi chia thưởng bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35% như trên, giá điều chỉnh của cổ phiếu VCB sẽ giảm 35% so với giá hiện tại, ước tính về khoảng 39.000 đồng/cổ phiếu (giả định thị giá của VCB lúc đó đúng bằng giá đóng cửa 52.500 đồng/cổ phiếu vào cuối tuần qua). Như vậy, mức giá mà GIC đưa ra có mức chiết khấu không phải quá lớn so với thị giá của VCB trên sàn hiện nay nếu xét ở quy mô “mua sĩ” của thương vụ, chưa kể trong kịch bản tiêu cực giá cổ phiếu VCB còn có thể tiếp tục giảm khiến mức giá điều chỉnh sau chia thưởng sẽ còn thấp hơn nữa.
Thương Vụ GIC mua Cổ phần phát hành thêm của Vietcombank nếu thành Công sẽ được xem là có lợi cho cả đôi bên. Còn mức giá mua là đắt hay rẻ, cầu trả lời sẽ do thị trường quyết định Và cần thêm nhiều thời gian để kiểm chứng!
Nếu thương vụ này thành công, Vietcombank sẽ có hai nhà đầu tư nước ngoài là GIC và Mizuho (hiện Mizuho đang sở hữu 15% cổ phần và nhiều khả năng sẽ mua nốt số cổ phiếu phát hành riêng lẻ còn lại trong thời gian tới nhằm duy trì tỷ lệ sở hữu như cũ).
Vì đâu nên “duyên”?
Tìm hiểu về đối tác mua cổ phần lần này của Vietcombank, được biết GIC là một công ty đầu tư hàng đầu thế giới với số tài sản đang quản lý trị giá trên 100 tỉ đô la Mỹ. GIC được thành lập vào năm 1981, hiện có tuổi đời 35 năm và được sử dụng nguồn từ dự trữ ngoại hối của Singapore. GIC tập trung vào các khoản đầu tư trên một phạm vi rộng, bao gồm bất động sản, cổ phần các công ty tư nhân và các loại trái phiếu. Với hoạt động chuyên biệt như trên, có lẽ việc mua cổ phần của Vietcombank chỉ đơn thuần là một hoạt động đầu tư tài chính đố GIC. Họ cần những doanh nghiệp hấp dẫn để rót vốn vào trong khi Vietcombank với thương hiệu và nhiều lợi thế tại Việt Nam rõ ràng là một địa chỉ đầu tư đáng lưu ý.
Về phía Vietcombank, tìm đến một đối tác ngoại được coi là giải pháp hiệu quả nhằm tăng vốn một cách nhanh chóng và thuận lợi. Tăng vốn đang là yêu cầu bức thiết đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm hai mục tiêu: đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR theo chuẩn Basel II và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Theo lộ trình, Vietcombank cùng chín ngân hàng khác bao gồm BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB, Sacombank, Maritime Bank, MB Bank, VPBank và VIB sẽ là các ngân hàng thực hiện thí điểm chuẩn Basel II bắt đầu từ năm nay và kết thúc vào năm 2018. Sau khi hoàn thành việc thí điểm, chuẩn Basel II sẽ áp dụng với các ngân hàng thương mại khác trong cả nước.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo tài chính các ngân hàng tính đến ngày 31-12-2015 cho thấy tổng vốn điều lệ của 35 ngân hàng thương mại là 331.069 tỉ đồng, trong đó nhóm bảy ngân hàng thương mại gốc quốc doanh là 137.093 tỉ đồng, nhóm 28 ngân hàng thương mại cổ phần là 193.976 tỉ đồng. Năm 2016 có 17/35 ngân hàng công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ, với tổng mức tăng gần 50.000 tỉ đồng. Ngoài Vietcombank, các ngân hàng khác như VietinBank cũng có kế hoạch tăng vốn thêm 12.000 tỉ đồng, BIDV tăng thêm hơn 9.000 tỉ đồng, MBB tăng thêm 1.100 tỉ đồng….
Ngoài việc đáp ứng chuẩn Basel II thì việc tăng vốn điều lệ cũng đồng nghĩa với việc tăng vốn tự có, từ đó giúp các ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh do có rất nhiều chỉ tiêu giới hạn hiện đang áp theo vốn tự có.
Cụ thể, theo Thông tư 36, mức cấp tín dụng cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có và một nhóm khách hàng có liên quan không quá 25% vốn tự có, tỷ lệ góp vốn mua cổ phần không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng. Như vậy, một ngân hàng muốn mở rộng hạn mức tín dụng cho khách hàng hoặc tăng nguồn vốn đầu tư góp vốn thì buộc phải tăng thêm vốn điều lệ. Vietcombank nếu muốn duy trì vị thế hiện tại, thậm chí có tham vọng vươn lên trở thành một trong những ngân hàng có quy mô lớn trong khu vực, thì chắc chắn sớm hay muộn cũng sẽ phải đối mặt với bài toán tăng vốn.
Với những phân tích như trên, thương vụ GIC mua cổ phần phát hành thêm của Vietcombank nếu thành công sẽ được xem là có lợi cho cả đôi bên. Còn mức giá mua là đắt hay rẻ, câu trả lời sẽ do thị trường quyết định và cần thêm nhiều thời gian để kiểm chứng!
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
TTCK mang sứ mệnh định giá vốn nhà nước
Lâu nay, khi Nhà nước thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK), việc xác định giá vốn thường do đơn vị tư vấn, đơn vị có chức năng thẩm định giá đề xuất. Nhiều ý kiến quan ngại về tính minh bạch và hợp lý của khâu xác định giá này do không có giá thị trường để tham chiếu.
Lâu nay, khi Nhà nước thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK), việc xác định giá vốn thường do đơn vị tư vấn, đơn vị có chức năng thẩm định giá đề xuất. Nhiều ý kiến quan ngại về tính minh bạch và hợp lý của khâu xác định giá này do không có giá thị trường để tham chiếu.
Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ mới đây về chủ trương tiếp tục bán vốn nhà nước tại Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng CTCP Bia Rượu Nước giải khát (Habeco); chủ trương bán cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 10 công ty, trong đó có CTCP Sữa Việt Nam (VNM), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra một hướng đi mới trong quá trình xác định giá vốn nhà nước để tổ chức bán nhằm đảm bảo tính minh bạch và có lợi nhất cho Nhà nước.
Theo đó, Sabeco và Habeco sẽ phải niêm yết trên TTCK trước khi Nhà nước thoái vốn, nhằm tạo ra kênh tham chiếu về giá thị trường trong quá trình xây dựng phương án giá cổ phần mà Nhà nước sẽ bán.
Giới đầu tư kỳ vọng, không chỉ Sabeco, Habeco, mà một loạt doanh nghiệp lớn khác đã cổ phần hóa, trở thành công ty đại chúng, nhưng hiện chưa lên sàn chứng khoán như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam..., Nhà nước cũng sẽ tạo sức ép đưa doanh nghiệp lên sàn trước khi thoái vốn.
Điều này không chỉ giúp TTCK có thêm nguồn hàng mới, mà còn thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng tính minh bạch trong hoạt động, giúp giới đầu tư thuận lợi hơn trong tiếp cận thông tin về doanh nghiệp, cũng như mua cổ phần khi Nhà nước thoái vốn.
Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, cách thức bán vốn của nhà nước đang ngày càng vận động theo luật chơi của thị trường, nhưng đồng thời đặt TTCK trước một sứ mệnh mới là phải góp phần định giá chuẩn xác giá trị doanh nghiệp, từ đó tạo ra kênh tham chiếu tin cậy cho quá trình xác định giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi chốt phương án giá bán công khai.
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn TTCK đảm đương tốt sứ mệnh trên, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần tiếp tục cải cách quy định về kế toán, kiểm toán, xác định giá trị doanh nghiệp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nâng cao tính tuân thủ của các bên liên quan nhằm giúp nhà đầu tư có đủ thông tin xác định giá cổ phiếu trên thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cơ quan công an cần tăng cường các hoạt động thanh, kiểm tra; điều tra, xử lý các hành vi vi phạm, nhất là thao túng giá chứng khoán, để đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, qua đó hỗ trợ quá trình xác định giá cổ phiếu làm cơ sở cho Nhà nước thoái vốn hiệu quả, minh bạch.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cẩn trọng từ bước đầu với thị trường chứng khoán phái sinh Sản phẩm phái sinh là một sản phẩm phức tạp và nhạy cảm, bởi hiệu ứng đòn bẩy rất cao và tính hai mặt rất rõ rệt. Do vậy, nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng để hạn chế những điều không mong muốn. TS. Nguyễn Sơn phát biểu tại hội nghị về thị trường chứng khoán phái...