Bán cám ‘tặng’ kèm chất cấm cho chủ trang trại
Những người giao hàng mang cám đến bán cho các chủ trang trại và còn tặng kèm một số gói bột màu trắng, có chứa chất tạo nạc salbutamol.
Liên tiếp trinh sát, thanh tra đột suất một số cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi và đưa ra các hình phạt, nhưng theo ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng thanh tra chuyên đề Bộ Nông nghiệp thì còn nhiều cơ sở sử dụng chất cấm.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ chiều 7/12, ông Dũng cho biết, mới đây, thanh tra đã phát hiện hành vi vi phạm mới là đưa kèm chất salbutamol với thức ăn chăn nuôi.
Cụ thể vào ngày 2/12, lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất và lấy mẫu phân tích tại trang trại của ông Nguyễn Quyền Anh ở xóm 12B, xã Dương Liễu, Hoài Đức (Hà Nội). Kết quả kiểm định chất bột màu trắng có chứa salbutamol là 4.845 ppb, vượt 100 lần ngưỡng cho phép, còn thức ăn chăn nuôi không có chất cấm.
Lực lượng chức năng nhiều lần phát hiện vàng ô, phẩm màu công nghiệp trong doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ảnh minh họa: P. Hương.
Video đang HOT
Ngày 4/12, đoàn thanh tra đã làm việc với ông Hoàng Kim Cường, người chuyển gói bột có chứa chất cấm cho trang trại của ông Anh. Tuy nhiên, người này nói không biết đó là chất gì. Công an đang điều tra làm rõ nguồn gốc chất cấm.
Kiểm tra trang trại của ông Nguyễn Văn Quý (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), lực lượng chức năng phát hiện gói bột ghi là “men tiêu hóa” trọng lượng 0,7 kg, nghi có chứa chất cấm. Theo lời khai của chủ trang trại thì một đại lý đã nhập cho trại 20 bao cám vào ngày 3/12, sau đó đưa tiếp gói bột này. Cơ quan chức năng đã thu giữ gói bột để phân tích.
Tại huyện Hoài Đức, giá thịt heo được nuôi bằng thức ăn trộn chất cấm cao hơn từ 2.000-3.000 đồng một kg. “Chúng tôi sẽ điều tra xem có phải doanh nghiệp sử dụng mánh khóe đó để kích thích người chăn nuôi sử dụng cho heo nhanh lớn, nạc nhiều không”, ông Dũng cho biết.
Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp cùng cơ quan công an đã lấy 89 mẫu thức ăn chăn nuôi của các công ty nghi vấn, trong 23 mẫu dương tính với salbutamol thì có 16 mẫu vượt ngưỡng.
Phạm Hương
Theo VNE
TP HCM phát hiện gần trăm mẫu heo nhiễm chất cấm
Trung bình 5 mẫu kiểm tra heo từ các tỉnh đưa về TP HCM tiêu thụ, lực lượng chức năng phát hiện một trường hợp sử dụng chất cấm.
Trong báo cáo gửi UBND TP HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thú y cho biết, trong 10 tháng đầu năm đơn vị đã lấy 522 mẫu nước của 122 lô heo tại các cơ sở giết mổ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 97 mẫu tồn dư chất cấm từ các tỉnh đưa về.
Bên cạnh việc thông báo cho thú y các tỉnh, tất cả trường hợp vi phạm đều bị xử phạt. Ngoài ra, số heo buộc phải giữ lại 15 ngày và kiểm tra đến khi hết chất tồn dư mới được giết mổ.
Một lô heo bẩn bị lực lượng chức năng thu giữ tại TP HCM. Ảnh: D.T
Theo Sở Nông nghiệp TP HCM, hiện việc xử lý các trường hợp vi phạm chất cấm gặp lúng túng do Thông tư 57 về Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp chưa rõ ràng. Thông tư này chưa quy định về ngưỡng cho phép của nhóm chất cấm buộc tiêu hủy hay giữ lại khi phát hiện.
Việc giữ lại cac lô heo vi phạm cũng gặp khó khăn do từng xảy ra dịch bệnh lơ mồm long móng và lây lan đàn heo tại lò giết mổ. Đơn vị này cũng kiến nghị xử lý mạnh tay bằng cách tiêu hủy để răn đe thay vì xử phạt như hiện nay.
TP HCM hiện cũng có kế hoạch để giải quyết dứt điểm việc vận chuyển và buôn bán chất cấm như Salbutamol, vàng ô. Năm quận huyện và 12 phường xã sẽ thí điểm thanh tra để ngăn chặn việc sử dụng chất cấm.
Mới đây, Chính phủ cho phép Hà Nội và TP HCM thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm cấp quận huyện, phường xã. Khuyến khích việc kết nối giữa sản xuất và nơi bán, công bố cho người tiêu dùng biết.
Sở Nông nghiệp cũng cho biết, từ nay đến tết Nguyên đán sẽ mở đợt cao điểm về an toàn thực phẩm, nâng quy mô số hộ kiểm tra. Ngoài ra, lực lượng chức năng sẽ phối hợp với 7 tỉnh có số lượng nông lâm thủy sản cung cấp cho TP HCM nhiều nhất để giám sát.
Duy Trần
Theo VNE
Vụ sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi: Chuyển hồ sơ sang cơ quan công an xử lý 14 hộ chăn nuôi bị phát hiện sử dụng chất cấm nhóm Benta - Agonist (chất tạo nạc) đã bị chuyển hồ sơ sang Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý Kinh tế và Chức vụ (PC46) Công an tỉnh Đồng Nai để điều tra xử lý. Những hộ bị phát hiện sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi sẽ...