Bàn cờ Biển Đông
Kể từ khi ban lãnh đạo mới của Trung Quốc lên cầm quyền, vấn đề Biển Đôngđã được đưa lên bàn cờ chính trị quốc tế.
Vào tháng 1-2014, luật đánh bắt cá mới đối với tỉnh Hải Nam của Trung Quốc có hiệu lực và các cuộc tuần tra quân sự trên Biển Đông cũng được đẩy mạnh. Mỹ, Việt Nam và Phillipines cáo buộc Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng và đe dọa đến ổn định khu vực. Tháng 3 vừa qua lại chứng kiến sự bế tắc giữa các tàu của Trung Quốc và Philippines tại Ren’ai Reef. Cũng trong tháng đó, Philippines đã nộp một bộ hồ sơ hoàn chỉnh lên tòa trọng tài liên quan đến yêu sách của Philippines ở Biển Hoa Đông. Một số dấu hiệu cho thấy Philippines, Nhật Bản và Việt Nam đã tăng cường hợp tác với nhau. Đồng thời, Mỹ cũng đã bật tín hiệu thể hiện rõ mong muốn hợp tác toàn diện với Philippines và Việt Nam. Vào tháng 4 vừa qua, Tổng thống Obama đã thăm Châu Á và gây áp lực đối với Trung Quốc khi tuyên bố sẽ hỗ trợ Nhật Bản và Philippines.
Hành động hạ đặt giàn khoan CNOOC 981 tại Hoàng Sa (Tây Sa theo cách gọi của Trung Quốc) của Trung Quốc vào tháng 5-2014 đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía Việt Nam. Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc đang gây hấn tại Biển Đông. Vào cuối tháng 5 vừa qua, tại Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin châu Á (CICA) ở Thượng Hải, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nêu rõ, “các vấn đề an ninh ở châu Á nên do các nước châu Á tự giải quyết”.
Trên sân khấu lúc này, tình hình trở nên rõ ràng hơn. Thay đổi lớn nhất là những người xem đã trở thành trợ lý cho người chơi. Thay đổi quan trọng khác là các bên liên quan đã chủ động hơn trong các hành động của mình. Trung Quốc tỏ ra chủ động, trong khi Việt Nam và Philippines cũng không muốn bị thua thiệt. Mỹ và Nhật Bản tỏ rõ quyết tâm tham gia, điều đó có nghĩa một trò chơi với nhiều ý nghĩa chiến lược, bao gồm dư luận, răn đe quân sự, liên minh, kiện tụng, đối thoại và tham vấn cũng như trợ giúp nước ngoài mới chỉ bắt đầu. Hiện nay, khả năng xung đột là không thể loại trừ. Nhưng nhìn chung, tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Vấn đề Biển Đông đã trở thành trọng tâm của trò chơi địa chính trị toàn cầu trong kỷ nguyên sau khủng hoảng tài chính, tạo thành một tình huống chưa từng có.
Video đang HOT
Theo Vietbao
Nhật cảnh cáo, Trung Quốc thách thức đáp trả
Sau khi Nhật Bản lên tiếng cảnh báo những hành động nguy hiểm của Trung Quốc ở gần quần đảo tranh chấp, Bắc Kinh đã nhanh chóng có hành động thách thức bằng cách đưa các tàu bảo vệ bờ biển vào khu vực lãnh hải ngoài khơi quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông - nơi Tokyo đang nắm quyền kiểm soát.
Ảnh minh hoạ
Các hành động ngày càng tăng ở trên không và trên biển của Trung Quốc đang làm leo thang căng thẳng trong khu vực, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong một bản báo cáo hàng năm được công bố ngày hôm qua (5/8). Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết đối với việc quân đội nước này đóng một vai trò to lớn hơn ở cả bên trong và bên ngoài đất nước.
Trong bản sách trắng quốc phòng hàng năm vừa được nội các Nhật Bản phê chuẩn, giới chức ở Tokyo đã bày tỏ sự đặc biệt quan ngại trước việc Bắc Kinh hồi năm ngoái bất ngờ và đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, trong đó bao trùm cả các khu vực đang nằm trong tranh chấp giữa nước này với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Riêng hồi năm ngoái, Nhật Bản đã ra lệnh cho máy bay chiến đấu cất cánh khẩn cấp 400 lần để chặn máy bay Trung Quốc bay vào vùng không phận trên quần đảo tranh chấp. Năm trước đó, con số lần xuất kích khẩn cấp của chiến đấu cơ Nhật nhằm đối phó với Trung Quốc là 300 lần.
Việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm "đơn phương thay đổi thế nguyên trạng, làm leo thang tình hình và có thể gây ra những hậu quả không mong đợi ở Biển Đông. Nhật Bản cực kỳ quan ngại về diễn biến này", bản sách trắng quốc phòng dài 429 trang của Nhật Bản cho biết.
Cũng theo bản sách trắng quốc phòng nói trên, Tokyo đã thể hiện sự quan ngại về việc CHDCND Triều Tiên đã tăng cường năng lực tên lửa tầm xa đạn đạo và đang tìm cách thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để đưa lên tên lửa.
Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản đã tăng 2,2% lên 4,8 nghìn tỉ yên (48 tỉ USD) cho năm tài chính 2014 so với năm trước đó. Đây là năm thứ hai liên tiếp Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng kể từ sau khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền và sau hơn một thập kỷ cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Chính phủ của Thủ tướng Abe hồi tháng 7 đã thông qua việc cho phép giải thích lại hiến pháp từ bỏ chiến tranh của Nhật Bản. Theo đó, Nhật Bản cho phép quân đội bảo vệ các nước ở bên ngoài và đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, Tokyo cũng thông qua một chiến lược quốc phòng mới, trong đó kêu gọi tăng 5% ngân sách quốc phòng trong vòng 5 năm tới.
Chương trình quốc phòng từ năm 2014 đến 2019 của Nhật Bản bao gồm việc mua sắm các máy bay do thám không người lái, các tàu khu trục chống tên lửa và các thiệt bị quân sự khác. Những vũ khí này nhằm để phục vụ cho việc Nhật Bản chuyển ưu tiên quốc phòng từ khu vực phía bắc sang biển Hoa Đông - nơi Tokyo và Bắc Kinh đang tranh giành nhau quyết liệt quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc triển khai tàu bảo vệ bờ biển thách thức Nhật Bản
Sau khi sách trắng quốc phòng của Nhật Bản lên tiếng cảnh báo về những "hành động nguy hiểm" của Trung Quốc ở gần quần đảo tranh chấp, Bắc Kinh ngay lập tức có hành động thách thức bằng việc triển khai các tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển đến khu vực lãnh hải ngoài khơi quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Quần đảo này đang nằm trong sự kiểm soát của Nhật Bản.
3 tàu của Trung Quốc đã đi vào khu vực lãnh hải nằm trong phạm vi 12 hải lý xung quanh một trong những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu Trung Quốc đi vào khu vực lúc 10h sáng theo giờ địa phương và rời đi 2 giờ đồng hồ sau đó.
Ngoài việc đưa tàu vào vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông, giới chức ở thủ đô Bắc Kinh hôm qua cũng lên tiếng phản pháo cuốn sách trắng quốc phòng vừa được Nhật Bản công bố. Cụ thể, Bắc Kinh cáo buộc rằng, Tokyo "đang cố tình tạo ra một mối đe doạ mang tên Trung Quốc để làm cái cớ cho việc điều chỉnh chính sách quốc phòng".
Việc công bố cuốn sách trắng quốc phòng của Nhật Bản có thể làm ảnh hưởng đến nỗ lực của Thủ tướng Abe trong việc tìm cách tiến hành những cuộc hội đàm song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp khu vực diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh vào tháng 11 tới.
Thủ tướng Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình - hai nhà lãnh đạo có tinh thần chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, đã không tiến hành các cuộc họp thượng đỉnh song phương kể từ khi hai ông này lên cầm quyền cách đây hơn 18 tháng.
Dù quan hệ Nhật-Trung đang căng thẳng như vậy nhưng lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước này hiện đang cùng tham gia vào một cuộc tập trận chung kéo dài 3 ngày cùng với Mỹ và Nga. Cuộc tập trận này được khai hoả từ ngày hôm qua (5/8). Đây là hoạt động bất thường và đáng chú ý bởi trong thời gian qua, lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên đối đầu căng thẳng với nhau. Tàu thuyền hai nước thường xuyên có cuộc vờn đuổi "mèo bắt chuột" đầy nguy hiểm ở khu vực biển tranh chấp. Không chỉ đối đầu chan chát trên biển, máy bay Trung Quốc và Nhật Bản cũng nhiều lần "chạm trán" ở trên không, khiến nhiều phen cộng đồng quốc tế phải giật mình lo ngại về viễn cảnh bùng nổ một cuộc xung đột quân sự đáng sợ ở khu vực này.
Theo_VnMedia
Tập Cận Bình học Chu Dung Cơ "chuẩn bị quan tài" chống tham nhũng? Tập Cận Bình đã nói: "Tôi đã bỏ lại sinh mệnh và uy tín cá nhân của tôi trong cuộc chiến chống tham nhũng này. Chúng ta phải chịu trách nhiệm... Ông Tập Cận Bình đang gặp trở lực lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng. Bưu điện Hoa Nam ngày 6/8 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói...