Bản án cho người thực thi pháp luật lại đi “làm luật”
Với cam kết sẽ đi kêu oan và tác động từ Trung ương đến địa phương cho 1 bị can bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) khởi tố, bắt tạm giam về các tội “Hiếp dâm”, “ Cố ý gây thương tích” và “ Bắt giữ người trái pháp luật”; Đậu Quang Dũng (sinh năm 1957, quê ở Hà Tĩnh, trú tại tỉnh Thái Nguyên), cựu cán bộ Viện kiểm sát nhân dân (VKSND tối cao) đã nhận nhiều tỷ đồng
Điều đáng nói, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 30/8, cơ quan tố tụng cho biết, không chỉ vi phạm lần này mà trước đó Đậu Quang Dũng cũng đã 2 lần “nhúng chàm” về hành vi “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nhận hàng tỷ đồng để đi kêu oan cho bác sĩ
Theo hồ sơ vụ án, năm 2019, con trai của bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (sinh năm 1958, trú tại 155 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) là bác sĩ Lê Quang Huy Phương (từng công tác tại Khoa Da liễu Bệnh viện Trung ương Huế) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Huế khởi tố, bắt tạm giam về các tội “Hiếp dâm”, “Cố ý gây thương tích” và “Bắt giữ người trái pháp luật”. Vì vậy, bà Lan muốn tìm luật sư giỏi để bào chữa cho Phương. Sau khi được người cháu ở tỉnh Hà Tĩnh giới thiệu nên bà Lan đã đến nhà Đậu Quang Dũng ở ngõ 22 Nguyễn Huy Tự, phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
Tại đây, bà Lan trình bày với Dũng nội dung vụ án liên quan đến Phương, đồng thời nhờ Dũng kêu oan cho Phương. Sau khi nghe bà Lan trình bày, Dũng nói vụ án này có oan sai và hứa sẽ giúp đỡ bà Lan tác động ra Trung ương để kêu oan cho Phương. Được Dũng giới thiệu mình là Tiến sĩ Luật, đã từng công tác tại VKSND tối cao nên bà Lan tin tưởng và đồng ý chịu mọi chi phí để kêu oan cho Phương.
Đối tượng Đậu Quang Dũng thời điểm bị Công an TP Hà Nội bắt giữ. (ảnh Công an TP Hà Nội).
Tháng 1/2020, Đậu Quang Dũng đã liên hệ với 2 Luật sư là Đỗ Văn Nhặn (sinh năm 1974) và Luật sư Trương Quốc Hòe (sinh năm 1965, đều trú tại TP Hà Nội) và cung cấp cho Đỗ Văn Nhặn và Trương Quốc Hòe số điện thoại của bà Lan. Sau đó, luật sư Đỗ Văn Nhặn và Trương Quốc Hòe đã trực tiếp liên hệ với bà Lan và đăng ký thực hiện việc bào chữa theo quy định của pháp luật cho Phương. Quá trình trao đổi với bà Lan về vụ án Lê Quang Huy Phương, Dũng nói với bà Lan vụ án này do Công an TP Huế thụ lý là có oan sai, Phương không phạm tội, Dũng hứa hẹn sẽ có tác động từ Trung ương đến các cơ quan tố tụng thành phố Huế và nhiều lần đưa thông tin với bà Lan là Phương sẽ được thả về.
Liên tục từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2021, Đậu Quang Dũng đã yêu cầu bà Lan chuyển tiền để chi phí trong việc “kêu oan” cho Phương. Tin tưởng vào những lời hứa hẹn của Dũng, bà Lan đã nhiều lần chuyển khoản tổng cộng số tiền hơn 2,515 tỷ đồng cho Đậu Quang Dũng. Cụ thể như sau, ngày 13/1/2020, bà Lan đã đưa số tiền 250 triệu đồng cho một nhân viên làm việc tại phòng khám của gia đình để nộp vào tài khoản của Đậu Quang Dũng tại ngân hàng VPbank.
Tiếp đó, Dũng cung cấp số tài khoản của anh T.M.T. (sinh năm 1983, trú tại xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) cho bà Lan, rồi thông tin rằng, T.M.T. là cháu của ông T.Q.V. và yêu cầu bà Lan chuyển số tiền 60 triệu đồng vào tài khoản trên. Nhưng quá trình điều tra, cơ quan Công an nhận thấy, Dũng đã dùng số tiền này để trả nợ trước đó cho anh T.M.T, chứ không dùng vào việc “kêu oan” cho Lê Quang Huy Phương. Tiếp đó, ngày 31/7/2020, bà Lan chuyển số tiền 500 triệu đồng từ tài khoản của bà Lan đến tài khoản của Đậu Quang Dũng tại Vietcombank.
Ngày 26/8/2020, bà Lan tiếp tục chuyển số tiền 300 triệu đồng đến tài khoản của Đậu Quang Dũng được mở tại ngân hàng VCB… Sau 9 lần liên tiếp chuyển khoản cho Dũng với tổng số tiền 2,415 tỷ đồng thì ngày 10/3/2021, Dũng yêu cầu bà Lan chuyển thêm 100 triệu đồng nữa để TAND tối cao lên tiếng tác động đến vụ án Lê Quang Huy Phương. Cùng ngày, bà Lan chuyển số tiền đó đến tài khoản của Dũng.
Đến ngày 26/3/2021, TAND TP Huế xét xử vụ án Lê Quang Huy Phương và ra bản án số 54/2021/HS-ST tuyên phạt Phương phạm tội “Cố ý gây thương tích”, “Hiếp dâm”, “Giữ người trái pháp luật”, tổng hợp hình phạt phải chấp hành là 6 năm 8 tháng tù. Đến lúc này bà Lan mới nhận thấy rõ việc, Đậu Quang Dũng đưa thông tin Lê Quang Huy Phương bị oan là không có căn cứ và chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của bà nên yêu cầu Dũng phải trả lại tiền.
Đến ngày 8/7/2021, biết Dũng đang bị Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên bà Lan đã viết đơn tố giác Đậu Quang Dũng gửi đến Công an TP Hà Nội. Quá trình giải quyết đơn tố giác của bà Lan, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội xác định nội dung diễn biến vụ việc xảy ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế nên đã ra Quyết định số 16/QĐ-ANĐT-Đ1 ngày 15/6/2022 tách hành vi, tài liệu và chuyển đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Tại cơ quan Công an, Đậu Quang Dũng không khai rõ việc sử dụng số tiền 2,515 tỷ đồng chiếm đoạt của bà Lan vào mục đích gì. Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, qua đối soát tài liệu sao kê các tài khoản của Dũng do các ngân hàng cung cấp, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế xác định số tiền chiếm đoạt của bà Lan được Dũng sử dụng vào nhiều mục đích cá nhân khác nhau, trong đó có chuyển cho vợ, con; chuyển cho nhiều người khác nhau với mục đích cá nhân. Trong đó, Dũng có chuyển cho Luật sư Đỗ Văn Nhặn 40 triệu đồng và chuyển cho Luật sư Trương Quốc Hòe 30 triệu đồng tiền chi phí bào chữa cho Lê Quang Huy Phương. Kết quả làm việc với vợ, con của Dũng và một số người liên quan nhận tiền chuyển khoản từ Dũng xác định, tất cả những người này đều không biết số tiền họ được chuyển khoản là do Dũng chiếm đoạt được của bà Lan mà có.
Tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Đậu Quang Dũng thừa nhận có nhận số tiền 2,515 tỷ đồng từ bà Lan nhưng Dũng cho rằng, số tiền này là bà Lan trả cho Dũng để thực hiện “dịch vụ pháp lý” giúp bà Lan. Dũng không thừa nhận hành vi phạm tội, cho rằng bản thân không phải là bị can, không nhận các quyết định tố tụng hình sự, cho rằng bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là oan sai. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của Dũng, lời khai của bà Lan, kết quả giám định các file ghi âm nội dung các cuộc trao đổi giữa bà Lan và Dũng, lời khai của các nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và các tài liệu, chứng cứ khác đã được thu thập trong quá trình điều tra vụ án, có đầy đủ cơ sở xác định việc khởi tố Đậu Quang Dũng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự là đúng tội, đúng pháp luật.
Video đang HOT
Trong quá trình điều tra, bà Lan còn trình bày, khoảng cuối năm 2019, bà Lan đã đến nhà Dũng ở ngõ 22 Nguyễn Huy Tự, phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) và đưa trực tiếp cho Dũng số tiền 500 triệu đồng để “kêu oan” cho Lê Quang Huy Phương. Ngoài ra, vào khoảng tháng 1/2020, Dũng đến nhà bà Lan tại số 155 Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, TP Huế yêu cầu đưa thêm chi phí để tiếp tục “kêu oan” cho Phương, nên bà Lan đã đưa cho Dũng 50.000 USD. Tuy nhiên, 2 lần bà Lan đưa tiền trực tiếp cho Dũng đều không yêu cầu Dũng viết giấy nhận tiền. Dũng không thừa nhận việc nhận số tiền trên và do không có tài liệu chứng cứ gì khác chứng minh Dũng có nhận số tiền này nên không xem xét, xử lý.
Quá khứ bất hảo của cựu cán bộ kiểm sát
Theo cơ quan điều tra, tại buổi làm việc ngày 15/3/2023 với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, Đậu Quang Dũng khai nhận sinh năm 19/5/1964 tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả ủy thác điều tra tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh; Bản án hình sự sơ thẩm số 18/HSST ngày 16/5/1998 của Tòa án nhân dân thị xã Ninh Bình (xử phạt Đậu Quang Dũng 4 tháng tù về tội “Giả mạo giấy chứng nhận tài liệu của cơ quan Nhà nước”; Bản kết luận điều tra vụ án hình sự truy tố số 23/KLĐT-ANĐT-Đ1 ngày 15/6/2022 của Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội đối với Đậu Quang Dũng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Khoản 4, Điều 174 BLHS; Bản án số 420/2023/HS-PT ngày 13/6/2023 của TAND cấp cao tại Hà Nội (xử phạt Đậu Quang Dũng 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có đủ cơ sở xác định Đậu Quang Dũng thay đổi ngày tháng năm sinh, từ 19/5/1957 thành 19/5/1964 nhằm che đậy lịch sử bản thân phạm tội “Giả mạo giấy chứng nhận tài liệu của cơ quan nhà nước” và được tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước.
Bị cáo Đậu Quang Dũng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Đậu Quang Dũng sinh ra và lớn lên tại Hà Tĩnh, theo học giáo dục phổ thông 10/10 và sau đó đi bộ đội tại Quân chủng Không quân tại Thanh Hóa đến năm 1986 thì ra quân. Ngày 16/5/1998, Dũng bị TAND thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình xử phạt 4 tháng tù giam về tội “Giả mạo giấy chứng nhận tài liệu của Cơ quan Nhà nước”. Ngày 18/6/1998, chấp hành xong hình phạt và cùng thời điểm này, Dũng bị Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội khởi tố bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngày 16/11/1998, VKSND TP Hà Nội ra Quyết định đình chỉ điều tra bị can với lý do: Hậu quả đã được khắc phục, bị hại có đơn xin bãi nại. Từ năm 2006 đến năm 2011, Đậu Quang Dũng được nhận vào công tác tại VKSND tỉnh Thái Nguyên. Từ năm 2011 đến năm 2015, Dũng đến công tác tại VKSND tối cao và đến tháng 8/2015, VKSND tối cao có quyết định cho thôi việc.
Sau lần đầu vấp ngã, dù là người am hiểu về pháp luật nhưng Dũng vẫn không chịu đứng lên mà tiếp tục trượt dài trong phạm pháp. Hậu quả, ngày 28/6/2021, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Đậu Quang Dũng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trở lại vụ án, thời điểm đó, chị T. T. H. (sinh năm 1982, công tác tại một bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội) có liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ tin học giả. Sau khi tiếp nhận vụ việc, tháng 3/2021, Cơ quan An ninh điều tra CATP Hà Nội đã mời chị H đến để phối hợp điều tra làm rõ. Sau khi làm việc với Cơ quan điều tra, do lo sợ bị xử lý hình sự, thông qua đồng nghiệp, chị H được giới thiệu gặp Đậu Quang Dũng. Tại đây, chị H đã kể lại sự việc và nhờ Dũng “lo” cho chị H không bị xử lý hình sự.
Sau buổi gặp gỡ, Dũng đã thông báo cho chị H biết vụ việc liên quan đến chị H do Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội thụ lý đã được chỉ đạo của cấp trên là phải làm nghiêm, đưa ra làm vụ điểm, lệnh bắt đã có rồi, báo chí cũng chuẩn bị để đưa tin nên phải “xử lý” ngay, chị H rất lo sợ nên nhờ Dũng giúp. Sau khi thỏa thuận, Dũng đã yêu cầu chị H phải chuyển ngay cho Dũng số tiền 550 triệu đồng mới “lo” xong việc. Chị H đã chuyển tiền theo yêu cầu của Dũng.
Đến ngày 22/6/2021, Dũng tiếp tục yêu cầu chị H đưa thêm tiền để Dũng “xử lý” việc. Và khi chị H đang đưa 15 triệu đồng theo yêu cầu của Dũng thì bị Cơ quan Công an phát hiện bắt giữ. Ngày 13/6/2023, TAND cấp cao tại Hà Nội xử phạt 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị can hiện đang chấp hành án phạt tù tại Trại giam Xuân Hà Bộ Công an.
Trở lại vụ nhận tiền tỷ và hứa sẽ kêu oan và tác động cho bác sĩ Lê Quang Huy Phương ở Thừa Thiên Huế được thả nhưng không có kết quả khiến bị hại yêu cầu phải trả lại tiền…; Qua xem xét tính chất vụ án, tại phiên tòa sơ thẩm, ngày 30/8, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên phạt bị cáo Đậu Quang Dũng 13 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cộng với 12 năm tù tại bản án ngày 13/6/2023 của TAND cấp cao tại Hà Nội, tổng hình phạt bị cáo phải chịu là 25 năm tù.
Gần 9 năm vụ án cựu giám đốc ngân hàng ở Cần Thơ được tuyên vô tội và có tội
Cựu giám đốc ngân hàng ở Cần Thơ và giám đốc công ty Tây Nam từng được tòa tuyên vô tội, nhưng sau đó xét xử sơ thẩm lần 2, HĐXX đã tuyên cả hai bị cáo này phạm tội và nhận mức án tù.
TAND TP Cần Thơ vừa tuyên án vụ "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 291 tỷ đồng. Đây là vụ án kéo dài nhiều năm, được dư luận rất quan tâm và tốn nhiều giấy mực của các cơ quan tố tụng.
Tòa tuyên không phạm tội...
Hai nhân vật được "chú ý" nhất trong vụ án này là Lê Thanh Hải (60 tuổi), cựu Giám đốc Agribank Cần Thơ và Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (44 tuổi) - Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam.
Đây là vụ án kéo dài gần 9 năm kể từ thời điểm có quyết định khởi tố đầu tiên vào cuối năm 2015 với nhiều tội danh được đề cập đến như lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam tại tòa sơ thẩm lần 2. Ảnh: H.T
Tháng 11/2017, VKSND TP Cần Thơ ban hành cáo trạng truy tố 6 bị can về tội vi phạm quy định cho vay với cáo buộc gây thiệt hại cho ngân hàng trên 393 tỷ, nhiều hơn khoảng 102 tỷ so với mức thiệt hại 292 tỷ đồng trong kết luận điều tra.
Tháng 12/2017, TAND TP Cần Thơ có quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Đầu năm 2018, công an ra kết luận điều tra bổ sung, xác định thiệt hại hơn 304 tỷ đồng... Tháng 4/2018, TAND TP Cần Thơ xét xử vụ án trong 8 ngày thì ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Tháng 7/2018, VKSND ra cáo trạng quy kết các bị cáo gây thiệt hại hơn 303 tỷ. Sau đó, tòa xét xử lại tiếp tục trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Từ tháng 9/2018 - 6/2019, công an lần lượt ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, phục hồi điều tra và đình chỉ điều tra.
Đầu năm 2022, TAND TP Cần Thơ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần đầu đã tuyên cả 6 bị cáo không phạm tội.
Sau đó, VKSND kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm. Tháng 8/2022, xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TPHCM đã hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.
Tòa tuyên phạm tội
Trong phiên xét xử sơ thẩm lần 2, VKSND TP Cần Thơ cho rằng các bị cáo đã vi phạm về quy định cho vay về quy trình, thủ tục hồ sơ, giải ngân... Các bị cáo cấu kết cùng nhau khi thực hiện việc cho vay khi chưa có tài sản đảm bảo; nâng khống giá trị tài sản đảm bảo; cấu kết sử dụng tiền sai mục đích trước khi tiền giải ngân... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là thiệt hại cho ngân hàng 291 tỷ đồng.
VKSND TP đề nghị tuyên phạt bị cáo Nhân từ 10-11 năm tù, bị cáo Hải từ 8-9 năm tù...
Trong khi đó, tại tòa bị cáo Nhân cho rằng mình không phạm tội như cáo trạng truy tố. Bị cáo Hải nói "mình chỉ sai sót trong quy trình cho vay chứ không phải sai phạm".
Tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Hải cho biết, không đồng tình với cáo trạng quy kết. Luật sư đề nghị tòa xem xét các yếu tố hình sự hóa quan hệ dân sự và những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình điều tra, truy tố.
Ông Lê Thanh Hải, cựu Giám đốc Agribank Cần Thơ. Ảnh: H.T
Sau nhiều ngày xét xử, hôm 26/8, TAND TP Cần Thơ đã tuyên án, trong đó HĐXX cho rằng các bị cáo phạm tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Tòa tuyên phạt bị cáo Lê Thanh Hải 6 năm tù; hai bị cáo Trần Huy Liệu và Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân mỗi bị cáo 5 năm tù.
Các bị cáo Bùi Tuấn Anh lĩnh 1 năm 2 tháng 24 ngày tù; Phạm Tường Thi lĩnh 1 năm 2 tháng 13 ngày tù; Nguyễn Văn Đạt nhận 1 năm 2 tháng 28 ngày tù - bằng với thời gian tạm giam. Tòa tuyên 3 bị cáo này đã chấp hành xong hình phạt tù.
Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Nhân có trách nhiệm liên đới với 3 công ty Tây Nam, Nam Bộ Cửu Long, Đồng Bằng Xanh và 2 cá nhân khác trả nợ các khoản vay cho ngân hàng, tổng cộng hơn 1.270 tỷ đồng.
HĐXX xác định, Lê Thanh Hải với vai trò Giám đốc Agribank Cần Thơ biết rõ Công ty Tây Nam không đủ điều kiện, không thuộc đối tượng được vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 63/2010, nhưng vì lợi ích cá nhân, muốn tăng trưởng tín dụng... nên bị cáo đã thông đồng, cấu kết với công ty này để làm sai quy định.
Bị cáo Hải đã tạo điều kiện nâng khống giá trị tài sản thế chấp cho Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân vay tiền, sử dụng tiền vay (theo chính sách ưu đãi) không đúng mục đích, trong đó, bị cáo Nhân gửi lại Agribank lấy lãi. Khi bị phát hiện, ông Hải cố tình che giấu, hợp thức hóa việc làm trái quy định.
Bị cáo Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân có quan hệ với Agribank Cần Thơ, dù biết rõ công ty của mình không thuộc đối tượng hưởng chính sách vay vốn ưu đãi lãi suất nhưng đã cố tình lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân.
Bị cáo Nhân đã cấu kết, thông đồng cùng Hải, Liệu tìm mọi cách để được vay theo chính sách ưu đãi lãi suất. Nhân chỉ đạo nhân viên lập khống chứng từ hợp thức hóa, nâng khống giá trị tài sản đảm bảo; sử dụng vốn vay không đúng mục đích... dẫn đến mất khả năng thanh toán, gây thiệt hại cho Agribank.
Khi bị phát hiện, Nhân chỉ đạo nhân viên tiêu hủy tài liệu, khai báo khống... Bản thân Nhân không thừa nhận hành vi phạm tội, không hợp tác với cơ quan điều tra, khai báo quanh co, chối bỏ trách nhiệm.
Sau đó, Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân đã có đơn kháng cáo.
Bị cáo Nhân kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm theo hướng đề nghị TAND Cấp cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm, tuyên huỷ bản án hình sự sơ thẩm để giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra.
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Nhân nêu đến 12 vấn đề, bị cáo cho rằng mình là người đi vay và không phải là thành viên của bất kỳ tổ chức tín dụng nào nên không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Quân Idol cùng 3 đàn em bị tuyên án tử hình Sau 2 ngày xét xử, HĐXX TAND tỉnh Quảng Trị tuyên phạt Quân Idol cùng 3 đàn em là Lê Văn Sơn, Phạm Công Định và Trần Lê Duy Thịnh mức án tử hình. Chiều 29-8, HĐXX TAND tỉnh Quảng Trị tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Quốc Quân cùng 8 đồng phạm sau 2 ngày xét xử. HĐXX tuyên phạt Nguyễn...