Ban Chỉ đạo COVID-19: Có thể yên tâm tình hình ổ dịch Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội
Đến thời điểm hiện tại có thể yên tâm với tình hình các ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội. Thời gian tới, đề nghị các địa phương tiếp tục tiến hành truy vết triệt để ngăn chặn dịch.
Cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội – Ảnh: VGP
Đó là yêu cầu được Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đưa ra trong cuộc họp ngày 3-2, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trưởng Ban Chỉ đạo.
Báo cáo tình hình, đại diện UBND tỉnh Hải Dương khẳng định đã khoanh vùng được và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, đồng bộ.
Các địa phương từng bước kiểm soát được dịch
Đến hôm nay là ngày thứ 8 kể từ ca nhiễm đầu tiên, Hải Dương đã ghi nhận tổng cộng 235 ca dương tính nhưng số ca nhiễm mới giảm dần, chỉ còn 11 ca khi lượng xét nghiệm tăng lên. Công ty Poyun là ổ dịch chính, chiếm hơn 150 ca.
Tuy vậy, 2 ca ở Cẩm Giàng và Ninh Giang chưa tìm thấy mối liên hệ. Hiện Hải Dương đang tập trung khẩn trương truy vết, tìm nguồn gốc 2 ca này. Hải Dương cũng đã thiết lập Bệnh viện dã chiến thứ 3 để tiến hành thu dung, điều trị người bệnh, sẵn sàng đối phó trong trường hợp bệnh lan rộng.
Cùng với đó là lên kế hoạch chăm lo Tết cho người dân, công nhân đang bị phong tỏa, song Hải Dương cũng kiến nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh để nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, điều trị cho tỉnh.
Video đang HOT
Còn theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, hiện đã truy vết hơn 74.000 trường hợp và đang đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm các trường hợp F1, hiện đã ghi nhận 42 ca dương tính. Ổ dịch ở sân bay Vân Đồn song thành phố Hạ Long đã phát hiện 3 ca dương tính khi xét nghiệm sàng lọc.
Tỉnh cũng đầu tư thêm dàn máy để nâng cao năng lực xét nghiệm; nâng cao năng lực cách ly… Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu tới ngày 28 Tết sẽ khoanh vùng được tất cả các ổ dịch; cố gắng không để có bệnh nhân chuyển biến nặng, không có bệnh nhân tử vong trên địa bàn.
Tỉnh Quảng Ninh đề xuất Trung ương hỗ trợ tỉnh về nghiệp vụ điều trị; đề xuất điều chỉnh quy định về chế độ phụ cấp cho người thực hiện nhiệm vụ chống dịch cho phù hợp (nâng mức phụ cấp, mở rộng đối tượng)…
Hà Nội nâng cao 1 mức phòng dịch
Đối với Hà Nội, từ 28-1 đến nay ghi nhận 21 ca dương tính mắc ngoài cộng đồng, trong đó ca công chứng viên ghi nhận ngày hôm qua có lịch trình di chuyển khá phức tạp, đến cả một số địa phương khác. Đến tối qua đã xác định được 22 trường hợp F1 của người này.
Hiện Hà Nội đang đẩy mạnh điều tra, xét nghiệm. Tổng số 653 trường hợp F1 đều đã được xét nghiệm (trừ 22 F1 phát hiện mới ngày hôm qua), tất cả F1 đều được cách ly tập trung. Hà Nội cũng tiến hành giám sát chặt chẽ các trường hợp F2 cách ly tại nhà…
Đại diện Hà Nội khẳng định đang tiếp tục khẩn trương khoanh vùng, điều tra, truy vết các trường hợp mắc bệnh và những người có liên quan để lấy mẫu sớm nhất, đồng thời tiến hành công tác phong tỏa phù hợp để không ảnh hưởng rộng…
Tuy vậy, Hà Nội đã nâng cao 1 mức công tác phòng chống dịch; tạm dừng một số hoạt động không cần thiết (quán bar, vũ trường, quán game, Internet…); điều chỉnh quy mô lễ hội; yêu cầu toàn bộ công an xử lý các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng; tập trung lấy mẫu và xét nghiệm tất cả các trường hợp F1, F2.
Lây nhiễm do tiếp xúc gần, không đeo khẩu trang
Theo Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống COVID-19, các trường hợp lây nhiễm chủ yếu do tiếp xúc gần, chu kỳ xoay vòng nhanh (3-4 ngày); tải lượng virus cao; lây nhanh hơn, nồng độ virus mạnh hơn; đáng chú ý các trường hợp lây nhiễm đều không đeo khẩu trang…
Công tác chống dịch tại các địa phương đã cơ bản bắt kịp tình hình, tỉ lệ rủi ro dịch bệnh đã giảm xuống, trừ Bình Dương, Gia Lai. Đến thời điểm hiện tại có thể yên tâm với tình hình các ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội. Thời gian tới, đề nghị các địa phương tiếp tục tiến hành truy vết triệt để ngăn chặn dịch.
Ban Chỉ đạo đề nghị các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và một số tỉnh hiện đang có ca bệnh cần tiếp tục huy động nguồn lực tối đa, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế triển khai các biện pháp truy vết tích cực, khoanh vùng, cách ly kịp thời, xét nghiệm diện rộng; chú trọng phong tỏa nhiều lớp, truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần để thực hiện cách ly, xét nghiệm kịp thời.
Tết Tân Sửu sẽ bình an trong bình thường mới
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng đến thời điểm này, các ổ dịch liên quan đến Hải Dương, Quảng Ninh chúng ta đã kiểm soát được, tất nhiên sẽ còn xuất hiện một số ca lẻ tẻ. Do đó, chúng ta cũng phải đề phòng, không quá lo lắng hay hoảng loạn, nhưng cũng không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Và nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ nhập cảnh vẫn rất cao. Thực tế cho thấy đợt dịch này bùng phát là do nhập cảnh vào.
Tết Tân Sửu sẽ bình an trong bình thường mới với điều kiện ngành y tế và đội ngũ chống dịch cần luôn sẵn sàng – đại diện nhóm chuyên gia đánh giá.
Người không trong vùng phong tỏa có được về Hải Dương ăn Tết?
Nhiều người dân ở xa muốn về Hải Dương ăn Tết, nhưng đang hiểu chưa đúng về chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 nên dẫn đến hoang mang lo lắng, thậm chí không dám về quê.
Liên quan đến nội dung trên, sáng nay (3/2), trao đổi nhanh với phóng viên Dân trí , ông Phạm Mạnh Cường - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương cho biết, những người không ở vùng bị phong tỏa, bị cách ly y tế do dịch Covid-19 thì vẫn được về Hải Dương ăn Tết. Riêng đối với các khu vực mà tỉnh Hải Dương đang triển khai phong tỏa, cách ly như TP Chí Linh và một số khu vực khác thì không được vào.
Một số địa phương người dân lo ngại dịch Covid-19 nên đã đến các bến xe, nhà ga trả vé. (Ảnh: Quốc Anh).
Tuy nhiên, nhiều người lại lo lắng ở chiều ngược lại là, sau Tết, muốn từ Hải Dương đi các tỉnh thành khác làm việc và học tập, có phải cách ly 21 ngày?
Để giải đáp thắc mắc này, sáng cùng ngày, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết: "Tất cả người nào ở khu vực mà tỉnh Hải Dương đã khoanh vùng chống dịch như TP Chí Linh thì lên Hà Nội sẽ phải lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tại nhà; còn các khu vực khác không bị khoanh vùng chống dịch thì không phải lấy mẫu xét nghiệm, không phải cách ly. Việc này áp dụng đối với nhiều địa phương như Quảng Ninh, chứ không riêng gì Hải Dương".
Ông Hạnh khuyến cáo người dân, nếu không thực sự cần thiết thì không nên di chuyển nhiều nơi. Nếu có về quê ăn Tết thì nên đi xe riêng, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.
Tương tự, nhiều người ở xa như Hà Nội, Quảng Ninh cũng muốn về quê Thái Bình ăn Tết nhưng nhưng đang hiểu chưa đúng về chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 nên dẫn đến hoang mang lo lắng, thậm chí không dám về.
Trả lời báo chí, ông Hà Tiến Thăng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thái Bình, cho biết người dân khi tiếp nhận các văn bản chỉ đạo của chính quyền địa phương cần hiểu đúng, đủ và tuyệt đối không chia sẻ nội dung chỉ đạo cùng với cách hiểu chưa chuẩn xác trên mạng xã hội.
Theo ông Thăng, vùng dịch (theo cập nhật của Bộ Y tế) nghĩa là những nơi mà dịch bùng phát nhanh, tạo thành ổ dịch. Ví dụ người ra từ một thôn, làng hay xã, phường, thành phố, thị xã đang bị phong tỏa vì có nhiều ca nhiễm Covid-19 lây lan trong cộng đồng, thì khi về Thái Bình mới phải đi cách ly tập trung, hoặc là quay đầu xe. Còn người dân về quê từ các địa phương không ở trong vùng dịch thì chỉ cần khai báo y tế, lịch trình di chuyển.
Cũng liên quan đến nội dung trên, nhiều ý kiến cho rằng, nếu người nào đã ở khu vực phong tỏa, khoanh vùng chống dịch thì cũng không được ra ngoài, nên hoàn toàn có thể yên tâm.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: "Nhiệm vụ kép nhưng phòng, chống dịch là hàng đầu" Thực hiện nhiệm vụ kép nhưng phòng, chống dịch là hàng đầu - Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nêu rõ và chỉ đạo quyết tâm nhanh chóng khống chế, khoanh vùng dịch Covid-19. Quang cảnh buổi họp. Chiều 2/2, Thường trực Thành uỷ Hà Nội họp nghe báo cáo về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn...