Bạn chọc que xiên thịt nướng khiến bé 5 tuổi vỡ đốt sống, viêm phổi hơn 8 tháng
Khi đến khám tại Bệnh viện Nhi TƯ, bé M. được các bác sĩ phát hiện trong cơ thể có một dị vật dài nhọn ở nhu mô phổi thùy bên phải. Đây cũng chính là thủ phạm khiến M. mắc viêm phổi tái diễn hơn 8 tháng.
Đầu tháng 10 vừa qua, cháu Nguyễn V.M (5 tuổi, Thái Bình) được gia đình chuyển lên Bệnh viện Nhi TƯ do viêm phổi tái diễn nhiều lần. Khi chỉ định cho bệnh nhi chụp cắt lớp vi tính 128 dãy, các bác sĩ của bệnh viện nhận thấy, trên phim chụp có hình ảnh điểm vôi hóa cột sống và hình ảnh viêm phổi thùy bên phải nhưng không rõ có dị vật vì dị vật không cản quang.
Hình ảnh que nứa dài 9cm trong cơ thể M. trên phim chụp
Theo bác sĩ Trương Việt Nga – chuyên khoa Hô hấp, người trực tiếp thăm khám cho cháu M., qua hỏi thăm bệnh sử, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhi có tiền sử viêm phổi tái diễn và nhận định 2 khả năng: 1 là bệnh nhi có dị dạng vùng phổi phải; 2 là bệnh nhi có thể mắc dị vật và đây chính là nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm phổi tái phát.
Hình ảnh chụp vi tính cắt lớp sau đó cho thấy, bệnh nhi có một dị vật dài nhọn kích thước 72×4mm tại vị trí nhu mô thùy phổi ở thùy giữa phổi phải. Dị vật này đi từ trước ra sau, xuyên qua khe giữa 2 thân đốt sống 6, 7 và làm vỡ thân đốt sống. Khi nằm lại trong cơ thể, dị vật gây phản ứng thâm nhiễm viêm trung thất sau quanh đốt sống 6, 7. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cháu M phải vào viện vì viêm phổi trong suốt 8 tháng.
Sau khi phát hiện dị vật trong cơ thể bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và chỉ định phẫu thuật cho cháu. Ca phẫu thuật đã lấy ra dị vật là một thanh nứa sắc nhọn dài 9 cm.
Video đang HOT
Sau khi được phẫu thuật và điều trị, sức khỏe bệnh nhi đã hồi phục và được xuất viện. Ảnh minh họa
Theo gia đình bệnh nhi, tháng 1/2018, trong lúc chơi đùa với bạn, M. bị bạn chọc que nứa (loại dùng để xiên thịt nướng) vào vùng ngực bên phải. Sau tai nạn, cháu M. về có bị đau ngực nhẹ 3 ngày. Gia đình chỉ biết cháu chơi với bạn và có va chạm nhưng không để ý do vết thương không có dấu hiệu gì đặc biệt ngoài việc chảy một chút máu và máu đã cầm. Sau đó 3 ngày, cháu M kêu đau bụng. Tại bệnh viện địa phương, cháu được chẩn đoán viêm dạ dày nhẹ.
Tháng 3/2018, M. mắc đợt viêm phổi đầu tiên nhưng điều trị ngoại trú 1 tuần thì khỏi bệnh. 2 tháng sau đó, M. lại lên cơn sốt và ho. Tại bệnh viện tỉnh, cháu được các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi thùy. Đợt điều trị này kéo dài 2 tuần.
Ngày 3/10, thấy con trai 5 tuổi bắt đầu có biểu hiện bệnh giống như 2 lần trước, gia đình đã chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi TƯ. Tại đây, cháu được các bác sĩ phát hiện dị vật trong phổi và đã được điều trị.
Sau phẫu thuật, cháu M. được chăm sóc tại khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi TƯ. Ngày 16/10, đại diện Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, với tình trạng sức khỏe ổn định, ngày 12/10 cháu M. đã được ra viện.
Lê Mai
Theo phunuvietnam
Hơn 80% trường hợp bệnh nhân sởi không tiêm chủng
Cách phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất là tiêm vắc xin sởi. Tuy nhiên, 86,4% bệnh nhân mắc sởi đều không tiêm vắc xin phòng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố. Trong đó, 1.093 trường hợp dương tính với sởi tại 40 tỉnh, thành phố, trong đó một trường hợp tử vong tại Hưng Yên (do bệnh nhân có bệnh lý nền viêm phổi kéo kéo dài). So với cùng kỳ năm 2017, số mắc phát ban tăng 10,2 lần. Các ca mắc sởi lẻ tẻ, tản phát, không phát thành ổ dịch lớn.
Các tỉnh, thành phố có số mắc sốt phát ban và sởi dương tính trên 100.000 dân cao nhất như Hà Nội, Lào Cai, Điện Biên, Thanh Hóa, Sơn La, Quảng Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Phúc,...
Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên như bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2,... đã dẫn đến tình trạng bùng phát sởi và lây nhiễm chéo bệnh sởi, tay chân miệng. Ảnh: Liêu Lãm.
Độ tuổi mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi có 628 trường hợp (chiếm 21,4%) và độ tuổi từ 1-4 tuổi có 1.106 trường hợp (chiếm 37,8%). Trong số đó, 399 trường hợp đã được tiêm chủng (chiếm 13,6%) còn lại là các trường hợp chưa được tiêm chủng và không rõ tiền sử tiêm chủng (chiếm 86,4%).
Trong thời gian tới, dịch có thể tiếp tục gia tăng tại các địa phương do tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt 95% quy mô xã, phường. Đặc biệt là khu vực có biến động cư dân lớn, các khu công nghiệp tập trung công nhân, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống.
Bệnh sởi mắc rải rác ở khu vực miền Bắc, tuy nhiên, tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2,... tăng nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh sởi, tay chân miệng.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên và lây lan rất mạnh qua đường hô hấp, trẻ em, người lớn chưa bị bệnh, chưa được tiêm phòng khi tiếp xúc với nguồn bệnh đều có thể mắc bệnh. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân.
Các khuyến cáo của Bộ Y tế đến người dân:
- Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường, để tiêm vắc xin phòng sởi.
- Khi phát hiện các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
- Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Theo Zing
Coi chừng viêm phổi vì thói quen chọc ngón tay vào mũi Mọi người có thể mắc viêm phổi nếu trên tay có vi khuẩn, rồi dùng ngón tay chọc vào mũi hay chà xát mũi bằng tay. Trẻ em lại là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh vì thói quen xấu này. Trẻ chọc ngón tay vào mũi có thể khiến vi khuẩn viêm phổi lây lan - ẢNH: SHUTTERSTOCK Viêm phổi là căn...