Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid 19 làm việc tại Cần Thơ
Theo lãnh đạo sở y tế thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 15/1/2021, tổng số trường hợp mắc Covid-19 ghi nhận trên địa bàn là 10 người (đều là những người nhập cảnh được cách ly tập trung).
Sáng nay (21/1), Đoàn công tác của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 do Thứ Trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Cần Thơ, về việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Ông Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng đoàn, phát biểu tại buổi làm việc.
Theo lãnh đạo sở Y tế thành phố Cần Thơ, tính đến ngày 15/1/2021, tổng số trường hợp mắc Covid-19 ghi nhận trên địa bàn là 10 người (đều là những người nhập cảnh được cách ly tập trung). Cả 10 trường hợp này đều được điều trị khỏi Covid-19. Hiện, không còn trường hợp nào cách ly tập trung trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Số người đang trong thời gian 14 ngày theo dõi sức khoẻ, cách ly tại nhà và cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố là 9 người. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 3 cơ sở cách ly; trong đó, có 2 cơ sở cách ly tập trung và 1 cơ sở cách ly ở cơ sở lưu trú.
Theo sở Y tế thành phố Cần Thơ, vướng mắc hiện nay là việc thanh toán chi phí cách ly tập trung (14 ngày) cho cán bộ, nhân viên y tế sau khi hoàn thành công tác điều trị cho bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, do chưa được quy định cụ thể tại các văn bản của chính phủ và Bộ Y tế. Đáng chú ý, người từ nhiều quốc gia khi được cách ly tập trung do ngôn ngữ khác nhau dẫn đến việc khó khăn trong giao tiếp. Đồng thời, việc công dân sử dụng ngoại tệ của nhiều nước, phải đổi tiền, không có tài khoản ngân hàng nên việc quản lý thu phí gặp khó khăn. Hiện nay, mặc dù cơ quan chức năng đã vận động thuyết phục và tiến hành thẩm định nhiều cơ sở lưu trú tuy nhiên chỉ có 1 cơ sở lưu trú đủ điều kiện theo quy định về khu cách ly tập trung. Do đó, việc mở rộng các khu cách ly tập trung theo yêu cầu tại thành phố còn gặp khó khăn. Do đó, thành phố đề xuất và kiến nghị với Bộ Y tế xem xét có văn bản hướng dẫn việc sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ chi phí cách ly tập trung cho nhân viên y tế tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 và Cục Quân y xây dựng quy trình tiếp nhận, cách ly tập trung và kết thúc cách ly 14 ngày và hướng dẫn tiếp nhận, xử lý rác thải khu cách ly tập trung trong doanh trại quân đội.
Video đang HOT
Bác sĩ Cao Minh Chu – Giám đốc Sở y tế Cần Thơ, đang trao đổi với Đoàn công tác về vấn đề tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tại Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.
Tại buổi làm việc, Thứ Trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống chính trị thành phố, ngành y tế, quốc phòng, công an và các sở ngành liên quan khác. Đồng thời, mong muốn thành phố tiếp tục tăng cường công tác xét nghiệm, chủ động xét nghiệm trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh lận cận khu vực ĐBSCL.
Thứ trưởng Bộ y tế nhấn mạnh: “Chúng ta không được chủ quan, tiếp tục tăng cường công tác truyền thông trên tinh thần chống dịch như chống giặc, để nâng cao ý thức của người dân của cộng đồng trong cả phòng dịch, chống dịch và cả công tác tố giác nếu có người ở đâu đó về không thực hiện đầy đủ công tác cách ly. Chúng ta cần có kịch bản đối phó với mọi tình huống, tăng cường công tác diễn tập, tập huấn rà soát các trang thiết bị, đặc biệt là máy thở, máy xét nghiệm trên địa bàn thành phố. Đồng thời, nên củng cố các cơ sở cách ly để chúng ta dự kiến đón lượt khách, đặc biệt là bà con kiều bào về quê ăn tết”.
Ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho biết: Cần Thơ là thành phố trung tâm vùng ĐBSCL có sân bay và cảng biển quốc tế, là nơi trung tâm đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy và là nơi tiếp nhận những người từ các nước về khá đông. Trên thực tế Cần Thơ đã tiếp nhận rất nhiều lượt người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để cách ly tại địa phương và trung chuyển về các tỉnh vùng ĐBSCL để cách ly. Đặc biệt, trên địa bàn cũng có trường hợp nhập cảnh biên giới trái phép được cơ quan chức năng của thành phố tiến hành xác minh, kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung. Do đó, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn được thành phố rất quan tâm và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu như tinh thần chỉ đạo của Trung ương.
Cùng ngày, sau khi làm việc tại Ủy ban thành phố Đoàn công tác của Bộ y tế đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các điểm cách ly trên địa bàn như Trường quân sự thành phố Cần Thơ và Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ.
Dự án chống ngập 10.000 tỉ 'đứng hình', TP.HCM yêu cầu 'Trung Nam BT1547 chịu trách nhiệm về an toàn'
'Nhà đầu tư dự án chống ngập phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với an toàn công trình và an toàn giao thông thủy trong phạm vi công trình thuộc dự án', UBND TP.HCM gửi yêu cầu đến Công ty TNHH Trung Nam BT1547.
Cống kiểm soát triều Tân Thuận là một trong các hạng mục quan trọng của dự án chống ngập gần 10.000 tỉ đồng ở TP.HCM.ẢNH: SỸ ĐÔNG
UBND TP.HCM vừa yêu cầu Công ty TNHH Trung Nam BT1547 (doanh nghiệp thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1) phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn công trình và an toàn giao thông thủy trong phạm vi công trình thuộc dự án. Dự án chống ngập này được thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng, khởi công từ tháng 6.2016, dự kiến hoàn thành trong 36 tháng nhưng đến nay vẫn còn dang dở. Vào tháng 12.2020, nhà đầu tư thông báo ngừng thi công khi khối lượng công trình đạt hơn 90%.
Các hạng mục của dự án như cống kiểm soát triều, đê, kè chủ yếu thi công trên sông nước, một vài vị trí chặn dòng hạn chế phương tiện giao thông thủy qua lại nên khi dự án dừng thi công, vấn đề giao thông thủy được các cơ quan chức năng của TP.HCM đặt ra và đề xuất phương án xử lý.
Cống ngăn triều Bến Nghé (giữa Q.1 và Q.4) đang chặn dòng để thi công.ẢNH: ĐỘC LẬP
Trên cơ sở đề xuất của Sở GTVT TP.HCM, UBND TP.HCM giao Trung tâm Quản lý đường thủy (thuộc Sở GTVT) khẩn trương phối hợp Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa tại các công trình đã được chấp thuận lắp đặt theo phương án bảo đảm an toàn giao thông. Đồng thời, đề xuất lắp đặt bổ sung biển báo phù hợp để đảm bảo an toàn hoạt động giao thông thủy.
Đối với các hạng mục công trình có ảnh hưởng đến giao thông thủy trong giai đoạn trước khi thi công trở lại, Sở GTVT hướng dẫn doanh nghiệp dự án lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy phù hợp với điều kiện thi công thực tế của các công trình.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng giao Sở GTVT phối hợp với Công an TP.HCM, lực lượng thanh tra giao thông và các sở ngành tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình giao thông trên tuyến; kịp thời phát hiện bất cập có nguy cơ gây mất an toàn giao thông để chủ động điều chỉnh, bổ sung các phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy phù hợp tại khu vực thi công các hạng mục công trình dự án chống ngập gần 10.000 tỉ đồng này.
Hạn chế chuyến bay đưa người nhập cảnh vào Việt Nam Do chủng mới của virus Covid-19 lây lan nhanh hơn ở nhiều nước, Thủ tướng chỉ đạo hạn chế các chuyến bay đưa người nhập cảnh vào Việt Nam từ nay đến Tết Nguyên đán. Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt...