Bạn có biết vi rút là gì không? Vì sao chúng gây ra thật lắm bệnh?
Các vi rút có vai trò lớn trong thiên nhiên, có nhiệm vụ kỳ diệu trong sự tiến hóa của muôn loài, lại thường gây phiền nhiễu cho loài người.
Những virus hiếm gặp, thế giới chưa có thuốc điều trị
Vi rút bên bờ sự sống
Người ta mới biết virút vào khoảng giao thời thế kỷ 19 – 20. Virút tiếng Anh là virus, từ gốc Latin là chất độc. Dmitri Ivanovsky khám phá virút năm 1892. Kính hiển vi điện tử xem thấy virút lần đầu tiên năm 1935.
Có hàng triệu týp, chỉ mới có 500 type được mô tả chi tiết. Ở đâu có sự sống ở đó có virút. Virút không phải là vi sinh vật như vi khuẩn và bị để ngoài muôn loài. Virút khác hẳn vi khuẩn, cũng không phải là siêu vi khuẩn. Ở bên bờ sự sống, virút chỉ trở thành “sinh vật” khi chui vào trong một tế bào (gọi là tế bào chủ). Khác nào “gen tặc”.
Ở ngoài tế bào, virút là virion, gồm một bộ gen (phân tử DNA hoặc RNA) gói gọn trong lớp áo khoác prôtêin. Nhập vào trong tế bào thì cởi bỏ áo khoác, thả ra bộ gen. Theo lệnh gen tặc, tế bào chủ tổng hợp các chất cần thiết để tạo ra vô số virion. Các virion tung ra khỏi tế bào chủ rồi gây nhiễm tiếp các tế bào khác. Có loại virút gây nhiễm các vi khuẩn được gọi là virút xực vi khuẩn. Có virút thật nhỏ chỉ đo được 20 nanomét (nm), bằng 1/100 vi khuẩn.
Quyền lực thần kỳ, nuôi dưỡng thế giới
Các nhà nghiên cứu bắt đầu làm sáng tỏ công sức lao động tuyệt vời của các virút, phục vụ sự sống muôn loài. Các virút đóng góp lớn lao cho sự sản xuất năng lượng toàn cầu. Curtis Suttle nhà virút học hải dương, tán thưởng: “Các virút (chủ yếu là các virút xực vi khuẩn) là lực đẩy chủ yếu chu trình dinh dưỡng và năng lượng trên hành tinh”. “Nếu bạn lấy các virút ra khỏi biển thì mọi vật sẽ ngừng tăng trưởng”.
Vi rút rêtrô và sự tiến hóa của loài người
Các virút có thể là nguồn cội của cây sự sống, góp phần vào sự tiến hóa của sinh vật. Đề án giải mã vốn gen người hoàn tất năm 2003 cho thấy 8% vốn gen người có chứa di chỉ của virút rêtrô (mang phân tử RNA), gọi là virút rêtrô nội sinh. Nhà sinh học Heidmann cho rằng nếu không có virút rêtrô nội sinh thì loài có vú không thể có được lá nhau, che chở bào thai có đủ thời gian phát triển, cho não người hình thành một cách tuyệt vời.
Như chiếc đò chở các gen
Virút là con chuột lang của các nhà nghiên cứu sinh học phân tử. Thật là tiện lợi. Các virút có một hệ thống gen giản dị. Tha hồ mà cắt, ráp gen rồi nhét vào các tế bào để tìm hiểu nhiều thứ. Các virút như chiếc đò chở các gen vào các tế bào, xem coi đưa gen lạ vào genôm có hiệu quả gì. Bao nhiêu kỳ vọng cho việc điều trị ung thư và liệu pháp gen.
Các vi rút ác ôn gây bao phiền nhiễu
Virút gây biết bao nhiêu là bệnh. Cảm cúm, trái rạ, lở miệng. Bệnh nặng là đậu mùa, SARS, Ebola, AIDS, ung thư gan, ung thư cổ tử cung. Virút HIV chỉ mới nới tay sát thủ, virút HCV gây viêm gan C chưa có vắcxin, Ebola ầm ập tới rồi đi còn đe dọa trở lại. Nay virút Zika trở thành siêu sao thời thượng.
Nhớ lại những trận dịch do virút
Video đang HOT
Bệnh đậu mùa trong thế kỷ trước đã giết hại khoảng 300-500 triệu người. Thật thần kỳ, nhờ vắcxin, virút đậu mùa đã bị diệt tận gốc vào năm 1979 (WHO).
Đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra năm 1918 giết khoảng 50 triệu trên địa cầu.
Cúm heo do virút H1N1 năm 2009 gây xáo trộn toàn cầu. Virút cúm biến hóa vô cùng. Nước Mỹ lộn xộn vì “cúm heo”. Khoảng 50% dân Mỹ ngần ngại không muốn tiêm chủng vì e ngại chất lượng vắcxin.
Virút viêm gan HBV và HCV gây ung thư gan. Giữa những năm 1960 Baruch Blumberg phân lập HBV (ban đầu gọi là Australian) nhận giải Nobel Y học năm 1976. Những năm 1980 R.Palmer Beasley xác định mối liên hệ virút – ung thư gan. Những nơi nào có xuất độ cao viêm gan mạn cũng là những nơi có xuất độ ung thư gan cao nhất. Vắcxin ngừa viêm gan B là vắcxin đầu tiên ngừa ung thư.Vắcxin HBV được chuẩn nhận đầu tiên ở Hoa Kỳ năm 1981 nay là một trong các vắcxin được dùng rộng rãi trên thế giới.
HCV (virút RNA) có tên tương tự nhưng khác hẳn HBV (virút DNA), mới được phân lập năm 1989. Vắcxin thì chưa có. Mừng là mới có thuốc điều trị. Cặp đôi HBV-HCV là thủ phạm gây ung thư gan hàng đầu ở nam giới ở nước ta.
Không phải trời kêu, chính là HPV
Thủ phạm gây ung thư cổ tử cung. Harald zur Hausen mới phân lập được virút HPV 16 vào năm 1983, và HPV năm 1984, chia nửa giải Nobel 2008 với hai người tìm ra HIV-1. 70% tất cả ung thư cổ tử cung chứa HPV 16 & 18. Các virút này lây lan qua đường tình dục. Hai gen E6 – E7 gây ung thư nhập vào vốn gen tế bào người, điều động mọi thứ gây ung thư. Đúng là gen tặc.
Vắcxin ngừa HPV. Hai vắcxin Gardasil và Cervarix chỉ có hiệu quả với HPV 16 – 18 ngừa 70% ung thư cổ tử cung. Còn các týp HPV khác gây ung thư cổ tử cung thì các vắcxin này bó tay, để 30% lọt lưới.
Bệnh HIV – AIDS
Theo WHO, toàn cầu có 36,9 triệu người đang mang virút HIV vào cuối năm 2014. Cho đến nay có 78 triệu người mắc bệnh, khoảng 39 triệu người đã chết. Vào tháng 6, 2015 có 15,8 triệu người bệnh được điều trị với thuốc ART (kháng virút rêtrô).
Vi rút rêtrô giống lạ. Năm 1981 những bệnh nhân đầu tiên ở Hoa Kỳ được phát hiện. Năm 1983, Franoise Barré-Sinoussi và Luc Montagnier công bố tìm ra thủ phạm virút HIV-1. Họ nhân nửa giải Nobel Y học 2008.
Hừng đông le lói. HIV thiên biến vạn hóa, thay hình đổi dạng nhanh nhạy, lại ra đòn sát thủ tàn phá đúng các tế bào bảo vệ cơ thể con người. Đầu năm 2015, Bill Gates tỏ ra lạc quan là vắcxin và việc trị khỏi sẽ trở thành hiện thực trong 15 năm nữa. Tiên liệu của nhà từ thiện đại gia Bill Gates có một số cơ sở khoa học, nhưng nhiều thách thức còn ở phía trước không thể xem nhẹ.
Ebola là tên một dòng sông
Bệnh virút Ebola trước kia có tên là sốt xuất huyết Ebola. Ebola là tên một dòng sông, nơi xuất hiện trận dịch ban đầu. Năm 1976, Ebola bùng phát tại các làng mạc ở Trung châu Phi. Peter Piot, mới 27 tuổi tìm ra virút Ebola năm 1976. Năm 2014 Ebola lại bùng phát, tấn công khốc liệt các nước Guinea, Sierra Leone, Liberia, thuộc Tây Phi. Đại dịch đã giết hơn 11.300 người và gây nhiễm khoảng 28.600 người từ năm 2013.
Có tin vui. Tháng 6.2016 WHO công bố, bệnh Ebola đã được dập tắt ở 3 nước Tây Phi Châu. Thử nghiệm lâm sàng dùng vắcxin VSV-EBOV rất hứa hẹn.
Zika, virút thời thượng
Đáng sợ là virút truyền sang người do muỗi Aedes. Đáng lo là nhiễm Zika trong thai kỳ có thể sinh con mắc chứng đầu nhỏ và các khiếm tật về não. Hội chứng thần kinh Guillain Barré, có thể gây tử vong hoặc liệt hoàn toàn. Chưa có vắcxin. Virút mang tên khu rừng Zika, nước Uganda được khám phá năm 1947. Năm 1952 bệnh ở người được phát hiện, rồi bùng phát ở châu Phi nhiệt đới, Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương. Theo tin AFP, (15.06.2016), tại Braxin có 1,5 triệu người nhiễm virút Zika và khoảng 1.300 hài nhi bị chứng đầu nhỏ (đầu và não nhỏ) bất thường kể từ khi dịch Zika bùng phát năm ngoái.
Nỗi lo Olympic. Đầu năm 2016 WHO tuyên bố virút Zika là một Tình Trạng Khẩn cấp Sức khỏe Công cộng Toàn cầu. Vậy mà mới đây tổ chức này lại khẳng định nguy cơ rất thấp virút Zika lan tràn thêm từ Olympic ở Braxin vào tháng 8 này.
Các virút có phải luôn là kẻ thù của chúng ta không? Chỉ mang một số gen ít ỏi, so với bộ gen người, không có bộ não mà thách thức những bộ óc siêu việt của loài người. Con người có lúc gặp đối thủ thật khó chơi. Cuộc chiến cam go luôn tiếp diễn, thắng lợi rồi cũng về phía con người.
Theo infonet.vn
7 món đồ tưởng vô hại nhưng là nguồn gây bệnh CỰC KỲ NGUY HIỂM, mẹ chớ dại cho con dùng chung
Sức đề kháng của trẻ nhỏ rất yếu, cho trẻ dùng chung những loại đồ vật này với người lớn có thể khiến bé lây nhiễm bệnh.
1. Bấm móng tay
Một số loại vi rút, chẳng hạn như siêu vi khuẩn viêm gan C thường lây lan qua đường máu. Nếu bạn cho con dùng chung bấm móng tay với người lớn, bé có thể bị nhiễm siêu vi khuẩn này. Vì vậy, bạn nên khử trùng bấm móng tay khi cắt móng tay cho trẻ.
2. Đồ uống đóng chai
Bạn có biết rằng rất nhiều bệnh lây truyền qua nước bọt chẳng hạn như cạm lạnh, viêm họng... Sức đề kháng của trẻ rất yếu vì vậy nếu trẻ dùng chung đồ uống đóng chai với người lớn, trẻ dễ dàng bị lây bệnh.
3. Tai nghe
Sử dụng tai nghe trong một thời gian dài có thể khiến tai nghe bị nhiễm nhiều vi khuẩn. Niêm mạc tai của bé tương đối mong manh và dễ bị nhiễm trùng.
4. Khăn tắm, xà phòng
Khăn tắm và xà phòng tương đối ẩm và là nơi sinh sôi, nảy nở của nhiều loại vi khuẩn. Bé dùng chung khăn tắm và xà phòng với người lớn dễ bị lây nhiễm chéo.
5. Mũ, lược
Mũ và lược là vật dụng thường xuyên tiếp xúc với đầu, cũng là ổ vi khuẩn. Mẹ không nên cho bé dùng chung mũ và lược với người lớn.
6. Mỹ phẩm
Mỹ phẩm dành cho người lớn chứa nhiều hóa chất và có nhiều nguy cơ gây kích ứng cho da trẻ. Đồng thời, mẹ không nên cho trẻ dùng son dưỡng, mascara của mình để tránh gây bệnh tật.
7. Tông đơ
Tông đơ rất dễ làm xước da. Bố mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ dùng chung tông đơ đã dính máu.
8. Bàn chải đánh răng
Khi đánh răng, lông bàn chải đánh răng sẽ bị nhiễm vi khuẩn từ trong miệng. Cho trẻ dùng chung bàn chải với người lớn, trẻ dễ bị lây bệnh răng miệng.
9. Đũa
Nhiều mẹ và bà thường sử dụng đũa của mình để bón đồ ăn cho bé. Tuy nhiên, trẻ em dùng chung đũa với người lớn sẽ tăng nguy cơ nhiễm bi khuẩn helicobacter pylori. Bố mẹ chú ý không cho trẻ dùng chung đũa thìa hoặc kiểm tra nhiệt độ đồ ăn bằng lưỡi trước khi cho bé ăn.
Quỳnh Trang
Theo emdep.vn
Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nam giới và phụ nữ - căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có khả năng kháng các loại kháng sinh Từ đầu năm nay, các chuyên gia y tế đã lo lắng rằng siêu vi khuẩn này có thể trở nên kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh. Cách tốt nhất là nắm được triệu chứng bệnh lậu trước khi quá muộn. Trường hợp đầu tiên trên toàn cầu nhiễm siêu vi khuẩn lậu "siêu mạnh", kháng các loại kháng sinh Đầu...