Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền họp phiên thứ nhất
Chiều 19.6, Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền đã họp phiên thứ nhất, kiện toàn thành viên, bàn thảo quy chế làm việc và triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế và giải pháp trong công tác phòng, chống rửa tiền; chỉ đạo việc triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong Nhóm châu Á-Thái Bình Dương về chống rửa tiền ( APG) và kế hoạch tiến tới thực hiện đầy đủ Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF); phối hợp với các lực lượng nòng cốt trong công tác chống khủng bố nhằm nghiên cứu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách pháp luật, chương trình, biện pháp chống tài trợ cho khủng bố trên lãnh thổ Việt Nam.
Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền phù hợp từng thời kỳ. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng làm Phó trưởng ban thường trực và Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Phó trưởng ban.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ các nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo là đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố, hành vi rửa tiền liên quan đến hoạt động giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng,… nhằm tham mưu tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách pháp luật phòng, chống, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này, bảo đảm thị trường tài chính, môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế, xã hội.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ các nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, Bộ Công an chủ trì đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ khủng bố.
Mục đích của đánh giá rủi ro quốc gia là nhằm xác định và đo lường các rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố của Việt Nam, từ đó có biện pháp khắc phục và giải quyết đối với các rủi ro này. Đây cũng là yêu cầu đầu tiên và quan trọng mà các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố đưa ra và yêu cầu các quốc gia phải thực hiện. Thông tin trong báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia sẽ được coi là nguồn tham khảo hữu ích cho Đoàn đánh giá của Nhóm châu Á – Thái Bình Dương về chống rửa tiền khi đánh giá cơ chế phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Việt Nam, dự kiến sẽ thực hiện vào quý IV/2019.
Theo Danviet
Các đối tượng khai hối lộ ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng
Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố thêm tội danh "Đưa hối lộ" đối với Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam.
Tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị bắt vì liên quan đến tổ chức đánh bạc qua mạng. Ảnh: PV.
Nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết, các đối tượng Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương khai đã đưa hối lộ cho cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng, nhưng đến nay ông Vĩnh vẫn chưa thừa nhận điều này.
Khởi tố thêm tội danh "Đưa hối lộ"
Hôm qua (29/5), nguồn tin từ cơ quan có thẩm quyền liên quan vụ án cho biết, mới đây Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố thêm tội danh "Đưa hối lộ" đối với Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam - hai đối tượng cầm đầu vụ cờ bạc ngàn tỷ qua mạng gây chấn động dư luận thời gian qua. Các đối tượng này đã khai đưa hối lộ cho ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng.
Con số này hiện đang được Cơ quan điều tra tiếp tục tập trung làm rõ dựa trên căn cứ lời khai của các đối tượng và các chứng cứ vật chất khác. Tuy nhiên, qua rất nhiều lần hỏi cung, đấu tranh, bị can Phan Văn Vĩnh vẫn không thừa nhận hành vi nhận hối lộ này dù đã thể hiện rất trung thực, thành khẩn đối với những hành vi liên quan khác trong vụ án. Về tài sản, ông Vĩnh có nhà xây kiên cố và một vườn cây cảnh tại thành phố Nam Định trị giá lớn, còn một số biệt thự thì đứng tên em gái ông. Nguồn tin này cũng cho biết, bị can Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng C50, cũng không thừa nhận hành vi nhận hối lộ.
Nguồn tin cho biết thêm, ông Võ Tuấn Dũng - nguyên Cục phó C50, có liên quan đến vụ án này. Nếu không xảy ra vụ ông Dũng "đột tử" hôm 4/5, gần như chắc chắn Cơ quan điều tra sẽ sử dụng biện pháp ngăn chặn đối với ông này. Ông Dũng được xác định là người đã soạn những văn bản liên quan gửi đến một số cơ quan thẩm quyền vào các năm 2014, 2015 và 2016, hòng "bao" cho hoạt động của đường dây cờ bạc, tuy nhiên ông chỉ là người thực hiện dưới sự chỉ đạo của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.
Tính đến nay, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 96 bị can, bắt giam hơn 40 bị can, trong đó đối tượng Nguyễn Văn Dương bị khởi tố nhiều tội danh nhất, gồm "Tổ chức đánh bạc", "Rửa tiền" và "Đưa hối lộ". Đây cũng là đối tượng đã nộp lại cho Cơ quan điều tra gần 1.000 tỷ đồng thu lời bất chính từ đường dây cờ bạc. Được biết ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đã mời luật sư (mỗi người mời 2 luật sư, đều thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội).
Dự kiến giai đoạn 1 của vụ án này sẽ kết thúc điều tra vào tháng 7/2018 để chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ truy tố. Giai đoạn 2 của vụ án sẽ tiếp tục truy nã số đối tượng bỏ trốn, làm rõ và xử lý số đối tượng đánh bạc.
Vất vả và tốn kém cho công tác điều tra
Những khó khăn của Cơ quan điều tra gặp phải ngay từ ban đầu khi phát hiện vụ án (tháng 7/2017) thể hiện rõ qua việc các điều tra viên phải di chuyển, đi lại, xác minh, điều tra, nắm bắt ở hàng chục tỉnh thành. Chỉ riêng phí mua vé máy bay (hạng giá rẻ hoặc hạng bình thường) đã lên đến 2 tỷ đồng, số tiền này hiện còn đang tạm nợ các hãng hàng không. Nhiều cán bộ, chiến sỹ thậm chí đã bỏ tiền túi để chi phí cá nhân. Cơ quan điều tra huy động đến 80 cán bộ điều tra giỏi, trong đó đến cả từ công an các huyện, thị phục vụ vụ án, trong khi vẫn phải đảm bảo công tác gìn giữ an ninh trật tự địa phương, thực hiện các công việc nghiệp vụ khác, vụ án khác.
Theo Nhóm PV (Tiền Phong)
Chưa dự báo tốt thị trường, còn phải giải cứu nông sản dài dài Sáng 22.5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về các vấn đề kinh tế, xã hội. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ mong muốn lắng nghe các ý kiến đánh giá, phân tích rõ hơn về thuận lợi, khó khăn để điều hành nền kinh tế đi đúng hướng hơn. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được...