Bạn biết gì về mỡ nâu trong cơ thể?
Thuật ngữ mỡ nâu xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây, nó được biết đến như là “khắc tinh” của mỡ trắng – thủ phạm gây thừa cân và béo phì. Vậy mỡ nâu là gì?
Kỳ này, mời các bạn cùng Thẩm mỹ Xuân Trường tìm hiểu về mỡ nâu và những triển vọng của nó trong điều trị thừa cân, béo phì.
Trong cơ thể chúng ta tồn tại đến 2 loại tế bào mỡ, đó là tế bào mỡ trắng và tế bào mỡ nâu.
Tế bào mỡ trắng chiếm đến 90 – 99%, chứa đầy triglyceride, giúp dự trữ năng lượng cho cơ thể, cách nhiệt và là vùng đệm cơ học. Tế bào mỡ trắng dễ tăng lên về kích thước và sản sinh thêm về mặt số lượng, điều này có thể lý giải tại sao một người có trọng lượng 50-70kg nhưng khi “phát phì” có thể lên tới hơn 100kg và thậm chí là 200-400kg.
Tế bào mỡ nâu chứa rất nhiều các hạt mỡ và những tinh thể mitochondria (sản xuất năng lượng), giúp tạo nhiệt lượng cho cơ thể, cần nhiều ở trẻ sơ sinh để ổn định thân nhiệt. Tế bào mỡ nâu ít sản sinh thêm ở người trưởng thành, kích thước cũng khó thay đổi.
Tóm lại, mỡ trắng tích trữ năng lượng còn mỡ nâu đốt cháy năng lượng. Do đó, đứng trên quan điểm giảm cân, mỡ nâu là một loại “mỡ tốt” và mỡ trắng là “mỡ xấu”.
Y học trước đây cho rằng mỡ nâu chỉ hiện diện ở trẻ sơ sinh chứ không có trong cơ thể người trưởng thành. Tuy nhiên, 3 nghiên cứu mới công bố trên tập san New England Journal of Medicine cho thấy rõ ràng và nhất quán rằng mỡ nâu vẫn “ở” trong cơ thể chúng ta và điều này mở ra một tia hy vọng trong việc điều trị thừa cân, béo phì.
Trong nghiên cứu thứ nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard, phân tích 1972 scan và phát hiện mỡ nâu ở 7.5% nữ và 3% nam, trong đó thường gặp ở nam giới dưới 50 tuổi và ở những người không béo phì. Ngược lại, những người có lượng mỡ và trọng lượng càng cao thì lượng mỡ nâu càng thấp. Mỡ nâu thường được tìm thấy phía sau cổ, dọc xương sống và bên cạnh xương đòn, và chỉ khi nào dùng PET-CT scan mới thấy rõ ràng hơn.
Một nghiên cứu khác ở Hà Lan, 25 người đàn ông khỏe mạnh được cho ở trong môi trường 16C và 22C để xác định kích hoạt của tế bào mỡ nâu. Ở môi trường lạnh (tức 16C) mỡ nâu tìm thấy trong 23 người, nhưng ở môi trường 22C thì không phát hiện mỡ nâu. Nghiên cứu này cho thấy mỡ nâu được kích hoạt trong môi trường lạnh hơn là môi trường nhiệt độ bình thường hay nóng.
Video đang HOT
Mỡ nâu (dọc xương sống và bên cạnh xương đòn) được kích hoạt ở nhiệt độ thấp
Một nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy tế bào mỡ nâu chỉ kích hoạt trong môi trường lạnh. Một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Louisiana cho 41 chuột sống trong môi trường lạnh 5oC trong 1 tuần và được cho ăn thức ăn chứa nhiều béo. Họ phát hiện rằng trong thời gian đó các tế bào mỡ nâu được kích hoạt và hệ quả là các chuột này giảm 14% trọng lượng!
Những khám phá vừa kể trên mở ra một giải pháp mới trong việc giảm cân, chống béo phì, đó là tìm cách “cấy” mỡ nâu hoặc kích hoạt mỡ nâu để đốt cháy năng lượng từ mỡ trắng. Tuy nhiên, mỡ nâu rất khó tìm và khó nghiên cứu bởi các tế bào mỡ nâu và mỡ trắng thường nằm lẫn với nhau trong mô mỡ.
Việc đi tìm các tế bào mỡ nâu đòi hỏi phải chụp cắt lớp để phát hiện nơi nào có mỡ, kết hợp với chụp PET-CT để xác định những tế bào có chuyển hóa tích cực nhất, và những bước khác để phát hiện mỡ nâu và đánh giá hoạt động của nó. Một số công ty dược đang tích cực nghiên cứu bào chế thuốc để kích hoạt mỡ nâu, và tương lai không xa, bên cạnh những biện pháp tập luyện và ăn kiêng, loại thuốc này có thể giúp chúng ta giảm thiểu bệnh tật đến từ nguyên nhân thừa cân, béo phì.
Theo Thanh niên
Thừa cân, béo phì và mối đe dọa đối với sức khỏe
Thừa cân không những khiến vòng eo của bạn phì ra mà nó còn là mối đe dọa gây ra nhiều bệnh lý mãn tính nguy hiểm. Hiểu rõ hơn về tác hại của tình trạng thừa cân, béo phì sẽ giúp bạn có biện pháp phòng và chữa trị kịp thời, có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.
Theo thống kê, có khoảng 30% dân số thế giới, tức khoảng 2,1 tỉ người đang phải đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì. Đây được coi là một "đại dịch" mới của thế kỷ 21 bởi sự gia tăng nhanh chóng cũng như những hệ lụy về sức khỏe và gánh nặng bệnh tật mà nó gây ra.
Điều tra gần đây của Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) - Đại học Washington, nghiên cứu trên 188 quốc gia cảnh báo Việt Nam là nước có tốc độ gia tăng nhanh chóng về số người thừa cân và béo phì. Điều đáng lo ngại hơn là tuổi của người mắc thừa cân, béo phì ngày càng trẻ hóa và béo phì mức độ nặng ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân của thừa cân, béo phì là gì?
Nguyên nhân chính của thừa cân, béo phì là do mức năng lượng ăn vào vượt quá năng lượng tiêu hao. Những người có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này như: người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn ít rau, uống nhiều nước ngọt, bia rượu, người sống thụ động, tuổi trung niên, phụ nữ sau khi sinh, trong gia đình có nhiều người bị béo phì, dân cư đô thị, nhân viên văn phòng...
Hạn chế các loại thức ăn nhanh giúp phòng ngừa thừa cân, béo phì
Làm sao để biết tôi bị béo phì?
Dựa vào chỉ số cơ thể (BMI) tính bằng cân nặng (kg) chia cho chiều cao bình phương (m), và phân ra các mức độ như sau:
- BMI từ 18,5 - 24 kg/m2: Là bình thường.
- BMI từ 25 - 30 kg/m2: Là thừa cân.
- BMI trên 30 kg/m2: là béo phì.
(Khi áp dụng với người châu Á thì các chỉ số này thấp hơn một chút)
Hậu quả của thừa cân, béo phì?
88% những người thừa cân, béo phì thấy rằng mình không hấp dẫn khi mất đi sự thon thả và những đường cong. Hầu hết họ tự ti về ngoại hình của mình, kém tự tin trong giao tiếp, ngại xuất hiện trước đám đông.
Nghiêm trọng hơn là hậu quả về mặt sức khỏe, các nghiên cứu y khoa cho thấy, những người bị thừa cân, béo phì sẽ có tỷ lệ bệnh tật cao hơn ở người bình thường, đặc biệt là các bệnh mạn tính nguy hiểm.
Phụ nữ béo phì thường bị rối loạn kinh nguyệt, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao
- Bệnh lý tim mạch: Người thừa cân, béo phì thường bị thừa cholesterol hay còn gọi là mỡ máu, gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Bệnh lý đường hô hấp: Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do "mỡ bám", gây rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều.
- Bệnh lý đường tiêu hóa: Mỡ bám vào các quai ruột gây táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và các chất độc hại dễ sinh ung thư đại tràng. Mỡ ứ đọng trong gan gây gan nhiễm mỡ, xơ gan. Rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật.
- Tiểu đường: Tình trạng rối loạn chuyển hóa, kháng insulin là nguyên nhân trực tiếp gây ra tiểu đường type 2 ở người béo phì.
- Rối loạn nội tiết: Phụ nữ béo phì thường bị rối loạn kinh nguyệt, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao. Có thai nguy cơ đẻ khó, con dễ bị rối loạn chuyển hóa. Nam giới béo phì thường yếu sinh lý, nguy cơ vô sinh.
- Bệnh lý xương khớp: Người thừa cân, béo phì dễ bị thoái hóa khớp do trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực lên xương khớp. Khớp gối, cột sống tổn thương sớm nhất. Tình trạng tăng acid uric kéo dài có thể gây bệnh Gút, biểu hiện bằng viêm khớp cấp tính chủ yếu ở chân, tái phát nhiều lần.
- Tổn thương da: Thừa cân, béo phì gây lão hóa da sớm nên người béo thường già trước tuổi. Da thường bị sạm đen ở vùng cổ, gáy, háng, khuỷu tay.
- Ung thư: Có nhận định rằng: "Chỉ trong vòng 5 năm nữa, có thể béo phì sẽ thay vị trí của thuốc lá trở thành nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư". Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì như: ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt.
- Suy giảm trí nhớ: Trẻ bị thừa cân, béo phì thường có chỉ số thông minh kém hơn trẻ bình thường. Người lớn có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn.
- Giảm tuổi thọ: Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh, béo phì làm giảm 6 - 8 năm tuổi thọ.
Nên sớm đến khám bác sĩ để từ đó có biện pháp điều trị thừa cân, béo phì một cách khoa học, không nên giảm cân quá nhanh bằng cách nhịn ăn, uống thuốc giảm cân cấp tốc... sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Theo Thanh niên
Tôi muốn thu nhỏ nhũ hoa Hỏi: Thưa chuyên mục Làm đẹp! Tôi đã là bà mẹ hai con và hiện tôi sắp cai sữa cho bé thứ 2. Tôi đang rất buồn rầu vì không chỉ bầu ngực xệ mà đầu nhũ hoa cũng xấu xí, vừa to vừa thâm đen. Điều này khiến tôi mất tự tin trong quan hệ vợ chồng. Giờ tôi muốn thu nhỏ...