Ban chỉ đạo 389 Quốc gia nói gì về vụ Asanzo?
Chánh Văn phòng Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia sáng nay đã thông tin tiếp theo về vụ Asanzo đang được dư luận quan tâm.
Ông Đàm Thanh Thế thông tin về vụ Asanzo tại họp báo sáng 30/7
Tại buổi họp báo chuyên đề về kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm sáng nay (30/7), ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) đã thông tin ban đầu về vụ việc Asanzo.
Ông Thế cho biết: “Liên quan tới thông tin ban đầu về vụ việc Asanzo, hiện Ban Chỉ đạo 398 Quốc gia đã giao cho các lực lượng chức năng là Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung phối hợp xác định làm rõ những hành vi đúng sai của doanh nghiệp này. Đến nay, các lực lượng chức năng đang tập hợp thông tin, tài liệu. Kết quả về vụ việc sẽ được thông báo rộng rãi với tinh thần làm nghiêm túc, quyết liệt một cách khách quan, toàn diện. Nếu có hành vi vi phạm sẽ xử lý nghiêm để bảo vệ thương hiệu Việt Nam và lợi ích người tiêu dùng. Chứ không phải không thấy thông tin là vụ việc lắng xuống”.
Chánh Văn phòng Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 398 Quốc gia cũng thông tin thêm, hàng hóa giả không rõ nguồn gốc mang tên Việt Nam vừa qua cũng được các cơ quan truyền thông phát hiện.
“Văn phòng đã có công văn yêu cầu cơ quan thường trực của 63 tỉnh, thành tập trung rà soát, đánh giá cùng với Ban chỉ đạo 398 Quốc gia. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo. Trên cơ sở này, mới đây Ban chỉ đạo đã có kế hoạch đấu tranh, tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam do đồng chí Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Tài chính, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia ký ban hành”.
Cũng liên quan tới vụ việc Asanzo, trước đó tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138) và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia sáng 25/7, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, cố gắng trong 2 tuần (kể từ ngày 25/7) sẽ sớm đưa ra kết luận về hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và tổ chức sản xuất hàng giả, tiêu thụ hàng giả đối với một số doanh nghiệp liên quan đến nhóm hàng điện tử, điện lạnh.
Ông Cẩn cũng thông tin, mới đây đã khởi tố vụ án liên quan đến hành vi một công ty con của công ty này nhập khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam đưa hàng vào tiêu thụ nội địa.
Video đang HOT
“Đối với nhãn hiệu Asanzo, chúng tôi đã khởi tố vụ án và chuyển cho cơ quan công an, về các hành vi thuộc công ty con, nhập khẩu, giả mạo xuất xứ Việt Nam để mà đưa hàng vào tiêu thụ, giả mạo nhãn mác. Và tiếp tục đang xác minh, điều tra sâu”, ông Cẩn nói.
“Các ngành cho rằng cơ sở pháp lý không đủ để xử lý hành vi này, nhưng chúng tôi đánh giá sẽ làm sâu và đủ cơ sở. Bởi như giải thích của một số bộ, ví dụ nhập khẩu một con lợn từ Trung Quốc và xẻ làm đôi, một phần xuất khẩu ra nước ngoài và một phần tiêu thụ tại Việt Nam, mà lại lấy xuất xứ Việt Nam thì không có nước nào giải thích như vậy, các văn bản giải thích, chế tài xử lý hiện nay phải thống nhất”, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nói.
C.Sơn
Theo baogiaothong
Điều tra, làm rõ hàng chục doanh nghiệp "ma" nhập khẩu hàng gắn mác Asanzo
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM vừa ra quyết định khởi tố vụ án về tội "Buôn lậu" xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất thương mại Sa Huỳnh và đang làm rõ nghi vấn 14 doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng mang nhãn hiệu Asanzo là các công ty "ma".
Ngày 24/7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an TP.HCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án "Buôn lậu" đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại Sa Huỳnh (Công ty Sa Huỳnh).
Theo đó, hành vi vi phạm của công ty Sa Huỳnh được Cục Hải quan TP.HCM phát hiện, điều tra ban đầu, sau đó chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM.
Cụ thể, ngày 7/9/2018, Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra container số hiệu FCIU8689004 chứa hàng hóa do Công ty Sa Huỳnh nhập từ Trung Quốc về cảng IDC Phước Long. Công ty này khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu là linh kiện dùng để lắp ráp lò nướng thủy tinh, gồm nắp đậy bằng nhựa, chậu thủy tinh lò nướng, thiết bị đếm thời gian lò nướng, hàng mới 100%, xuất xứ Trung Quốc. Tổng trị giá hàng hóa trên 212 triệu đồng.
Khi kiểm tra, lực lượng hải quan phát hiện toàn bộ hàng hóa bên trong container là 1.300 bộ lò nướng thủy tinh nguyên chiếc ghi nhãn hiệu " Asanzo - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản". Thùng carton đựng lò nướng còn cả phiếu bảo hành ghi kèm số đường dây nóng 18001035. Mặc dù hồ sơ hải quan thể hiện hàng hóa có xuất xứ (C/O) Trung Quốc, toàn bộ lò nướng trong container này hoàn toàn không có tem nhãn ghi thông tin xuất xứ.
Theo quy định, mặt hàng nhập khẩu nêu trên là dạng nguyên chiếc thuộc diện phải kiểm tra chất lượng Nhà nước theo quy định. Tuy nhiên, công ty Sa Huỳnh khai báo gian dối là linh kiện nhập khẩu nhằm tránh phải kiểm tra. Ngoài ra, nếu nhập khẩu nguyên chiếc thì khi đưa vào thị trường tiêu thụ buộc phải thể hiện xuất xứ hàng hóa là Trung Quốc trên bao bì, nhãn mác.
Công ty Sa Huỳnh bị khởi tố về hành vi buôn lậu do nhập hàng từ Trung Quốc gắn mác Asanzo
Khi được yêu cầu giải trình về việc khai báo gian dối với lô hàng nêu trên, Công ty Sa Huỳnh đổ lỗi cho đối tác "gửi nhầm hàng".
Mở rộng điều tra, cơ quan Hải quan phát hiện Công ty Sa Huỳnh có dấu hiệu là công ty "ma", do các đối tượng thành lập nhằm nhập khẩu trái phép hàng hóa.
Công ty này được Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM cấp phép thành lập tháng 7/2018, người đại diện pháp luật là bà Huỳnh Thị Sà Quôl. Tuy vậy, qua kiểm tra, xác minh, giám đốc doanh nghiệp (DN) không có thật, toàn bộ chữ ký trên hồ sơ nhập khẩu lô hàng đều là giả mạo.
Ông Trương Ngọc Liêm (sinh năm 1982, cư trú tại TP.HCM) - người đại diện pháp luật cho Công ty Sa Huỳnh sau khi thay đổi giấy chứng nhận đăng ký DN đã thừa nhận các chữ ký trên chứng từ mang tên bà Huỳnh Thị Sà Quôl đều do người trong nhóm thành lập DN giả mạo chữ ký.
Không chỉ riêng Công ty Sa Huỳnh, Cục Hải quan TP.HCM còn xác định có tới 14 DN nhập khẩu hàng hóa và linh kiện mang nhãn hiệu Asanzo không hoạt động tại các địa chỉ kinh doanh, mà trên thực tế các địa chỉ này là nhà dân, quán cà phê... Công an và chính quyền địa phương cũng đã xác nhận với cơ quan Hải quan về việc các DN không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh này.
Nhiều DN nhập khẩu hàng mang nhãn hiệu Asanzo có dấu hiệu là công ty "ma". Ảnh minh hoạ.
Vì thế, cơ quan Hải quan không thể thực hiện việc kiểm tra sau thông quan để làm rõ có hay không hành vi gian lận, trốn thuế của các DN này. Hiện, Cục Hải quan TP.HCM đã bàn giao hồ sơ liên quan đến việc nhập khẩu của 14 DN nói trên và các DN khác nhập khẩu hàng gắn mác Asanzo cho cơ quan Công an để điều tra làm rõ theo thẩm quyền.
Sau khi khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Sa Huỳnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM sẽ làm rõ cá nhân, tổ chức nào "đứng sau" công ty này trong vụ nhập khẩu hàng hoá giả mạo nhãn mác nêu trên.
Đồng thời, Cục Hải quan TP.HCM vẫn đang tiếp tục phối hợp cùng với Cục Quản lý thị trường, Cục Thuế TP.HCM, Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM... để xác minh làm rõ hoạt động của các DN nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo.
Liên quan đến các công ty nhập khẩu hàng hóa Asanzo, ngày 17/7/2019, Cục Hải quan TP.HCM đã chỉ đạo các Chi cục Hải quan có liên quan có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ theo yêu cầu cho Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an (hồ sơ của 34 DN) và Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP.HCM (hồ sơ của 25 DN) nhập khẩu hàng hóa gắn mác Asanzo qua các cửa khẩu TP.HCM.
Cơ quan Hải quan sẽ có kết luận về vụ Asanzo trong 2 tuần nữa
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban chỉ đạo 138) và Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) quốc gia sáng nay (25/7), ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã chia sẻ về vụ việc Công ty Asanzo.
"Qua các thông tin đại chúng, các ngành cho rằng cơ sở pháp lý không đủ để xử lý hành vi này. Nhưng chúng tôi sẽ làm sâu và đánh giá là có đủ cơ sở" - ông Cẩn cho hay. Đồng thời, người đứng đầu ngành Hải quan cho biết cố gắng trong 2 tuần nữa sẽ sớm đưa ra kết luận để hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ và tổ chức sản xuất hàng giả, tiêu thụ hàng giả đối với một số doanh nghiệp liên quan đến nhóm hàng điện tử, điện lạnh.
Theo thoidai.com.vn
Làm rõ vụ Asanzo, xem xét trách nhiệm vụ Nhật Cường Sáng 25/7, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ (Ban 138) và Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ thời gian tới. Ban Chỉ đạo 389 cho biết sẽ xem xét làm rõ...