Bạn biết gì về 4 Vương cung thánh đường tại Việt Nam?
Nhà thờ Đức Bà Paris là một Vương cung thánh đường. Vậy Vương cung thánh đường là gì? Ở Việt Nam có những Vương cung thánh đường nào?
Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng suốt 850 năm qua của người dân nước Pháp, cũng như những người Công giáo toàn thế giới.
Đám cháy lớn hôm 15/4 khiến toàn bộ mái vòm Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy rụi khiến nhiều người bất ngờ, sốc nặng. Bởi, đây không chỉ là ngôi Giáo đường lịch sử, đó còn là một Vương cung thánh đường.
Vậy Vương cung thánh đường là gì? Ở Việt Nam có những Vương cung thánh đường nào? Infonet sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi thú vị này!
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng là một Vương cung thánh đường.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Giáo hội Công giáo Việt Nam, tại Việt Nam hiện nay có hơn 6.000 cơ sở thờ tự Công giáo, trong đó có 5.456 nhà thờ. Và trong số ấy, chỉ có 4 nhà thờ được gọi là Vương cung thánh đường.
Vương cung thánh đường là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Rôma.
Phần lớn vương cung thánh đường là nhà thờ chính tòa, nhưng không phải nhà thờ chính tòa nào cũng là vương cung thánh đường.
Về mặt kiến trúc, hầu hết các vương cung thánh đường thường mang hình cây thập giá (tượng trưng cho Chúa Giêsu) tạo thành ba gian chính: gian hành lang, gian giáo dân và gian cung thánh.
Bên trong vương cung thánh đường có lưu giữ hài cốt các vị tử đạo, thánh nhân, các nhân vật quan trọng hoặc các tác phẩm nghệ thuật Công giáo có giá trị lớn. Hiện nay, Giáo hội Công giáo chia thành hai loại vương cung thánh đường là:
Đại vương cung thánh đường (Major Basilica)-danh hiệu dành cho 4vương cung thánh đường nổi tiếng trực thuộc phủ Giáo hoàng bao gồm Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô (là một nhà thờ chính tòa).
Trong khi Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (cũng là một nhà thờ), Vương cung thánh đường Đức Bà Cả (là một đền thờ) và Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (là một thánh địa).
Duy nhất Nhà thờ Thánh Gioan Latêranô có danh hiệu “Tổng lãnh vương cung thánh đường” (tiếng Latinh: Archibasilica), là nhà thờ cấp cao nhất của Giáo hội và được xem là nhà thờ mẹ của tất cả các nhà thờ trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Tiểu vương cung thánh đường (Minor Basilica): danh hiệu dành cho bất kỳ ngôi thánh đường hay thánh địa quan trọng nào khác tại Rôma hay khắp nơi trên thế giới, do chính giáo hoàng ban tặng.
Khi một nhà thờ đã được nâng lên danh hiệu tiểu vương cung thánh đường thì được Tòa Thánh trao cho hai biểu trưng của giáo hoàng: một là cái chuông (tintinnabulum) dùng để báo tin khi giáo hoàng hay người thay mặt giáo hoàng đến, hai là cái dù bằng lụa có hai màu vàng, đỏ (conopaeum) dùng để che cho giáo hoàng.
* Riêng tại Việt Nam, có 4 vương cung thánh đường gồm:
1. Vương cung thánh đường Sở Kiện
Vương cung thánh đường Sở Kiện hay nhà thờ Kẻ Sở tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Đây là một tiểu vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010.
2. Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Nhai
Nhà thờ Phú Nhai là Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Nhai.
Nhà thờ này thuộc Giáo phận Bùi Chu, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, Nam Định.
3. Vương cung thánh đường La Vang
Nhà thờ La Vang nằm ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nhà thờ được tôn phong là vương cung thánh đường năm 1961.
4. Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn cũng chính là vương cung thánh đường thứ 4 của cả nước.
Theo Việt Hoàng (Infonet)
Mùa xuân đầu tiên của những "công dân đặc biệt"
Có lẽ, đây sẽ là mùa Xuân đẹp nhất đối với 119 người dân ở thôn A Dơi Đớ, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, bởi hơn 2 tháng trước, họ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong mỗi câu chuyện, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của những người Vân Kiều nơi đây, khi được quyền công dân sau gần 20 năm sống không quốc tịch. Từ đây, cuộc sống của họ bắt đầu sang trang mới.
Người dân A Dơi Đớ vui mừng khi được nhập quốc tịch Việt Nam. Ảnh: Phan Phước Trung
Trước năm 1975, thôn A Dơi Đớ nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. Sau khi hoạch định biên giới, hai nước Việt Nam và Lào cho người dân có quyền lựa chọn quốc tịch và nơi sinh sống. Bởi vậy, những người ở A Dơi Đớ Việt Nam hay A Dơi Đớ Lào dù quốc tịch nào thì cũng vẫn cùng chung một dòng máu, có mối quan hệ thân tộc và vẫn thường xuyên qua lại thăm thân.
Trong khoảng những năm 1995-2000, nhiều hộ dân ở A Dơi Đớ Lào trở về Việt Nam sinh sống. Mặc dù chính quyền, BĐBP vận động bà con quay trở lại Lào, nhưng bà con vẫn một lòng xin ở lại Việt Nam. Và suốt 20 năm qua, những con người này sống không quốc tịch, không hộ khẩu, bởi vậy không có bất cứ quyền công dân nào.
Nói là vậy, nhưng trên tinh thần "Việt - Lào hai nước anh em", chính quyền địa phương hằng năm vẫn dành 1,2 tấn gạo để hỗ trợ bà con vui Xuân, đón Tết. Quà của các đoàn thiện nguyện cũng được chia sẻ cho mọi người. Đối với những trẻ em trong độ tuổi đến trường, các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn xã A Dơi vẫn tiếp nhận các em vào học (tuy nhiên, các em không được hưởng các chế độ của học sinh miền núi, khó khăn).
Khi khám chữa bệnh chuyển tuyến trên, xã cũng cấp giấy giới thiệu là những công dân đang chờ làm thủ tục nhập quốc tịch nên Bệnh viện huyện Hướng Hóa cũng tạo điều kiện để bà con được hưởng chế độ. Những người Việt ở A Dơi Đớ cũng thường xuyên giúp đỡ cho những người ở Lào về thóc giống, cây, con giống và lương thực những ngày giáp hạt.
Trong dịp này, triển khai Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản", Đồn Biên phòng Ba Tầng, BĐBP Quảng Trị tặng mỗi hộ dân ở A Dơi Đớ 10kg gạo (được trích từ "Hũ gạo tình thương" của đơn vị) và 10 chiếc áo ấm cho 10 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, đơn vị cũng đã tổ chức "Ngày hội bánh chưng xanh" để dành tặng món quà ý nghĩa này cho các công dân được mang quốc tịch Việt Nam trong mùa xuân mới.
Gia đình bà Hồ Thị Hiềng có tất cả 5 người con, trong đó, 3 người được sinh ở Việt Nam. Năm 2000, gia đình bà và một số gia đình khác ở A Dơi Đớ Lào rủ nhau về Việt Nam sinh sống. Cuộc sống bà con khó khăn không kể xiết. Cái ăn, cái mặc ban đầu thiếu thốn thì được anh em, hàng xóm giúp đỡ, chia sẻ, nhưng chuyện học của bọn trẻ thì "cứ nghĩ đến mà thương".
Sinh ra ở Việt Nam nhưng vì không có hộ khẩu nên những đứa trẻ sinh ra không làm được giấy khai sinh. Với người lớn, việc không có hộ khẩu đã thiệt thòi thì với những đứa trẻ còn thiệt thòi hơn gấp bội vì các em còn cả tương lai phía trước. Hiện, 3 người con của bà Hiềng là Hồ Thị Nghiêm, Hồ Thị Ngần và Hồ Kheng vẫn được chính quyền tạo điều kiện đi học ở xã A Dơi Đớ. Ngoài chuyện không được hưởng chế độ bán trú như các bạn cùng trường, Hồ Thị Ngần và Hồ Kheng còn có nguy cơ phải bỏ học sau khi hoàn thành lớp 9, vì Trường Trung học phổ thông Khe Sanh chỉ nhận học sinh có hộ khẩu ở địa phương.
Vợ chồng ông Hồ Cu Xươi và bà Hộ Thị A Ching luôn được mọi người trong thôn dành sự tôn trọng đặc biệt, bởi đã có thời gian ông bà tham gia hoạt động cách mạng. Ông Xươi tâm sự: "Bản thân tôi tham gia bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vì ngày trước suy nghĩ đơn giản nên tôi đã không giữ được những giấy tờ bộ đội cấp khi phục viên".
Theo bản tự khai về thời gian phục vụ quân đội, ông Hồ Cu Xươi, sinh năm 1947, nhập ngũ ngày 15-3-1967, đơn vị Trung đoàn 106, Quân khu Trị Thiên; phục viên ngày 20-8-1978, tại A Lưới, Thừa Thiên Huế. Bà Hồ Thị A Ching tham gia dân công phục vụ chiến dịch Mậu Thân năm 1968, tại Trung đoàn 167. Bà vận chuyển hàng đến Dốc Miếu, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị phục vụ Mặt trận 7 đánh đồn La Vang. Bà bị thương ngày 30-12-1968 (âm lịch) do đạn từ đồn bắn ra.
Tháng 11-2018, gia đình bà Hồ Thị Hiềng đã được nhập quốc tịch Việt Nam. Như vậy, bà và chồng sẽ có bảo hiểm y tế, sử dụng khi ốm đau, con cái đi học có chế độ và có cơ hội được học Trung học phổ thông. Đó là điều mà bà vẫn mong chờ bấy lâu nay. Hiện nay, ông Xươi, bà Ching đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm". Được nhập quốc tịch, ngoài việc trở thành công dân Việt Nam thực thụ thì ông, bà có cơ hội được làm chế độ thương binh, người có công với cách mạng. Bản tự khai của ông Xươi, bà Ching được ông Lê Minh Trực (sinh năm 1938), Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Ba Tầng ký nhận làm chứng. Ông Lê Minh Trực nguyên là Chính trị viên đại đội 4, Trung đoàn 106, K200 nên nhớ rất rõ thời gian ông Xươi và bà Ching tham gia cách mạng.
Cán bộ Đồn Biên phòng Ba Tầng tặng quà nhân dân bản A Dơi Đớ. Ảnh: Phan Phước Trung
Thiếu tá Đoàn Hoàng Nam, cán bộ Biên phòng tăng cường giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã A Dơi, người có gần chục năm gắn bó với xã A Dơi nên hơn ai hết, anh hiểu những vất vả, khó khăn của bà con A Dơi Đớ. Theo anh, việc Chủ tịch nước đồng ý cho phép các cư dân ở A Dơi Đớ nhập quốc tịch Việt Nam là vô cùng ý nghĩa. Nó không chỉ ý nghĩa với những người dân suốt hơn 20 năm sống không quốc tịch, mà còn với cả chính quyền địa phương. Từ nay, chính quyền xã có cơ sở pháp lý để quản lý và giúp đỡ những người dân của mình. Việc trước mắt là đề nghị Công an huyện Hướng Hóa tiến hành làm hộ khẩu, chứng minh nhân dân cho bà con.
Theo kế hoạch, tháng 3-2019, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị sẽ triển khai làm đường bê tông vào thôn A Dơi Đớ dài gần 1km theo chuẩn nông thôn mới với số vốn gần 1 tỷ đồng. Ông Hồ Văn Trỉa đã hiến gần 1.000m2 đất ở gần nhà để khi chính quyền địa phương xin được kinh phí sẽ đầu tư xây trường mầm non, trẻ con sẽ không phải đi học xa nữa...
Trúc Hà
Theo Biên phòng
Xe tải đông lạnh lật nhào bên Quốc lộ 1, ba người thương vong Vụ tai nạn xảy ra lúc 4h sáng 5/1, tại Km 777 100 Quốc lộ 1 đoạn qua Dốc Son, thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), khiến 1 người chết, 2 người bị thương. Thông tin ban đầu cho biết, xe tải đông lạnh BKS 51 - 480.xx, lưu thông theo hướng Nam - Bắc, đã bất ngờ...