‘Bản án phải làm tội phạm khuất phục, người dân khâm phục’
Chánh án TAND Tối cao cho rằng quy định hạn chế án bị hủy, sửa không phải vì đội ngũ thẩm phán mà là vì người dân. Làm sao mỗi bản án phải trở thành một áng văn giáo dục pháp luật, tội phạm thì khuất phục, nhân dân thì khâm phục.
Ngày 24-8, trong chuyến công tác tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có buổi làm việc để lắng nghe ý kiến của lãnh đạo TAND hai cấp tại TP Cần Thơ.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết lãnh đạo TAND Tối cao tăng cường ban hành án lệ. Hiện nay đang có nguồn hơn 60 vụ nữa chuẩn bị ban hành án lệ và sẽ ưu tiên những vụ án lệ thuộc về đất đai, hành chính…
PLO lược ghi bài phát biểu của Chánh án Nguyễn Hòa Bình tới bạn đọc.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo và thẩm phán tòa án hai cấp tại TP Cần Thơ ngày 24-8. Ảnh: N.NAM
Hằng tháng tôi quy định một tuần để hội đồng thẩm phán TAND Tối cao làm ba việc ngoài xét xử là xây dựng án lệ, hướng dẫn pháp luật và ban hành các nghị quyết. Tôi vừa rồi cũng ký một số hướng dẫn giải quyết thắc mắc, có hỏi các đồng chí về tác động của án lệ đối với xét xử như thế nào thì cũng có một vài ý kiến đánh giá được, cũng có ý kiến nói phải bổ sung thêm.
Nhưng tôi cũng có cảm giác các đồng chí chưa đọc nghị quyết hướng dẫn. Đề nghị các đồng chí nghiên cứu cái đó, chúng tôi cũng thấy là thước đo của các hướng dẫn, các nghị quyết không phải ở văn hay chữ tốt khi mà chánh án ban hành mà chính là hướng dẫn đối với thực tế xét xử của các đồng chí có được hay không, có trúng hay không. Cái công bằng, lẽ phải được đo bằng chúng ta hướng dẫn những cái đó, trên cơ sở những hướng dẫn đó để áp dụng vào thực tế xét xử có đúng hay không, có thực sự là lẽ phải, công bằng hay không.
Video đang HOT
Có hai yêu cầu, một là các đồng chí vận dụng cái đấy, hai là các đồng chí phát hiện trong các hướng dẫn án lệ điều gì không hợp lý thì trao đổi lại với Tòa Tối cao. Nếu không hợp lý chúng ta phải sửa. Luật không hợp lý cũng phải sửa cơ mà…
Phó Chánh án TAND TP Cần Thơ Đặng Văn Hùng góp ý tại buổi làm việc với Chánh án TAND Tối cao ngày 24-8. Ảnh: N.NAM
Đòi hỏi của cuộc sống đối với công tác xét xử rất cao. Chúng ta hướng đến việc hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội giao cho chúng ta không được quá hạn, không được hủy sửa, không được kéo dài, tỉ lệ phải cao… Cao hơn thế chúng ta phải hướng đến chất lượng mỗi bản án. Làm sao mỗi bản án phải trở thành một áng văn giáo dục pháp luật, tội phạm thì khuất phục, nhân dân thì khâm phục.
Dân sự mà sai là lấy của người nọ cho người kia, cho nên không có cách nào khác là phải tuân thủ pháp luật, thượng tôn pháp luật. Trong khi tăng cường trách nhiệm của thẩm phán, tăng cường giáo dục đạo đức công vụ của thẩm phán thì chủ trương của lãnh đạo của TAND Tối cao là phải đề ra kỷ cương, kỷ luật. Các đồng chí phải tăng cường giám sát giữa các giai đoạn tố tụng, giữa các cơ quan tố tụng với nhau, trong nội bộ cấp trên – cấp dưới và giám sát của nhân dân, cơ quan dân cử với hoạt động của chúng ta…
Tôi đi nhiều địa phương, nhiều anh em băn khoăn về tỉ lệ hủy, sửa. Cái gốc là chúng ta phải làm một bản án trọn vẹn, làm cho người ta tâm phục khẩu phục, đúng đến mức không thể vin vào đâu để hủy, sửa được.
Còn băn khoăn về tỉ lệ, bây giờ phải nói nếu bản án đúng thì dân được nhờ, kỷ cương phép nước được tăng cường. Nếu bản án sai thì người gánh chịu là dân cho nên việc hạn chế án bị hủy, sửa không phải vì đội ngũ thẩm phán mà vì dân. Làm thế nào để không có án hủy là tốt nhưng nếu chúng ta du di với nhau rồi nới rộng ra 5% (tỉ lệ án bị hủy, sửa – NV) thì ai là người gánh chịu, dân chứ còn gì nữa! Cho nên phấn đấu của chúng ta là làm thế nào để dân không phải chịu bản án có sai sót.
NHẪN NAM ghi
Theo PLO
TAND Tối cao yêu cầu xem xét lại vụ 2 thiếu niên cướp bánh mì
Cho rằng 2 thiếu niên cướp bánh mì lúc đói bị tuyên 8-10 tháng tù là quá nghiêm khắc, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo xem xét lại vụ án.
Chánh án TAND Tối cao cùng đại diện Vụ giám đốc kiểm tra I vừa làm việc với lãnh đạo TAND TP HCM về vụ án Ôn Thành Tân (ngụ quận 9) và Nguyễn Hoàng Tuấn (ngụ huyện Củ Chi) bị TAND quận Thủ Đức tuyên phạt mức án 8-10 tháng tù về tội Cướp giật tài sản.
Tân và Tuấn tại tòa. Ảnh: T. M.
Sau khi nghe báo cáo chi tiết nội dung vụ án và quá trình xét xử, ông Nguyễn Hòa Bình cho rằng, xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp họ sửa chữa sai lầm và trở thành công dân có ích. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan tố tụng phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Theo Chánh án Bình, người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ khi cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi, vào những đặc điểm nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
"Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên thì tòa áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự. Khi áp dụng cần hạn chế áp dụng hình phạt tù", ông Bình nêu quan điểm.
Chánh án Tòa Tối cao cũng cho rằng, trong vụ án này Tân là người rủ Tuấn đi cướp giật tài sản và là người điều khiển xe đến nơi thực hiện tội phạm, sau đó chở Tuấn tẩu thoát. Theo đó, hành vi của Tuấn là nhẹ hơn nhưng TAND quận Thủ Đức lại nhận định bị cáo có nhân thân không tốt (vì có hành vi trộm cắp tài sản và đang bị Viện KSND huyện Củ Chi truy tố) nên đã tuyên hình phạt cao hơn Tân "là đánh giá không đúng vai trò của các bị cáo trong vụ án".
"Tuấn chưa bị xét xử bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi trộm cắp tài sản thì không bị coi là tái phạm, bị cáo cũng chưa bị xử phạt hành chính. Do đó, tòa sơ thẩm xử phạt Tân 8 tháng 20 ngày tù và bị cáo Tuấn 10 tháng tù quá nghiêm khắc", ông Bình kết luận.
Từ đó, ông chỉ đạo quá trình xử phúc thẩm vụ án TAND TP HCM cần nghiên cứu kỹ để xét xử 2 bị cáo phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội. Trường hợp các bị cáo không kháng cáo, bản án không bị kháng nghị sẽ giao cho Chánh án TAND Cấp cao tại TP HCM rút hồ sơ xem xét lại theo thủ tục Giám đốc thẩm, xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Theo nội dung vụ án, trong thời gian được tại ngoại để điều tra về hành vi Trộm cắp tài sản, Tuấn bỏ nhà đi lang thang. Khuya 17/10/2015 Tuấn gặp Tân, cùng chơi Internet tới sáng hôm sau thì rủ nhau đến nhà hàng ở quận Thủ Đức kiếm việc làm.
Trên đường đi cả hai đói bụng, không có tiền nên bàn cách vờ mua đồ ăn rồi bỏ chạy. Khoảng 12h, chúng đến tiệm tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện (quận Thủ Đức). Tuấn hỏi mua một bịch chuối sấy, ổ bánh mì ngọt và 3 bịch me. Khi chủ quán bỏ tất cả vào túi nylon thì cậu ta giật phăng, tăng ga bỏ chạy. Cả hai bị người dân đuổi bắt giao công an. Số hàng bị cướp giật có giá 45.000 đồng.
Lúc thực hiện hành vi, hai thiếu niên cùng 17 tuổi. VKSND quận Thủ Đức sau đó truy tố họ về tội Cướp giật tài sản ở khung hình phạt có mức án từ 3-10 năm tù. TAND cùng cấp đã trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Hôm 20/7, TAND quận Thủ Đức mở phiên xử sơ thẩm, tuyên phạt hai bị cáo 8-10 tháng tù.
Hải Duyên
Theo VNE
"Kiên quyết khởi tố cán bộ tư pháp làm oan người vô tội" "VKSND Tối cao đã kiên quyết khởi tố, điều tra xử lý đối với cán bộ tư pháp có vi phạm nghiêm trọng dẫn đến làm oan người vô tội hoặc xâm phạm quyền con người. Điển hình như khởi tố 1 điều tra viên, 1 kiểm sát viên liên quan đến kết án oan ông Nguyễn Thanh Chấn; khởi tố 2 điều...