Bạn có đau ngực không? Đây là 5 nguyên nhân gây bệnh mà bạn không biết
Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bạn có cảm thấy đau rát ở ngực và đau lan ra lưng? Sau đó, bạn có thể bị ợ nóng. Cơn đau này có thể xảy ra ngay sau bữa ăn. Bạn bị ợ nóng khi bị đau ngực. Để thoát khỏi tình trạng này, bạn hãy chắc chắn rằng khi bạn nằm xuống, phần thân trên của cơ thể cao hơn phần còn lại của cơ thể. Điều này sẽ làm cho cơn đau giảm dần. Bạn có thể đặt vài gối để hỗ trợ phần lưng. Ngoài ra, bạn có thể thử uống một ly sữa, ăn bánh sandwich hoặc uống thuốc kháng axit để giảm đau.
2. Căng thẳng
Bạn có một cảm giác căng trong ngực? Rất có thể là do hoảng loạn hoặc căng thẳng. Có lẽ bạn cũng rất lo lắng về cơn đau, khiến cơn đau ngực trở nên tồi tệ hơn! Bạn hãy cố gắng tìm ra tại sao bạn bị căng thẳng. Ngoài ra, bạn cần thư giãn và làm một cái gì đó để thư giãn. Ví dụ, bạn hãy làm điều gì đó vui vẻ với bạn bè, xem một bộ phim hay đi bộ.
3. Cơ bắp và xương sườn
Bạn có cảm thấy đau nhói ở ngực không? Rất có thể sụn và xương sườn đã bị kích thích. Bạn có thể mắc hội chứng Tietze – tình trạng hiếm gặp khiến các kết nối sụn giữa xương ức và xương sườn cảm thấy đau đớn. Hội chứng sẽ tự khỏi theo thời gian. Cơn đau cũng có thể được gây ra bởi những thứ khác như bị chuột rút kéo dài khi bạn ngồi trên máy tính làm việc.
Video đang HOT
4. Phổi
Bạn có nhận thấy rằng bạn hơi khó thở và điều này có khiến bạn đau ngực không? Đau ngực có thể là do phổi. Nếu bạn bị đau ngực khi hít một hơi thật sâu bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra phổi vì họ có thể cho bạn biết chính xác tình trạng bệnh tật.
5. Trái tim
Bạn có đang bị đau ngực sau một thời gian nghỉ ngơi? Nó có thể là do thiếu oxy. Mặc dù nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng bạn không cần phải hoảng sợ. Bạn có thể bị thiếu oxy sau khi ăn nhiều, sau khi tập thể dục hoặc khi bị căng thẳng. Bạn hãy nghỉ ngơi và nằm xuống. Bạn sẽ nhận thấy cơn đau biến mất! Tuy nhiên, nếu cơn đau không biến mất và bạn bắt đầu cảm thấy buồn nôn, bồn chồn hoặc cảm giác ra mồ hôi, bạn hãy đến gặp bác sĩ.
Ngọc Huyền
Theo Tips-and-tricks/emdep
Nam sinh 23 tuổi đau ngực, ho ra máu, phát hiện loét thực quản chỉ vì uống thuốc theo cách này
Một số người có thói quen cho viên thuốc vào cổ họng rồi nuốt chửng, không uống nước hoặc uống không đủ nước. Đây chính là cách uống thuốc thiếu khoa học, gây hại lớn tới sức khỏe.
Ngày nay, mỗi khi con người bị ốm đều sử dụng thuốc Tây, để giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh, tuy nhiên nhiều người cho rằng uống thuốc không cần uống nước cũng có thế nuốt, động tác này thực sự rất nguy hiểm. Bác sĩ Tiền Chính Hoằng, thuộc Khoa gan mật tại một bệnh viện ở Đài Bắc có chia sẻ với Ettoday. Bác sĩ đã gặp một nam sinh viên 23 tuổi, vì bị đau ngực, ho ra máu nên đến bệnh viện để chẩn đoán.
Nhiều người cho rằng uống thuốc không cần uống nước cũng có thế nuốt, động tác này thực sự rất nguy hiểm.
Thông qua nội soi kiểm tra, phát hiện trong thực quản của nam sinh này xuất hiện một vết loét màu trắng kèm theo chảy máu rất nhiều, ban đầu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của ung thư thực quản, nhưng sau khi sinh thiết phát hiện không có gì bất thường. Trong quá trình tìm hiểu, bác sĩ hỏi tỉ mỉ về tiền sử của bệnh nhân, mới phát hiện nam sinh do nuốt phải viên nang dẫn đến loét thực quản.
Bác sĩ Tiền Chính Hoàng giải thích, nam sinh này thời gian dài uống thuốc cảm, nhưng uống thuốc với lượng nước không đủ, thậm chí là nuốt khô với số lượng nhiều viên thuốc cùng lúc, dẫn đến các viên nang khi xuống thực quản bị dính trên niêm mạc, theo thời gian các viên này gây tổn thương thực quản, thậm chí còn chảy máu. Sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ điều trị trong 2 tuần, phần loét thực quản dần hồi phục.
Bác sĩ Tiền Chính Hoằng cũng chia sẻ thêm một trường hợp tương tự, một cô gái 17 tuổi lúc đầu cũng vì đau ngực, đau họng, khi nuốt thức ăn phát hiện thực phẩm đến thực quản càng khó chịu. Cô gái cho rằng chỉ là do mình ăn quá nhanh, tuy nhiên triệu chứng kéo dài đến 2-3 ngày đều không có chuyển biến tốt nên mới đến bệnh viện.
Bác sĩ loại trừ khả năng trào ngược axit dạ dày và ung thư thực quản, hoài nghi là do hóc xương cá, nhưng đến khi nội soi, phát hiện có một vết loét khoảng 1cm trên thực quản, tương ứng chiều dài của một viên nang, loại vết loét đối xứng này, là một đặc điểm điển hình của loét thực quản do uống thuốc.
Một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy việc uống thuốc không dùng nước có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Trước câu hỏi của bác sĩ, cô gái thừa nhận rằng cô có thói quen uống thuốc trị mụn trước đó, và trong số đó có vài viên thuốc là bao con nhộng (viên nang). Vì không uống đủ nước, khiến viên nang dính trên niêm mạc, tan thông qua nhiệt, nên không thể quan sát thấy. Thời gian dài gây tổn thương niêm mạc, cộng thêm với việc sau khi ăn cơm mới uống thuốc, hoặc gần đi ngủ mới uống thuốc, sẽ làm tăng khả năng viên nang dính trên thực quản, gây tổn thương thực quản cũng cao hơn.
Thông qua 2 ví dụ điển hình, bác sĩ Tiền Chính Hoằng còn giải thích thêm, một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy việc uống thuốc không dùng nước có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Bởi về cơ chế, thuốc cần được nghiền nát trong dạ dày rồi mới theo máu hấp thụ vào cơ thể. Do đó khi uống với nước sẽ giúp đẩy thuốc đi qua cổ họng và thực quản, đến dạ dày nhanh hơn, từ đó thúc đẩy quá trình hấp thụ vào cơ thể, nâng cao hiệu quả của thuốc.
Vì vậy, các nhà khoa học khuyên mọi người nên dùng nước để uống thuốc và phải uống cho đủ nước. Tốt nhất hãy dùng nước lọc, hạn chế dùng nước ngọt có gas hoặc các loại nước trái cây khi uống thuốc.
(Nguồn: Ettoday)
Theo helino
Mẹo hay giúp ngăn ngừa trào ngược a xít vào ban đêm Trào ngược a xít gây ra bởi sự suy yếu của cơ thắt thực quản, cho phép a xít dạ dày trào ngược vào thực quản và miệng. Hậu quả là người bệnh cảm thấy nóng rát khó chịu, đau ngực, ợ nóng và khó nuốt. Shutterstock Mặc dù trào ngược a xít có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày,...