Bản cáo phó của cô giáo 32 tuổi trước khi qua đời vì ung thư gây sốt cộng đồng mạng
Pennsylvania là một giáo viên phải chiến đấu chống lại bệnh ung thư thanh quản trong suốt 4 năm. Mới đây, trước khi qua đời, cô đã để lại những lời khuyên xương máu mà bất cứ ai muốn tránh ung thư cũng nên ghi nhớ.
Theo GoErie.com, Ashley Ann Kuzma, 32 tuổi, tử vong vì ung thư thanh quản, hay ung thư trong các mô của thanh quản vào ngày 22/9. Ban đầu, Kuzma đã viết cáo phó của mình để “làm cho quá trình chuyển đổi trở nên dễ dàng hơn trong gia đình” sau cái chết của mình. Tuy nhiên, sau đó cáo phó trở thành lời khuyên cực hữu ích cho những người muốn tránh xa ung thư.
“Khi bạn bị ung thư thanh quản tái phát mà không có câu trả lời cho bệnh của mình, bạn sẽ có nhiều thời gian để nghĩ đến cái chết”, Kuzma bắt đầu cáo phó của mình. “Điều tốt là tôi không còn phải lo lắng về việc tiết kiệm cho việc nghỉ hưu, trả hết các khoản vay sinh viên, hoặc cố gắng không bị ung thư da,” cô đùa cợt.
Ashley Ann Kuzma, 32 tuổi, tử vong vì ung thư thanh quản, hay ung thư trong các mô của thanh quản vào ngày 22/9.
Nhưng, theo Kuzma, “một kết quả tích cực từ việc bị ung thư tái phát là nó đã dạy tôi từ bỏ những điều không đáng kể và chỉ tận hưởng cuộc sống con người cùng những địa điểm yêu thích”.
Theo GoErie.com, Kuzma lần đầu tiên được chẩn đoán là ung thư thanh quản vào tháng 6 năm 2017. Sau khi bị đau họng và khàn giọng kéo dài, cô được tiến hành làm sinh thiết và phát hiện ra sự phát triển trên dây thanh âm: ung thư đã hình thành. Sau 29 lần điều trị bức xạ, khối u của Kuzma đã biến mất, nhưng đã trở lại vào tháng 2 năm 2018, trong đó cô đã phẫu thuật cắt thanh quản một phần vào tháng 3 năm 2018.
Video đang HOT
Kuzma lần đầu tiên được chẩn đoán là ung thư thanh quản vào tháng 6 năm 2017.
Vào tháng 8 năm 2018, căn bệnh ung thư của cô đã quay trở lại một lần nữa, lần này là ung thư biểu mô niêm mạc hay ung thư tuyến nước bọt. Kuzma đã phẫu thuật cắt thanh quản toàn bộ vào tháng 9 năm 2018 cùng với 30 phương pháp điều trị bằng hóa trị và 5 lần hóa trị. Nhưng một lần nữa, lần thứ 4, căn bệnh ung thư của Kuzma lại quay trở lại vào tháng 3 năm 2019 và các lựa chọn điều trị bị hạn chế.
“Sau khi phát hiện ra căn bệnh ung thư của mình đã quay trở lại lần thứ 4, tôi đã đến Mexico và gặp Chichen Itza. Tôi vô cùng biết ơn cuộc sống mà tôi đã trải qua. Tôi may mắn có một gia đình yêu thương, bạn bè hỗ trợ, một công việc ổn định và có ý nghĩa, và một ngôi nhà của riêng mình”.
Kuzma đã kết thúc một phần cáo phó của mình bằng một số bài học phổ quát: “Mong muốn của tôi dành cho bạn là đừng căng thẳng với mọi tình huống trong cuộc sống. Hãy làm những gì quan trọng với bạn. Hãy thư giãn và tận hưởng môi trường công ty với những người đồng nghiệp xung quanh. Bạn coi trọng điều gì trong cuộc sống của mình? Đó mới là điều quan trọng nhất”.
Bài viết được đăng tải lên Legacy.com tràn ngập các bình luận. “Cảm ơn bạn Ashley vì những lời sâu sắc và đẹp đẽ đó”, “Là một nhà giáo yêu động vật, bạn là người phụ nữ mà tôi ước gì có thể biết sớm hơn”, “Tôi xem trọng lời khuyên của bạn. Cầu xin Chúa ban phước cho bạn và gia đình bạn mãi mãi. Chúc bạn có được bình an và hạnh phúc ở kiếp sau”… Vô số những bình luận ý nghĩa như vậy trên bài đăng này.
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm mà loài người luôn cẩn phải hết sức cẩn trọng. Trong đó, ung thư thanh quản là căn bệnh hay gặp ở Việt Nam. Trong phạm vi Tai Mũi Họng, ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 4 sau ung thư vòm, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng. Nếu tính theo tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư gây ra thì ung thư thanh quản đứng vào hàng thứ 7. Căn cứ thống kê của nhiều nước trên thế giới thì ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% tổng số các loại ung thư thường gặp.
Theo Helino
Tìm ra cơ chế khiến bệnh ung thư "né" được hoá trị
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Tulane (Mỹ) đã xác định được các tế bào hóa kẻ "ăn thịt người", nguyên nhân khiến bệnh ung thư "né" được hóa trị và tái phát.
Một cơ chế đáng sợ nhưng có thể là tiền đề cho các phương pháp điều trị ung thư mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Cell Biology. Theo đó, tác giả chính, tiến sĩ Crystal Tonnessen-Murray từ Đại học Tulane và các cộng sự đã phát hiện một số tế bào chỉ ngừng nhân lên khi đối diện với hóa trị, nhưng ẩn nấp mà không chết.
Ảnh động do nhóm nghiên cứu thực hiện cho thấy tế bào "ăn thịt" màu xanh lá cây đang nuốt và tiêu hóa dần đồng loại (màu đỏ)
Các thuốc hóa trị ung thư vú thường khiến tế bào bệnh chết do tổn thương DNA. Nhưng một nhóm tế bào khôn lanh chọn cách rút vào ngủ đông để không bị hóa chất tiêu diệt như đồng loại. Để tồn tại, chúng biến thành những kẻ "ăn thịt người": ăn các tế bào lân cận để lấy năng lượng tiếp tục duy trì sự trao đổi chất. Động tác ăn thịt này cũng khiến chúng có thêm năng lượng để chống lại hóa trị. Vì vậy, số tế bào bệnh nhanh chóng giảm về số lượng nhưng không bị diệt hết.
Cơ chế này đã khiến ung thư vú và một số dạng ung thư khác bị xếp vào nhóm thường xuyên tái phát: khi các đợt điều trị qua đi, các tế bào ung thư ngủ đông này có thể thức dậy bất cứ lúc nào và tấn công lần nữa, có thể còn mạnh hơn trước. Chúng tạo ra một lượng lớn các phân tử gây viêm và nhiều yếu tố khác thúc đẩy sự tái phát khối u. Tỉ lệ sống sót khi bị tái phát khá thấp.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy hành vi tương tự xảy ra ở các tế bào ung thư phổi, xương, bạch cầu. Ở tế bào bạch cầu, họ còn quan sát được cách chúng đưa đồng loại đến các ngăn di động gọi là lysosome để tiêu hóa dần sau khi nuốt.
Tuy đáng sợ, nhưng phát hiện này có thể là tin vui, vì cung cấp những dữ liệu thiết thực để các nhà khoa học hiểu về cách nhiều bệnh ung thư tái phát, từ đó tạo ra các phương pháp điều trị, ngăn ngừa tái phát "trúng đích" hơn.
A. Thư
Theo EurekAlert, Live Science/nguoilaodong
Căn bệnh không phải nan y nhưng nếu chủ quan có thể gặp hậu quả khôn lường Viêm khí quản cũng là một triệu chứng khá phổ biến. Tuy không được xem là bệnh nan y nhưng tác hại của nó khi không kịp thời xử lý sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ cao bị viêm khí quản Viêm amidan, nghẹt mũi, khàn giọng Các chuyên...