Bamboo Airways tiếp tục tăng gần gấp đôi vốn điều lệ
Sau gần một tháng được tăng vốn từ 1.300 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng, hãng hàng không Bamboo Airways tiếp tục đăng ký tăng vốn lên 4.050 tỷ đồng.
Theo tin từ Cổng thông tin Quốc gia về Đăng kí doanh nghiệp, ngày 18/10 vừa qua Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh thay đổi, thể hiện vốn điều lệ tăng từ 2.200 tỷ đồng lên 4.050 tỷ đồng, tương ứng tăng 84%.
Theo giấy đăng ký này, toàn bộ vốn điều lệ của Bamboo Airways là nguồn vốn tư nhân, không có vốn ngân sách nhà nước hay vốn nước ngoài.
Sau gần một tháng được tăng vốn từ 1.300 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng, hãng hàng không của ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục đăng ký tăng vốn lên 4.050 tỷ đồng.
Trước đó theo ông Nguyễn Khắc Hải, Phó tổng giám đốc Bamboo Airways, hãng kỳ vọng đạt vốn hóa 1 tỷ USD sau khi niêm yết vào quý I/2020.
Ông Hải cho biết, Bamboo Airways lên kế hoạch niêm yết 400 triệu cổ phiếu trên một trong hai sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM hoặc Hà Nội, sớm nhất vào tháng I/2020. Hãng dự kiến đưa ra mức giá chào bán khởi điểm 50.000-60.000 đồng, tương đương 2,59 USD/cổ phiếu.
Video đang HOT
Trước đó vào giữa tháng 10, hãng bay của tập đoàn FLC đã nâng vốn từ 1.300 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng và thay đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, tức là công ty có ít nhất ba cổ đông góp vốn.
Theo News.zing.vn
Lợi nhuận của FLC thấp nhất 6 năm
Doanh thu quý III của FLC tăng gấp đôi so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận gộp chỉ tương đương 1/4 cùng kỳ. FLC thoát lỗ nhờ kinh doanh tài chính, với doanh thu gấp 3.
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC FLC -6.86% vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019 với khoản doanh thu tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Báo cáo mới nhất này cũng đánh dấu quý thứ 3 liên tiếp FLC chính thức đưa hãng hàng không Bamboo Airways vào vận hành khai thác thương mại.
Cụ thể, trong 3 tháng quý III, tập đoàn này đã ghi nhận 5.196 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Tuy nhiên, biên lãi gộp kỳ này của FLC đã giảm đáng kể từ mức 8,6% xuống vỏn vẹn 1,1% khiến lợi nhuận gộp công ty thu về được trong quý III chỉ đạt hơn 58 tỷ đồng, xấp xỉ 1/4 số thu cùng kỳ năm trước.
Dù doanh thu hoạt động tài chính tăng hơn gấp đôi, việc lãi gộp suy giảm đáng kể khiến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế quý gần nhất của FLC sụt giảm 5% so với cùng kỳ, đạt 109 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đã là con số lợi nhuận quý cao nhất từ đầu năm đến nay của FLC.
Lợi nhuận gộp của FLC tiếp tục giảm trong quý thứ 3 đưa Bamboo Airways vào vận hành. Ảnh: Bamboo Airways.
Lũy kế từ đầu năm 2019, FLC đạt tổng cộng 11.476 tỷ đồng doanh thu, tăng 47%. Tuy nhiên, lợi nhuận trước và sau thuế công ty thu về đã giảm 11% và 52% so với cùng kỳ, đạt lần lượt 278 tỷ và 89 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận ròng thấp nhất mà FLC đạt được kể từ năm 2014 đến nay.
Lãnh đạo tập đoàn cũng thừa nhận nguyên nhân chính ảnh hưởng tới lợi nhuận kỳ vừa qua là do lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh so với cùng kỳ.
Trong đó, 9 tháng qua, biên lãi gộp của tập đoàn này đạt được chỉ vỏn vẹn 0,2%, tương ứng 27 tỷ đồng lãi gộp. Trong khi cùng kỳ năm nước tỷ suất này là gần 10%.
Phải nhờ đến doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp 3 lần trong 9 tháng qua thì hoạt động kinh doanh sau khi trừ chi phí của FLC mới không bị thua lỗ.
Trong cơ cấu doanh thu 9 tháng qua, bán hàng hóa và bất động sản vẫn là mảng kinh doanh chủ đạo mang về hơn 8.651 tỷ đồng doanh thu cho FLC, tăng 21% so với cùng kỳ. Số doanh thu từ hoạt động này cũng chiếm 75% tổng doanh thu hợp nhất của tập đoàn.
Trong khi đó, mảng cung cấp dịch vụ (bao gồm dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch, golf và hàng không) đã tăng gấp 4 lần cùng kỳ mang về 2.825 tỷ đồng doanh thu 9 tháng.
Tuy nhiên, khác với mọi năm, ở kỳ kinh doanh này, dịch vụ trở thành mảng kéo lùi lợi nhuận gộp của FLC khi kinh doanh dưới giá vốn. Thời gian qua, mảng này đã khiến FLC lỗ gộp 377 tỷ đồng, kéo lợi nhuận gộp hợp nhất toàn tập đoàn đi xuống. Trong khi cùng kỳ cung cấp dịch vụ của FLC vẫn lãi gộp hơn 16 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9, FLC đang có tổng nguồn vốn đạt 29.112 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Nợ phải trả của tập đoàn này là 20.014 tỷ đồng, gấp 2,2 lần vốn chủ sở hữu.
Trong đó, nợ có phát sinh lãi suất là 6.062 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Trong đó, phần lớn số tăng thêm nằm ở phần vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. Điều này khiến chi phí lãi vay của công ty tăng gần 60% trong kỳ 9 tháng vừa qua.
Từ đầu năm 2019 cũng chứng kiến việc FLC phải đẩy mạnh xoay vòng vốn kỳ này với 4.083 tỷ đồng tiền đi vay, trong khi cùng thời điểm năm trước giá trị này chỉ tương đương 1/2. Cùng với đó, công ty cũng trả nợ gốc vay tổng cộng 3.208 tỷ đồng, gấp đôi số cùng kỳ.
Việc gia tăng xoay vòng vốn là nghiệp vụ thường thấy ở các doanh nghiệp vận hành dịch vụ hàng không vận tải. Do sở vận hành ít máy bay và ít đường bay hơn nên số xoay vòng vốn của FLC kỳ này vẫn thấp hơn rất nhiều so với hàng chục nghìn tỷ đồng của Vietjet Air và Vietnam Airlines.
Báo cáo tài riêng của FLC đã có biết tập đoàn này đã rót đủ 1.300 tỷ đồng vốn vào Công ty CP Hàng không Tre Việt (BamBoo Airways) và sở hữu 100% vốn tại hãng hàng không này. Bamboo Airways cũng trở thành khoản đầu tư lớn nhất của FLC vào các công ty con và công ty liên kết hiện nay.
Theo News.zing.vn
Tập đoàn FLC sắp sửa chào bán gần 300 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ thêm 3.000 tỷ đồng Việc chào bán cổ phiếu lần này được Tập đoàn FLC thực hiện ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp vào ngày 5/8 vừa qua. Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa công bố chào bán gần 300 triệu cổ...