Bạn có biết vì sao game băng ngày xưa cực khó khiến cha anh chúng ta đập rất nhiều tay cầm?
Nếu anh em thuộc thế hệ cuối 8x, đầu 9x chắc hẳn sẽ nhớ những tựa game trên hệ máy NES ngày xưa khó kinh khủng. Mình thậm chí đã làm hư vài cái tay cầm vì chơi đi chơi lại hoài mà vẫn không thắng được.
Vậy điều gì làm nên độ khó của các game ngày xưa, và tại sao người ta lại làm ra nhiều game gây ức chế như vậy, các bạn cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Điều gì đã làm nên độ khó của các tựa game ngày xưa
Các tay cầm đời đầu có thiết kế khiến cho chúng ta có cảm giác không chắc chắn, lỏng lẻo và thiếu chính xác khi các bạn điều khiển nhân vật trong game. Chắc hẳn bạn nào từng chơi cũng đã gặp rất nhiều trường hợp dùng nhấn phím nhảy nhưng nhân vật trong game không nhảy làm té xuống hố. Bên cạnh đó, vì phần lập trình của các game chưa tốt nên hitbox của game có khi không khớp với hình ảnh hiện lên màn hình các bạn ạ. Vì vậy, nhiều khi chơi các game bắn súng, dù bạn có thấy đã bắn trúng nhưng thật ra là chưa.
Dễ bị oneshot vì bất cứ lý do gì
Thường thì các bạn chỉ có một thanh máu duy nhất để hoàn thành từ đầu đến cuối game, hoặc game nào hào phóng hơn thì sẽ cho các bạn 3 mạng. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà một số con quái nhỏ trong game ngày xưa lại rất mạnh, chỉ cần bạn lỡ tay đứng lại gần là bị nó “đấm phát chết luôn”.
Không thể save game
Sau khi bạn bị một con lính “củ hành” thì sẽ phải chơi lại từ đầu vì các game ngày xưa không hề có tính năng save game, không có điểm hồi sinh và cũng không thể lưu lại những lúc bạn đang chơi giữa chừng. Cách duy nhất để bạn phá đảo một tựa game nào đó là phải chơi toàn bộ game từ đầu đến cuối và không ngừng nghỉ. Không những vậy, nhiều anh em còn phải nơm nớp lo sợ bố mẹ tắt TV hoặc nhấn nguồn là chỉ biết “ôm hận” và đợi lần sau chơi lại thôi.
Không thể lưu trang bị
Bên cạnh việc “chết là hết”, mỗi lần chết thì sẽ bị đưa về cấp (level) đầu tiên khi mới vào game, nếu không có cấp thì cũng sẽ mất hết trang bị, vật phẩm trong suốt quá trình chơi. Có một phiên bản “ác” hơn là không bị tuột cấp nhưng sẽ mất trang bị, những trường hợp như thế này thì chỉ muốn đập máy vì lên cấp cao mà không có đồ thì cũng bị quái đánh chết.
Không thể chỉnh độ khó
Có lẽ Các bạn đã quen với việc chọn mức khó dễ khi chơi các tựa game hiện đại để phù hợp với sở thích và kỹ năng đúng không nào. Nếu bạn muốn thử thách trình độ và đánh nhau với những con trùm khủng thì cứ bật chế độ Siêu khó lên và chơi. Nếu bạn chỉ muốn cưỡi ngựa xem hoa, thưởng thức cốt truyện và đồ họa của game thì chọn chế độ Dễ.
Tuy nhiên, trong các tựa game ngày xưa không hề có chức năng chọn mức độ khó. Bạn bật game lên và chơi thôi. Nếu bạn thấy game khó quá, chơi hoài không qua được màn đầu tiên thì không có cách nào khác là bỏ game đó đi và tìm một game khác phù hợp hơn.
Quá nhiều bẫy
Các tựa game cũ không không có cốt truyện quá hay ho hay đồ họa siêu chân thật nên phải dùng những cách khác nhau để tạo “ấn tượng” cho game thủ. Trong đó, cách thường thấy nhất là tạo ra nhiều loại bẫy từ bàn chông, các hố không đáy, tượng biết phun lửa hay cho rìu bay lung tung và tất nhiên trúng phải là “Game Over”
Mặc dù các tựa game ngày nay vẫn có rất nhiều loại bẫy gây ức chế cho người chơi nhưng khi kết hợp với các yếu tố chết phải chơi lại từ đầu, không thể save game, khó điều khiển nhân vật và dính bẫy là chết luôn thì đây phải nói là một cơn ác mộng. Bạn cần phải tập trung cao độ và giữ cho mình một cái đầu lạnh thì mới có thể hoàn thành game.
Tại sao các game ngày xưa đều khó như vậy?
Mặc dù công nghệ chưa phát triển nhưng thật ra các nhà phát triển cố tình làm ra các game khó như vậy đó các bạn ạ.
Ngày xưa, giá bán băng game và các máy console khá là đắt nên người chơi muốn thỏa mãn với số tiền mà họ đã bỏ ra để mua game về. Nếu chỉ ngồi chơi có 5 phút là phá đảo game thì chúng ta sẽ có cảm giác bị lừa. Thêm vào đó, công nghệ lưu trữ thời đó chưa đủ phát triển nên không thể có các tựa game không có cốt truyện siêu dài hay bản đồ cực rộng để game thủ khám phá, cày cuốc nên các nhà phát triển nghĩ ra cách làm game càng khó càng tốt để người chơi phải chơi lại từ đầu. Như vậy, dù game có ngắn nhưng game thủ vẫn phải bỏ nhiều thời gian luyện tập thì mới phá đảo được nên sẽ không thấy phí tiền mua game. Bên cạnh đó, nếu bạn hoàn thành một tựa game siêu khó thì sẽ có cảm giác thỏa mãn hơn là chỉ thắng những game quá dễ.
Ngoài ra, các tựa game ngày xưa sau khi ra mắt trên console thì cũng có mặt trên “nền tảng” điện tử thùng. Về cơ bản thì mỗi lần bạn chơi game trên máy điện tử thùng thì cần phải tốn tiền mua xu nên các game càng khó thì sẽ làm bạn càng tức và bỏ xu ra chơi tiếp. Nếu bạn muốn phá đảo một game điện tử thùng nào đó thì chắc chắn bỏ ra số tiền không nhỏ đề luyện tập nên việc thiết kế game khó là điều dễ hiểu.
Đến cuối cùng, các nhà phát triển game đã quen với phong cách thiết kế này và áp dụng cho hầu hết các tựa game. Dù không phải các game của dành cho máy NES và điện tử thùng thì vẫn cực ký khó. Nếu các bạn muốn thử tính kiên nhẫn và rèn luyện tinh thần thép cho bản thân thì có thể lên Steam tìm lại các game ngày xưa hoặc có thể thử sức với một số game mới hơn như Super Meat Boy, Shovel Knight, 1001 Spikes nhé.
Theo gearvn
Những điều khiến Dragon Ball Super dù muốn vẫn chưa thể làm tiếp Season 2
Dragon Ball Super là bộ truyện nổi tiếng gắn liền với nhiều thế hệ 8x và 9x, nhưng vì 1 số lí do nên đã bị trì hoãn. Khiến các fan hâm mộ thắc mắc rằng vì sao sự trì hoãn này lại không có thông tin nào từ nhà sản xuất TOEI?
Anime và Manga - chúng khác nhau
Một điều rất lớn khiến cho bộ truyện vẫn chưa có Season 2 là Anime khác biệt với Manga. Khi mà giải đấu Liên Vũ Trụ ở Anime lại nổi riếng và fan hâm mộ rất đón chờ để xem, thì trong Manga hầu như cốt truyện bị bỏ qua. Vì lý do này nên có sự khác nhau về câu chuyện của 2 phiên bản. Có thể như vậy nên nhà sản xuất đã tạm dừng mạch truyện của Anime và để Manga có thể phát triển tiếp mạch truyện trước đó.
Manga không được ngó ngàng mấy cũng là vì Dragon Ball Super vẫn chưa có Season 2
Không đủ người làm
Trong số những lý do khiến khiến Dragon Ball Super chưa thể có Season 2 là One Piece: Stampede vì bộ phim này là một phần của TOEI Animation. Dù là cả 2 hoạt động song song nhưng Vua Hải Tặc đã được thực hiện trước và có rất nhiều nhân lực dày dặn kinh nghiệm để thực hiện. Cuối cùng là đội ngũ nhân viên của Dragon Ball Super đã qua và làm việc cho One Piece: Stampede hết. Nhà sản xuất cũng chia sẻ rằng ở thời điểm hiện tại sẽ không thể nào có được nhận lực đông đảo làm việc giống như những năm 90 và việc làm nhiều dự án cùng lúc sẽ khiến cho họ không thể nào đáp ứng được.
Fan hâm mộ cho rằng Movie One Piece: Stampede là lý do khiến Dragon Ball Super vẫn chưa thể có Season 2
Thay vì đầu tư cho Anime thì hãy đầu tư cho Movie nhiều hơn
Dù rằng Anime đang rất ăn khách nhưng nhà sản xuất TOEI cũng cần nhiều nhân lực để làm việc ở phiên bản Movie. Cuối cùng, họ chọn cách nghỉ làm Anime để tập trung vào Movie. Hẳn là một quyết định tranh cãi và khiến fan hâm mộ không vừa lòng. Từ phía nhà sản xuất TOEI đã khẳng định rằng sẽ tiếp tục làm Dragon Ball Super và có thể sẽ sớm công chiếu vào năm 2020 hoặc 2021
Cũng có thể vì Movie Dragon Ball Broly khiến cho việc Dragon Ball Super bị hoãn lại
Phần lồng tiếng cho nhân vật
Việc theo dõi của phiên bản lồng tiếng Anh của Dragon Ball Super kém xa so với phiên bản được dịch từ tiếng Nhật. Nên người hâm mộ đã không chờ loạt phim được lồng mà đã dùng phiên bản gốc của chương trình. Vì vậy, chính điều này đã làm mất mát lớn cho nhà sản xuất khi mà họ chịu trách nhiệm phần bản dịch tiếng Anh vì người xem đồng ý xem phụ đề chỉ để muốn biết trước những gì sẽ diễn ra tiếp trong phim.
Người hâm mộ xem bản dịch cũng vì Dragon Ball Super bị trì hoãn
Theo GameK
Trên tay bộ bài Yu-Gi-Oh gắn liền với tuổi thơ thế hệ 8x, 9x 20 năm trước, đây là những lá bài khiến những đứa trẻ 8x, 9x mê mẩn đêm ngày. Hơn 20 năm trước, những lá bài Yu-Gi-Oh đầu tiên đã ra đời bởi Konami. Do điều kiện kinh tế thời bấy giờ còn khó khăn, việc sở hữu trong tay những lá bài 'super fake' đến từ Trung Quốc đã là một điều vô...