Bạn có biết cách hỉ mũi? Hỉ không đúng cách sẽ gây hại cho bạn
Thay đổi thời tiết vào cuối năm khiến nhiều người dễ bị cảm lạnh hơn. Bệnh thường gây nghẹt mũi, chảy nước mũi. Chúng ta thường phản ứng bằng cách hỉ mũi, nhưng cách này thật ra có thể gây hại.
Hỉ mũi quá mạnh có thể gây tổn thương lớp niêm mạc bên trong mũi – SHUTTERSTOCK
Người lớn hay dạy trẻ con cách hỉ mũi để tống các chất nhầy trong mũi ra ngoài. Tuy nhiên, hỉ mũi quá mạnh lại có thể khiến các triệu chứng tệ hơn và gây ra một số vấn đề sức khỏe khác, theo Mirror.
Cảm giác nghẹt mũi thường xuất hiện do chất nhầy tích tụ bên trong xoang mũi. Thế nhưng, nghẹt mũi chủ yếu là do vùng niêm mạc bên trong mũi đang bị viêm và sưng.
Hỉ mũi mạnh không phải là cách làm tốt vì nó có thể gây kích thích bên trong mũi và làm tổn hại lớp niêm mạc và xoang. Tình trạng này sẽ gây khó chịu và có thể khiến dễ bị viêm xoang, các chuyên gia sức khỏe cho hay.
Ngoài ra, hỉ mũi với áp lực quá mạnh sẽ ép không khí vào vùng ống kết nối tai với mắt và gây đau, theo Mirror.
Khi bị nghẹt mũi, thay vì hỉ mũi mạnh hãy thử làm những cách sau:
Nhấn ngón tay vào một bên cánh mũi và hỉ nhẹ. Chỉ cần như vậy thôi cũng đủ làm sạch chất nhầy trong mũi, không cần hỉ quá mạnh.
Dù làm bất kỳ điều gì để giảm nghẹt mũi thì cũng không được hỉ mạnh. Nó chỉ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.
Các loại xuống xịt hoặc thuốc dạng hơi không kê đơn có thể giúp thông mũi, trong khi các loại thuốc chống viêm như ibuprofen thì có thể giúp giảm sưng và đau.
Theo thanhnien
Video đang HOT
2 bệnh trẻ thường mắc vào mùa thu, mẹ chú ý cảnh giác!
Mùa thu đến, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút.
Bệnh cảm lạnh
Mùa thu đến, chênh lệch nhiệt độ giữa các thời điểm trong ngày cũng như trong nhà và ngoài trời gây kích thích niêm mạc hô hấp của trẻ. Với sức đề kháng yếu ớt, trẻ rất dễ mắc bệnh cảm lạnh. Bệnh cảm lạnh có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng cấp tích của đường hô hấp trên.
Em bé bị cảm lạnh thường có những triệu chứng và dấu hiệu sau đây:
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Ho khan
- Kích ứng họng
- Chán ăn
- Khó chịu
- Mệt mỏi
- Sốt nhẹ (đặc biệt vào ban đêm)
Các triệu chứng trên thường tự biến mất trong vòng 7 ngày.
Cách phòng tránh mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ
1. Cho trẻ được nghỉ ngơi và giữ cho không khí trong nhà được lưu thông
2. Thường xuyên cho trẻ tập thể dục để tăng cường sức đề kháng
3. Tránh cho trẻ hút thuốc lá thụ động
4. Tránh cho trẻ đi đến nơi đông người, thông gió kém
Mẹo chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh
Nếu bé dưới 3 tuổi, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện khám bệnh, không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cảm lạnh rất dễ phát triển thành viêm phế quản, viêm thanh quản hoặc viêm phổi. Trẻ lớn hơn với các triệu chứng nhẹ hơn thường không cần đi khám bác sĩ, trừ khi tình trạng bệnh quá trầm trọng.
Lưu ý: Nếu trẻ sốt quá cao, mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt
Nếu tình trạng của em bé không cải thiện trong vòng 1 tuần, các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tiêu chảy (nhiễm rotavirus)
Hàng năm vào mùa thu, nhiều em bé bị tiêu chảy, một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy là nhiễm rotavirus.
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em dưới 5 tuổi. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tiêu chảy (nhiễm rotavirus) là nôn mửa và tiêu chảy, phân loãng hoa cà hoa cải, thậm chí mất nước. Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bố mẹ nên mang phân của trẻ đến bệnh viện để xét nghiệm.
Cách phòng tránh mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ
1. Tránh đưa em bé đến nơi công cộng và tiếp xúc với trẻ em bị tiêu chảy
2. Khử trùng bộ đồ ăn và đồ chơi của bé thường xuyên
3. Mẹ phải rửa tay trước khi cho bé ăn, bú
4. Không nên cho trẻ ăn thức ăn mới trong thời gian trẻ bị tiêu chảy
Mẹo chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy
1. Bởi vì hiện tại chưa có thuốc để điều trị tình trạng bệnh tiêu chảy do nhiễm rotavirus, bạn nên cẩn thận, tránh trẻ bị mất nước khi bị tiêu chảy. Cha mẹ nên cho trẻ uống bù nước trong quá trình bị tiêu chảy. Nếu tình trạng của em bé không được cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, chữa kịp thời.
2. Không nên cho trẻ ăn đồ ăn mới, đồ ăn lạnh, chứa nhiều đường, nhiều muối, giàu chất béo khi trẻ bị tiêu chảy
Quỳnh Trang
Theo emdep.vn
Có nên rửa mũi hằng ngày cho trẻ? Nguyễn Tuyết Thanh (29 tuổi, Nam Định) hỏi: "Con gái tôi 4 tuổi và rất hay bị sổ mũi, nhất là vào thời điểm giao mùa. Tôi có nghe nói xịt và rửa nước muối sinh lý hằng ngày sẽ giúp phòng bệnh cho con. Ngoài ra, khi con bị sổ mũi có thể dùng nước tỏi nhỏ vào mũi trẻ để nhanh...