Bản Cát Cát – chốn ‘bồng lai tiên cảnh’ giữa thị trấn Sa Pa
Cách trung tâm thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khoảng 2km, bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một làng nhỏ tập trung đông đúc đồng bào người Mông sinh sống.
Dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, nơi đây diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc thu hút số đông người dân và du khách thập phương. Đặc biệt, khung cảnh tuyệt đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh đã tạo nên sự độc đáo, hút khách cho nơi đây.
Bản Cát Cát từ lâu đã thu hút hội cuồng du lịch vì dù chỉ là một bản làng nhỏ nhưng nơi đây được bao phủ bởi sắc xanh của núi rừng, của ruộng bậc thang hòa lẫn với nét mộc mạc, đơn sơ của những căn nhà nhỏ được dựng nên từ gỗ. Qua đó, đem đến cho du khách ghé thăm một cảm giác bình dị trái ngược với sự xô bồ nơi phố thị.
Dịp đầu xuân năm mới, du khách thập phương đổ xô về thị trấn mờ xương Sa Pa để nghỉ dưỡng, trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc. Trong đó, du khách thường ghé qua bản Cát Cát để khám phá thiên nhiên và văn hóa truyền thống của đồng bào người Mông Tây Bắc.
Bản Cát Cát là một bản nhỏ nằm trong thung lũng Mường Hoa thuộc địa phận tỉnh Lào Cai; cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng hơn 2km. Đây là một bản làng lâu đời của người dân tộc H’Mông với hơn 80 hộ dân đang sinh sống, hầu hết nằm dọc theo con đường bậc thang lát đá giữa bản, ,một số khác nằm rải rác trên các sườn núi.
Để di chuyển được vào trong bản Cát Cát, người dân và du khách thập phương cần di chuyển quãng đường khoảng 2km, có nhiều hình thức di chuyển như đi bộ, thuê xe chở để vào bên trong bản.
Quãng đường di chuyển xuống bản Cát Cát rất gồ ghề, phức tạp. Tại đây, đồng bào người Mông (Sa Pa) bày bán nhiều món đồ truyền thống, mang đậm văn hóa đặc trưng rất độc đáo, ấn tượng.
Dọc quãng đường xuống bản Cát Cát, du khách có thể tham quan một số không gian nhà cổ, nhà trình tường của người Mông (Sa Pa). Với nét kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn hóa Tây Bắc đã tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch trong dịp đầu xuân năm mới.
Video đang HOT
Nhiều mặt hàng thổ cẩm được bày bán nhiều trong suốt quá trình di chuyển xuống bản.
Đa dạng mẫu mã, kiểu dáng nên du khách thoải mái lựa chọn bất kỳ một món đồ làm quà lưu niệm.
Đặt chân tới bản Cát Cát, chúng ta sẽ bất ngờ khi được tận mắt thấy được không gian bản làng tuyệt đẹp. Với thời tiết đặc trưng của Sa Pa mờ mờ sương nên nơi đây như chốn “bồng lai tiên cảnh” giữa đất trời.
Tại bản Cát Cát có một thác nước đẹp, ngày đêm đổ nước ầm ầm, tung bọt trắng xóa và hai chiếc cầu treo là cầu A Lứ và cầu Si nằm ngay cạnh thác hàng ngày thu hút rất đông các du khách gần xa tới đây tham quan.
Khung cảnh tuyệt đẹp như cổ tích giữa núi rừng Tây Bắc.
Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, núi rừng mênh mông thì du lịch bản Cát Cát Sapa còn thu hút du khách bởi nét văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng của đồng bào dân tộc H’Mông. Trong ảnh là ngôi nhà đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mông (Sa Pa).
Không gian bếp đun mang đậm văn hóa của người Mông (Sa Pa).
Đến với bản Cát Cát bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những căn nhà sàn nhỏ xinh xinh nằm thu mình trong màu xanh bạt ngàn của cỏ cây, của núi rừng vì người H’Mông thường xây nhà dựa vào sườn núi, các nóc nhà chỉ cách nhau khoảng vài chục mét hay tham quan những nghề truyền thống nổi tiếng được lưu giữ từ đời này sang đời khác của người dân sinh sống tại đây như: nghề dệt vải, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc…
Những sản phẩm thủ công tinh xảo không chỉ thể hiện tay nghề tuyệt vời mà còn chứa đựng tâm tình của người dân Tây Bắc đôn hậu.
Trong ảnh là đường xuống thác Cát Cát.
Có dịp ghé thăm nơi đây, du khách sẽ được trải nghiệm khung cảnh tuyệt đẹp như tiên cảnh của bản Cát Cát.
Giữa thung lũng bản Cát Cát, du khách có thể hóa trang thành những thiếu nữ người Mông, khoác trên mình những bộ trang phục dân tộc ấn tượng để chụp lại những bức hình đẹp nhất.
Nhiều không gian tham quan khác thu hút khách du lịch tới chụp hình.
Khách du lịch thả dáng dưới tán hoa đào rừng tuyệt đẹp.
Đoàn du khách đến từ Tuyên Quang chụp hình lưu niệm tại bản Cát Cát.
Những thác nước tuyệt đẹp, chảy róc rách quanh năm là điểm thu hút khách du lịch thập phương ghé trải nghiệm bản làng Cát Cát.
Khung cảnh bản làng Cát Cát nhìn từ trên cao trông thật tuyệt đẹp, một điểm hút khách du lịch mỗi dịp đến thị trấn Sa Pa nghỉ dưỡng.
Ngoài ra, chưa dừng lại ở đó, người dân nơi đây còn bảo tồn được rất nhiều phong tục, tập quán đặc biệt như tập tục kéo vợ hay lễ hội Gầu Tào một lễ hội thường diễn ra vào dịp đầu năm nằm cầu mệnh, cầu phúc cho dân bản.
Bên cạnh đó, khi đi du lịch đến bản Cát Cát du khách cũng sẽ có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sản nổi tiếng của nơi đây như: thịt hun khói khăng gai, bánh ngô, thắng cố, đậu xị, nhái nấu măng, tiết canh gà…. và nhiều nét văn hóa độc đáo khác.
Đỉnh Fansipan ở Sa Pa xuất hiện băng
Khoảng 5h sáng ngày 23/11, tại đỉnh Fansipan nhiệt độ xuống 2 độ C và xuất hiện băng.
Thông tin trên được đại diện UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) xác nhận.
Chuyên gia thời tiết lý giải băng xuất hiện ở đỉnh Fansipan do khu vực này trời đang quang mây, nhiệt độ xuống thấp. Hơi nước, sương đọng trên bề mặt gặp nhiệt độ thấp sẽ kết thành băng.
Đỉnh Fansipan sáng 23/11 xuất hiện băng. Ảnh: Lê Huy.
Anh Trần Trọng Chiến (một họa sĩ tự do, sống tại bản Cát Cát, thị xã Sa Pa) cho hay, mấy ngày gần đây thời tiết Sa Pa đã bắt đầu lạnh hơn. Cảm giác mùa đông đã bắt đầu đến, khiến anh Chiến cảm thấy "chất" Sa Pa đậm nét hơn, anh đã có nhiều cảm hứng và chuẩn bị sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.
Băng tạo thành một lớp mỏng màu trắng trên đỉnh Fansipan. Ảnh: Lê Huy.
Anh Trần Huy chia sẻ, bản thân anh cảm thấy rất phấn khích khi thấy cảnh tượng băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan. Đây là lần đầu người đàn ông này đưa người thân lên Sa Pa chơi và bắt gặp cảnh tượng thú vị này.
Nằm ở độ cao 3.143m, đỉnh Fansipan thường bắt đầu lạnh sâu từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, kèm theo nhiều đợt rét kéo dài, nhiệt độ thậm chí xuống dưới 0 độ C và xuất hiện băng giá. Đây được xem là một trong những C đặc biệt và thu hút du khách nhất khi đến với mùa đông ở Sa Pa.
Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành 'điểm đến đời người', Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp. Đỉnh Fansipan giờ đây đã không còn là "tấm huy chương" của riêng các phượt thủ dày dặn...