Bạn có biết cách bế trẻ em an toàn không?
Cơ thể phụ nữ sau sinh có rất nhiều thay đổi và dễ tổn thương do những thay đổi hoóc môn trong thai kỳ. Vì vậy họ nên cẩn thận trong cách bế trẻ để tránh bị tổn thương.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Karen Sutton của bệnh viện chuyên khoa về giải phẫu – Hospital for Special Surgery – ở Stamford, Connecticut (Mỹ), nói trên New York Times: thông thường khi em bé càng lớn thì càng nặng và tạo nên một áp lực lên các cơ của cha mẹ khi họ bế trẻ. Những bé nặng quá thì tốt nhất không nên bế. Một chiếc xe đẩy là cách tốt nhất để đưa bé đi ra ngoài với họ.
Cơ sàn chậu giúp cơ thể chúng ta thực hiện tốt các chức năng, vì vậy nếu những cơ này hoạt động không tốt do những tổn thương khi bế trẻ gây ra sẽ làm cho chúng ta có một tư thế không đẹp và dễ dẫn đến đau lưng.
Theo chuyên gia vật lý trị liệu Anna Ribaudo của Bệnh viện Hospital for Special Surgery (Mỹ), chúng ta thường có thói quen cúi xuống để bế bé lên. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ bị đau lưng, vai và cổ. Chúng ta nên thay đổi cách bế trẻ và càng cúi ít xuống khi bế con càng tốt.
“Thật sự, chúng ta không nên bế trẻ suốt ngày”, cô Ribaudo khuyên thêm. Cô hướng dẫn những người mới trở thành cha mẹ lần đầu: hãy từ từ khụy gối và hông xuống và sau đó bế bé đứng dậy từ từ; không nên vội vàng cúi xuống và bế lên.
Video đang HOT
Cha mẹ cũng nên cân nhắc xem cân nặng của bé liệu có quá nặng để họ bế đi một khoảng cách khá dài hay không. Nếu có, họ nên dùng xe đẩy để bảo đảm an toàn cho cơ thể.
Theo thanhnien.vn
Bạn có biết: Són tiểu là nỗi lo của nhiều người hơn bạn tưởng?
Chỉ có 1 trong số 12 người gặp vấn đề són tiểu dám tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ mà không biết đây là tình trạng hoàn toàn kiểm soát được.
Són tiểu là 'chuyện thường ngày ở huyện' của phụ nữ tại các nước phát triển
Vậy tại Việt Nam, đâu là bí quyết cho cảm giác sạch sẽ và tự tin của phụ nữ hiện đại, biết chăm sóc bản thân đúng cách?
Cô bạn thân có thể cũng đang gặp vấn đề són tiểu nhưng không chia sẻ chuyện này với bạn!
Són tiểu là tình trạng rò rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, chủ yếu do sự suy yếu của cơ sàn chậu vốn là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên và mang thai, sinh nở. Người bệnh thường bị són tiểu ngay cả khi ho, hắt hơi, cười lớn, nâng nhấc vật nặng hoặc chơi thể thao.
Theo báo cáo U&A 2015, phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi 35 - 55, cứ 3 người thì có 1 người bị són tiểu ở các mức độ khác nhau. Ở các nước có mức sống và chất lượng sống cao như Anh, Pháp, Đức thì con số phụ nữ gặp vấn đề són tiểu chưa bao giờ dưới mức 32%. Hơn 16 năm qua, Giáo sư Elaine Waetjen, bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện UC Davis, Hoa Kỳ, nghiên cứu về tình trạng són tiểu ở phụ nữ. Sau một chương trình nghiên cứu kéo dài 9 năm với 3.000 phụ nữ trong độ tuổi 42 - 64, bác sĩ Elaine cho biết có tới 68% phụ nữ trong nhóm này bị són tiểu ít nhất một lần trong tháng.
Theo bác sĩ Elaine, những lo lắng do són tiểu gây ra khiến không ít phụ nữ sống kém vui. Họ sẽ quyết định dừng việc tập thể dục do lo sợ són tiểu khi vận động, từ chối tham gia những buổi gặp mặt do tự ti về mùi, hoặc hạn chế di chuyển xa vì họ cần phải sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên. Rất nhiều người trong số họ không biết rằng, hiện nay đã có rất nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề són tiểu.
Bác sĩ Mehmet Oz, giáo sư khoa giải phẫu và chuyên gia tâm lý tại Trường đại học Columbia, cho biết: "Đa số mọi người đều xấu hổ khi nói mình bị són tiểu. Thực tế, chỉ có 1 trong số 12 người bệnh tìm đến sự trợ giúp, nhưng họ không biết rằng són tiểu có thể được xử lý hiệu quả chỉ bằng những biện pháp đơn giản".
Phụ nữ Nhật Bản đối phó với són tiểu như thế nào?
Phụ nữ Nhật Bản luôn chọn các sản phẩm chăm sóc cá nhân phù hợp với nhu cầu
"Bà và mẹ tôi cũng đều gặp tình trạng són tiểu. Bản thân tôi cũng bị són tiểu ở tuổi 38 sau khi sinh con", chị Setsuko Ogaware, nhân viên văn phòng 45 tuổi, cho biết. "Tuy nhiên các bác sĩ sản phụ khoa đã tư vấn cho tôi rất nhiều cách để khắc phục, ví dụ như tập thể dục kegel để cải thiện sức chịu đựng của cơ sàn chậu; tránh xa các thực phẩm quá ngọt, quá mặn và các đồ uống có ga, có cồn và cà phê. Ngoài ra tôi cũng sử dụng băng thấm tiểu để giữ vệ sinh và loại bỏ mùi khó chịu. Tôi biết rằng xung quanh tôi có rất nhiều phụ nữ cũng trải qua những vấn đề như thế".
Són tiểu là triệu chứng phổ biến xảy ra đối với 2/3 phụ nữ trên 40 tuổi tại đất nước mặt trời mọc. Tuy nhiên, phụ nữ trung niên Nhật vốn thường được biết đến với lối sống trẻ trung và tích cực, són tiểu từ lâu đã không còn là vấn đề khiến họ phải âm thầm chịu đựng.
Với những tiêu chuẩn cao trong việc chăm sóc bản thân, từ lâu phụ nữ Nhật đã tìm đến những sản phẩm chăm sóc vệ sinh chuyên dụng cho vấn đề són tiểu, còn được gọi là băng thấm tiểu, để giúp loại bỏ cảm giác ẩm ướt và nỗi lo về mùi. Đối với phụ nữ Nhật, sử dụng băng thấm tiểu khi gặp vấn đề són tiểu cũng quen thuộc như việc sử dụng băng vệ sinh trong những ngày "đèn đỏ" vậy.
Tại Việt Nam, phụ nữ thường có thói quen tự "chữa cháy" són tiểu bằng cách sử dụng khăn giấy, băng vệ sinh hằng ngày, băng vệ sinh ban ngày (của kỳ kinh nguyệt). Tuy vậy, đa số phụ nữ gặp vấn đề này vẫn thiếu tự tin vì các giải pháp "chữa cháy" này không thấm được nhiều, bề mặt thấm ẩm, bí, không sử dụng được trong thời gian dài, dễ bị tràn và không khử được mùi nước tiểu. Đặc biệt, nếu tiếp tục sử dụng các biện pháp này, chị em sẽ có nguy cơ bệnh lý phụ khoa và thường xuyên cảm thấy thiếu an tâm, ảnh hưởng tới chất lượng sống.
Băng thấm tiểu Caryn Ufree nhập khẩu từ Nhật Bản, là sản phẩm chuyên dụng cho vấn đề són tiểu
Nhãn hàng Caryn đã giới thiệu tới thị trường Việt Nam sản phẩm băng thấm tiểu Caryn Ufree. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp tại Nhật Bản và đồng thời là giải pháp mới trên thị trường tại thời điểm này xử lý hiệu quả vấn đề són tiểu.
Chị em có thể mua Caryn Ufree tại các hiệu thuốc, cửa hàng tiện ích và các siêu thị trên toàn quốc.
Theo thanhnien.vn
Cách tắm gội khoa học nhất trong thời gian ở cữ giúp các mẹ hạn chế nhiễm trùng, tránh bệnh tật hậu sản Theo quan niệm của các bậc trưởng bối lớn tuổi ngày xưa thì phụ nữ sau sinh nên kiêng tắm gội vì nước sẽ làm ảnh hưởng tới cơ thể. Tuy nhiên, Ngày nay, bác sĩ khuyên sản phụ sau khi sinh cần tắm rửa mỗi ngày để giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh những bệnh nhiễm trùng... Trước đây, chúng...