Ban Bí thư yêu cầu không chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp
Ban Bí thư yêu cầu, không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký Chỉ thị số 11 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2021.
Theo đó, để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón mừng năm mới 2022 và vui xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, Ban Bí thư yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Ban Bí thư yêu cầu các địa phương cân nhắc thận trọng, quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2022.
Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong cả nước và tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình phụ trách nhằm bảo đảm vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục sản xuất, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Các cấp phải có kế hoạch cụ thể, bố trí cán bộ, nhân viên trực Tết, kịp thời xử lý, giải quyết hiệu quả mọi công việc, tình huống phát sinh; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết; hạn chế tối đa tổ chức các hoạt động tập trung đông người để bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch.
Nhiệm vụ nữa là, quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.
Video đang HOT
“Đặc biệt, chăm lo, thăm hỏi các gia đình có người thân, trẻ em có cha mẹ mất do dịch Covid-19…, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón Tết”, chỉ thị nêu rõ.
Cùng với đó, tổ chức tốt việc thăm hỏi, chúc Tết thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng đang ở tuyến đầu chống dịch và các lực lượng làm nhiệm vụ trong những ngày Tết, nhất là ở biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, khu cách ly, điều trị tập trung, địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể, cân nhắc thận trọng, quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần, bảo đảm tiết kiệm, an toàn, không sử dụng ngân sách nhà nước.
Ban Bí thư yêu cầu, không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không dự các lễ chùa, lễ hội nếu không được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi…
Thực hiện nghiêm Quy định số 08 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quy định số 37 về những điều đảng viên không được làm.
Chỉ thị của Ban Bí thư cũng nêu rõ, phải chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm, sẵn sàng phương án ngăn chặn, xử lý hiệu quả các tình huống phức tạp xảy ra, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc.
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hóa – xã hội của đất nước. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ…
Kiến nghị có cơ chế đặc thù cho các địa phương được sáp nhập
Chiều 10-12, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có buổi giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 tại quận 3.
Đoàn đại biểu Quốc hội đã có buổi giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại quận 3 - Ảnh: KIM ÚT
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, quận 3 có 1 đơn vị hành chính bắt buộc sắp xếp (phường 6) và 1 đơn vị hành chính khuyến khích sắp xếp (phường 7). Do đó từ tháng 1-2021, địa phương sáp nhập 3 phường 6, 7, 8 thành phường Võ Thị Sáu.
Ông Phạm Minh Trung - chủ tịch phường Võ Thị Sáu - cho biết sau khi sáp nhập, diện tích lớn và mật độ dân số đông đã đem đến nhiều thách thức như trụ sở của phường nhỏ, khiến việc giải quyết hồ sơ, tiếp dân... gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, phường nằm trên địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị khi có 6 lãnh sự quán, 29 cơ sở tôn giáo lớn và nhiều cơ quan khác... dẫn đến sức ép về an ninh đối với công an địa bàn.
Bên cạnh đó, với số lượng người dân trên 36.000 người nhưng phường chỉ có 1 trạm y tế với 1 bác sĩ trưởng trạm và 9 nhân viên y tế. Từ đó, dẫn đến việc quá tải hệ thống y tế, nhiều trường hợp người dân không liên lạc được với trạm y tế.
Từ những khó khăn trên, chủ tịch phường Võ Thị Sáu kiến nghị nên có cơ chế đặc thù cho các phường sáp nhập.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Võ Văn Đức - chủ tịch UBND quận 3 - nêu lên nhiều bất cập như: số dân ở phường theo thống kê ban ngày hơn 100.000 người vì tại đây có nhiều văn phòng, trường đại học, bệnh viện... nhưng đến đêm họ về hết, chỉ còn lại bảo vệ ở tòa nhà, nếu có chuyện gì xảy ra sẽ không có lực lượng ứng biến kịp.
Bên cạnh đó, ông Đức cũng kiến nghị TP sớm cho xây dựng trụ sở UBND phường Võ Thị Sáu. Xem xét có cơ chế đặc thù cho các phường sáp nhập, ví dụ thêm một phó bí thư phụ trách xây dựng Đảng, 1 phó chủ tịch để giải quyết hồ sơ, tăng thêm lực lượng công an, quân sự, lực lượng y tế, có cơ chế tài chính riêng...
Bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội - phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: KIM ÚT
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội - chia sẻ khó khăn mà đội ngũ cán bộ công chức phường hiện nay phải đối mặt.
Bên cạnh đó, bà Tuyết cho hay trong việc thực hiện các nghị quyết, quận đã triển khai đầy đủ các bước theo quy định. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân cũng như trong đội ngũ cán bộ viên chức.
Về giải quyết hồ sơ cho người dân, các phòng ban của quận, phường đã tập trung triển khai hướng dẫn người dân, mặc dù có nhiều khó khăn do khối lượng viên chức giảm, công việc nhiều nhưng vẫn đảm bảo thực hiện theo quy định, không có phản ánh của người dân về vấn đề này. Đồng thời, quận đã sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn, đảm bảo mục tiêu đề ra. Tinh gọn lại bộ máy nhưng vẫn đảm bảo vai trò, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ngoài ra, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội cũng ghi nhận các kiến nghị của quận. Đồng thời, bà Tuyết đề nghị Sở Nội vụ nghiên cứu báo cáo trong đề xuất lần này về bố trí nhân sự cho phường để đảm đương tốt nhiệm vụ trong trường hợp mật độ dân số cao.
TP Hồ Chí Minh: Hơn 871 tỷ đồng chăm lo Tết cho người dân Ngày 24/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã có tờ trình Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch tổ chức hoạt động và kinh phí chăm lo Tết Nhâm Dần 2022. Liên đoàn lao động quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh tặng quà cho người lao động đang ở trọ...