Bạn có nên xét nghiệm ung thư buồng trứng?
Mặc dù chỉ chiếm 3% trong các loại ung thư thường xảy ra ở nữ giới nhưng ung thư buồng trứng lại có tỷ lệ tử vong rất cao.
Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như phụ nữ thừa cân hoặc ở giai đoạn mãn kinh thì nên chủ động xét nghiệm ung thư buồng trứng càng sớm càng tốt nhé!
Ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm mà nhiều phụ nữ mắc phải. Việc phát hiện sớm bệnh ung thư buồng trứng là rất khó. Khi khởi phát ở buồng trứng, ung thư buồng trứng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào hoặc chỉ gây ra những triệu chứng rất mơ hồ như trướng bụng và đau bụng làm người bệnh có thể nghĩ mình bị đau dạ dày.
Do đó, hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm ung thư buồng trứng và biện pháp giúp bạn phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này nhé.
Đối tượng có nguy cơ bị ung thư buồng trứng
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tần số mắc ung thư buồng trứng ở phụ nữ là 2%. Những người có nguy cơ bị mắc ung thư buồng trứng cao thường nằm trong các trường hợp dưới đây.
1. Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh
Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cũng tăng theo độ tuổi, phần lớn phụ nữ được chuẩn đoán mắc ung thư buồng trứng ở giai đoạn mãn kinh. Phụ nữ mãn kinh sau 50 tuổi và lớn hơn 63 tuổi có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn những người khác.
2. Phụ nữ bị thừa cân béo phì
Những người mắc bệnh béo phì cũng có nguy cơ bị bệnh này cao hơn. Đặc biệt khi BMI lớn hơn 30. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ hạ xuống khi bạn sử dụng thuốc ngừa thai chứa progestin trong vòng 3-6 tháng.
3. Ung thư buồng trứng do di truyền
Bệnh ung thư buồng trứng cũng có liên quan đến di truyền. Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, 10% các trường hợp ung thư buồng trứng là do di truyền các đột biến di truyền chủ yếu trên hai gene là BRCA1 và BRCA2. Nhiều phụ nữ đều biết đột biến trên hai gene này có thể gây ung thư vú nhưng đột biến di truyền trên BRCA1 và BRCA2 cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Video đang HOT
Đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ quan tâm đến việc xét nghiệm di truyền để xác định họ có mang đột biến di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng hay không. Ngày càng nhiều phụ nữ thực hiện xét nghiệm di truyền để xác định nguy cơ bị ung thư buồng trứng. Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích song cũng có cả những hạn chế nhất định.
Điều bạn cần làm khi tiến hành xét nghiệm
Trước khi quyết định tiến hành xét nghiệm ung thư buồng trứng, bạn nên tìm hiểu đầy đủ những kiến thức cần thiết về xét nghiệm ung thư buồng trứng dưới đây.
1. Tìm hiểu về xét nghiệm ung thư buồng trứng
Bạn cần tìm hiểu những điều xét nghiệm này có thể tìm ra và cả những điều xét nghiệm này chưa thể đưa câu trả lời rõ ràng. Sau đó, suy nghĩ xem bạn sẽ làm gì với những thông tin mà bạn có được sau xét nghiệm.
2. Tự đặt cho bạn câu hỏi và trả lời để quyết định
Nếu kết quả cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này, bạn có sẵn sàng làm như Angelina Jolie là cắt buồng trứng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh không? Ở mức nguy cơ bị ung thư buồng trứng nào thì bạn nên làm như vậy? Bạn có thể cần có một cuộc trò chuyện nghiêm túc về nguy cơ và lợi ích để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
3. Tìm hiểu về tiền sử mắc bệnh của người thân
Đầu tiên, hãy xem xét tiền sử gia đình của bạn đối với căn bệnh này. Đối với những từng có người thân mắc bệnh ung thư buồng trứng, bạn nên xin tư vấn của chuyên gia về di truyền để có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh.
Có những người không có nhiều thông tin để tham khảo nếu như họ là con nuôi hoặc có một gia đình nhỏ với rất ít thành viên. Trong những trường hợp này, người đó cũng có thể sẽ mong muốn thực hiện xét nghiệm di truyền vì họ có quá ít thông tin gia đình.
Tuy nhiên, nếu bạn có một gia đình lớn và không có thành viên nào mắc bệnh ung thư, bạn có thể không nhất thiết phải thực hiện xét nghiệm này cho bản thân. Thường thì khá khó để đưa ra quyết định có thực hiện xét nghiệm di truyền hay không.
Lợi ích của xét nghiệm ung thư buồng trứng
Kết quả xét nghiệm di truyền không chỉ có thể giúp đánh giá nguy cơ mắc ung thư do di truyền cho bạn mà còn cung cấp thông tin về nguy cơ mắc bệnh của những người thân thiết trong gia đình bạn nữa. Sau đây là những lợi ích quan trọng của việc xét nghiệm ung thư buồng trứng:
Biết được nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác: Một nhân viên tư vấn di truyền hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe không chỉ giúp bạn đánh giá nguy cơ mắc bệnh không chỉ ung thư buồng trứng mà còn cả các bệnh ung thư khác như ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt.
Lựa chọn được liệu pháp điều trị ung thư phù hợp: Kết quả xét nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều trong việc lựa chọn liệu pháp điều trị ung thư phù hợp, đồng thời cũng là nguồn thông tin quan trọng để dự đoán nguy cơ mắc bệnh cho những người thân trong gia đình bạn.
Dự đoán được nguy cơ mắc bệnh của người thân: Đối với những bệnh nhân đã được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng dựa trên những dấu hiệu và xét nghiệm lâm sàng khác, xét nghiệm di truyền sẽ có lợi cho cả bệnh nhân và người thân trong gia đình họ.
Xét nghiệm di truyền cho nguy cơ ung thư buồng trứng thường bao gồm xét nghiệm máu nhưng một số xét nghiệm tại nhà sử dụng mẫu nước bọt. Một số xét nghiệm chất lượng cao, ví dụ như Color Genomics, tại nhà giờ đây tồn tại dưới hình thức xét nghiệm kiểm tra những gene khác nhau có liên quan đến ung thư.
Tuy nhiên, một số xét nghiệm khác chỉ tiến hành kiểm tra một vài gene. Bạn nên gặp chuyên gia tư vấn di truyền trước khi quyết định chọn loại xét nghiệm phù hợp.
Đối với những phụ nữ sống trong gia đình có tiền sử mắc ung thư buồng trứng ở mức cao, dù kết quả xét nghiệm di truyền để tìm đột biến trên một gene cụ thể nào đó cho kết quả âm tính, họ vẫn có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao. Vấn đề chỉ là chưa tìm ra đột biến cụ thể trên những gene đặc hiệu và có thể các bác sĩ cần tiếp tục tìm kiếm trên các gene liên quan khác.
Theo Hellobacsi
3 lý do khiến phụ nữ không xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung sẽ giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, tuy nhiên lại có khoảng 1/3 phụ nữ không làm xét nghiệm này vì... ngại!
Khá nhiều phụ nữ, nhất là phụ nữ Á Đông, còn e ngại khi phải bộc lộ vùng kín với bác sĩ. Đó là lý do vì sao họ thường tránh hay trì hoãn thực hiện phết tế bào cổ tử cung.
Xét nghiệm phết tế bào tử cung (Pap smear) là một xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và những tế bào tiền ung thư mà sau đó sẽ phát triển thành ung thư. Nếu bác sĩ có thể phát hiện sớm được các tế bào này, họ có thể can thiệp kịp thời và tăng khả năng khỏe mạnh cho chính bạn. Về cơ bản, bạn đang chơi trò may rủi với sức khỏe của bạn nếu bạn không làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung!
Theo khuyến cáo thì phụ nữ nên thực hiện Pap smear từ 21 tuổi và cách mỗi 3 năm cho đến khi họ 65 tuổi. Phụ nữ từ 30 trở lên có thể kết hợp kiểm tra HPV và Pap smear mỗi 5 năm một lần thay vì mỗi 3 năm. Nếu bạn có bất thường về kết quả của phết tế bào cổ tử cung thì bạn nên thực hiện thường xuyên hơn theo khuyến cáo của bác sĩ. Tuy nhiên, thực tế có khá nhiều phụ nữ không làm xét nghiệm này vì 3 lý do phổ biến dưới đây.
1. Sự e ngại khi bộc lộ vùng kín
Khi thực hiện phết tế bào cổ tử cung, còn gọi là Pap smear hay xét nghiệm Pap, bạn sẽ phải để lộ vùng kín dưới cơ thể. Việc này có thể sẽ khó chịu với bạn, tuy nhiên, đây lại là điều cần thiết để đảm bảo tử cung bạn vẫn khỏe mạnh.
Theo khảo sát được tiến hành trên 2017 người phụ nữ nước Anh, người ta đã ghi nhận được những khám phá khá bất ngờ. Trong số đó là có 1/3 phụ nữ không thực hiện Pap smear nếu họ không tẩy lông vùng mu. Cuộc khảo sát còn ghi nhận được khoảng 35% phụ nữ trẻ sẽ ngại ngùng khi thực hiện phết tế bào cổ tử cung vì hình dáng cơ thể, 34% là vì âm hộ nhìn như thế nào và 38% là vì mùi từ vùng kín.
Mặc dù cuộc khảo sát được tiến hành ở nước Anh, nhưng đối với phụ nữ châu Á với nhiều rào cản về tư tưởng truyền thống, tỷ lệ thực hiện Pap smear có thể còn thấp hơn nhiều so với con số trên. Thật ra, bác sĩ sẽ không chú ý đến vùng kín của bạn trông như thế nào, có nhiều lông hay không, họ chỉ quan tâm xem bạn có khỏe mạnh không thôi.
Còn nếu bạn lo lắng về mùi của cơ thể ở vùng kín, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem bạn có bất thường gì vùng âm hộ hay âm đạo không nhé.
2. Tư tưởng truyền thống Á Đông
Một nghiên cứu được thực hiện trên 1.450 phụ nữ Mỹ gốc Việt tại Mỹ vào năm 2012 ghi nhận được những người phụ nữ trẻ Việt Nam thường sẽ ít thực hiện phết tế bào cổ tử cung hơn. Lý do vì những quy tắc văn hóa khiến những phụ nữ trẻ khá bảo thủ trong vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đồng thời họ cũng ít khám bác sĩ phụ khoa hay làm các xét nghiệm này trước khi cưới.
Kết quả là những phụ nữ trẻ chưa kết hôn sẽ ít khi nghi ngờ và lo sợ ung thư cổ tử cung, vì thế mà họ ít khi thực hiện xét nghiệm tầm soát như Pap smear, đồng thời họ cho rằng việc tầm soát này sẽ là một lời cáo buộc cho cuộc sống tình dục phức tạp với họ. Vì thế mà Pap smear thường được tin rằng chỉ dành cho những phụ nữ đã kết hôn hay đã có con.
3. Rào cản về trình độ hiểu biết
Trình độ văn hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thực hiện phết tế bào cổ tử cung. Những người học cao hơn sẽ làm Pap smear nhiều hơn so với những phụ nữ thất nghiệp. Đồng thời, phụ nữ có học vấn cao thường có kinh tế tốt hơn, họ sẽ có điều kiện khám tầm soát hơn.
Những nghiên cứu khác còn ghi nhận phụ nữ Mỹ gốc Việt có thể có sự hiểu biết không chính xác về ung thư cổ tử cung và xét nghiệm tầm soát Pap smear. Những người cho rằng Pap smear có thể phát hiện ung thư cổ tử cung sớm thường sẽ thực hiện xét nghiệm gấp đôi so với người không biết về điều này. Tương tự, phụ nữ đã biết về HPV cũng sẽ thực hiện phết tế bào cổ tử cung nhiều hơn.
Có khá nhiều lý do chủ quan và khách quan đã khiến phụ nữ chần chờ trước xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, mặc dù đây là một xét nghiệm tầm soát một căn bệnh ung thư nguy hiểm và thường xảy ra ở phụ nữ. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn về Pap smear, cách thực hiện và thời gian làm xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé.
Theo Hellobacsi
Những việc bạn cần tránh trước khi đi khám bệnh để nhận được kết quả chuẩn xác nhất Để nhận được kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bạn cần chú ý tránh mắc phải một số điều sau đây khi có ý định đi kiểm tra sức khỏe. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta nhận biết được cơ thể có đang tiềm ẩn căn bệnh nào để kịp thời điều trị từ sớm. Tuy nhiên,...