Bamboo Airways chuẩn bị lên sàn chứng khoán sau 1 năm cất cánh
Hãng hàng không Bamboo Airways (thuộc FLC Group) đã chính thức công bố mã cổ phiếu giao dịch là BAV, dự kiến chào sàn giá khoảng 50.000 đồng/cổ phiếu. Lãnh đạo hãng này tự tin cam kết giá cổ phiếu của hãng sẽ không dưới 100.000 đồng/cổ phiếu.
Phó Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Đặng Tất Thắng (giữa) tự tin giá cổ phiếu hãng này sẽ lên mức 3 con số.
Phó Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Đặng Tất Thắng cho biết, dự kiến cổ phiếu của hãng sẽ chào sàn vào đầu năm 2020. Đây sẽ là bước đi để hãng huy động nguồn lực cho kế hoạch phát triển tiếp theo. Hiện cổ phiếu của hãng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đặc biệt từ Nhật Bản, Mỹ, châu Âu… Với giá khởi điểm dự kiến khoảng 50.000 – 60.000 đồng/cổ phiếu.
Về việc Bamboo Airways chào bán cổ phiếu ưu đãi cho 1 ngân hàng với giá 40.000 đồng/cổ phiếu, và cam kết mua lại với giá 80.000 đồng sau 6 tháng, ông Thắng lý giải: Lần bán cổ phần này chỉ tung ra số lượng ít, và chủ yếu bán cho cổ đông chiến lược, cán bộ công nhân viên, và những đối tác gắn bó từ trước; không bán rộng rãi ra bên ngoài.
“Chúng tôi đưa ra cam kết trên vì tự tin vào sự thành công của hãng, và giá cổ phiếu không chỉ dừng lại mức như vậy, sẽ còn lên mức 3 con số. Chắc chắn mức giá giáo dịch sẽ không dưới 100.000 đồng/cổ phiếu”, ông Thắng nói.
Cũng theo lãnh đạo Bamboo Airways, sau khi tiếp nhận và khai thác 30 tàu bay vào đầu năm sau, hãng dự kiến sẽ bắt đầu có lãi.
Ông Trương Phương Thành, Phó TGĐ Bamboo Airways cho biết, trong tháng 12 này sẽ tiếp nhận 2 tàu bày thân rộng Boeing 787-9 Dreaminer, 2 chiếc nữa sẽ nhận vào đầu năm sau. Đây là 1 phần của hợp đồng mua 30 tàu bay thân rộng này của hãng với nhà sản xuất tàu bay Boeing trị giá 5,6 tỷ USD.
Video đang HOT
Ban đầu, hãng này sẽ sử dụng tàu bay mới cho đường bay trên trục Bắc Nam (Hà Nội – Đà Nẵng – TPHCM), và tương lai sẽ sử dụng cho các đường bay quốc tế. Hãng này cũng kỳ vọng, với tàu bay B787-9, sẽ là cơ sở để hãng có thể triển khai đường bay thương mại tới Mỹ bằng tàu bay này.
Theo Nghị định sủa đổi Nghị định 92/2016, từ ngày 1/1/2020, cho phép các doanh nghiệp hàng không được bán cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 34% cổ phần, tăng 4% so với quy định trước đây.
Ngày 3/12, cổ phiếu Vietjet Air (VJC) đang giao dịch mức giá 145.400 đồng, còn Vietnam Airlines (HVN) ở mức 35.400 đồng.
LÊ HỮU VIỆT
Theo Tienphong.vn
Tài sản của "Madam" Thảo vượt ngưỡng 30.000 tỷ đồng sau hơn một năm
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là người kiếm được nhiều tiền nhất trong tuần vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng chỉ có thêm 373 tỷ đồng khi VIC tăng 0,17%. Chủ tịch Techcombank và Masan mất "cả đống tiền"...
Theo thống kê trong tuần giao dịch vừa qua, từ 21-25/10/2019, "Madam" Thảo là người kiếm tiền nhiều nhất trong nhóm các đại gia chứng khoán của Việt Nam.
Kết thúc tuần, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo có thêm 1.409 tỷ đồng từ việc cổ phiếu HDB của HDBank và cổ phiếu VJC của Vietjet Air do bà nắm giữ cùng tăng giá.
VJC đã có chuỗi tăng giá 6 phiên liên tiếp trong những phiên gần nhất, riêng tuần qua, bà Thảo đã có thêm 1.375 tỷ đồng từ việc cổ phiếu này tăng giá. Trong khi đó mức tăng giá nhẹ của HDB cũng giúp cho bà bỏ túi hơn 34 tỷ đồng.
Qua đó, nâng tổng giá trị cổ phiếu do "nữ tướng" của Vietjet Air vượt ngưỡng 30 nghìn tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên nữ tỷ phú vượt qua dấu mốc này, kể từ tháng 8/2018 đến nay. Hiện tổng tài sản của người giàu thứ hai trên thị trường chứng khoán (TTCK) đã đạt mốc 30.542 tỷ đồng.
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo là người có "kiếm được nhiều tiền nhất" trong tuần qua.
Xếp trên bà Thảo đương nhiên vẫn là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Sau tuần giao dịch "kinh hoàng" trước đó, cổ phiếu VIC dù chỉ tăng nhẹ 200 đồng, tức 0,17% (đóng cửa tuần ở mức giá 117.200 đồng/cp), nhưng ông chủ hãng xe hơi Vinfast vẫn có thêm 373 tỷ đồng để bổ sung vào khối tài sản trị giá 218.600 tỷ đồng của mình.
Mức tăng 0,17% của VIC cũng giúp cho bà Phạm Thu Hương, vợ ông Vượng, có thêm hơn 30 tỷ đồng và tiếp tục đứng ở vị trí thứ năm với tài sản trị giá 17.704 tỷ đồng.
Trong khi đó, top 5 tỷ phú chứng khoán có sự phân hóa rõ rệt khi bộ đôi Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang liên tục phải trải qua những "cú sốc" đến từ cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan.
Với chỉ một phiên tăng giá duy nhất trong tuần vừa qua, MSN kết thúc tuần ở mức giá 74.600 đồng, giảm 1,8% so với tuần trước. Cùng với đó, mặc dù báo lãi khủng gần 9 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nhưng cổ phiếu TCB của Techcombank lại giảm 2,25%, còn 23.850 đồng/cp.
Việc hai mã cổ phiếu này cùng giảm giá khiến tài sản của ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch TCB) giảm 368 tỷ đồng. Hiện tổng giá trị cổ phiếu TCB và MSN do người giàu thứ ba trên sàn chứng khoán đang ở mức 19.386 tỷ đồng.
Đứng sau ông, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Phó Chủ tịch TCB, Chủ tịch MSN - cũng ghi nhận mức sụt giảm 358 tỷ đồng, còn lại 19.037 tỷ đồng.
Với các đại gia nằm ngoài top 5, Chủ tịch Vicostone (VCS) Hồ Xuân Năng vẫn là nhân vật gây chú ý nhất. Sau hai tuần "kinh hoàng" tài sản bốc hơi hơn 3.500 tỷ đồng, tuần vừa qua, doanh nhân gốc Nam Định đã trở lại khi VCS tăng gần 4% lên 88.500 đồng/cp.
Ở mức giá trên, ông Hồ Xuân Năng có thêm 400 tỷ đồng, qua đó nâng giá trị cổ phiếu VSC do ông nắm giữ lên 10.698 tỷ đồng, đứng thứ 9 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán.
Người đứng thứ 10 là Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết với khối tài sản trị giá 8.653 tỷ đồng. Sau khi "dụ" nhà đầu tư về việc IPO hãng hàng không Bamboo khiến FLC tăng trần cả tuần trước, tuần vừa qua cổ phiếu này lại cho nhà đầu tư thấy "đường về mệnh giá" vẫn còn xa lắc.
Sau chuỗi 6 phiên tăng trần, FLC đã có 2 phiên giảm sàn trong tuần qua, và mặc dù tăng giá nhẹ trong hai phiên gần nhất nhưng FLC vẫn chỉ lẹt đẹt ở mức giá 4.390 đồng/cp.
Mặc dù vậy, nhờ cổ phiếu ROS tăng giá 0,5% nên ông Quyết vẫn ghi nhận tổng tài sản tăng hơn 10 tỷ đồng sau khi kết thúc tuần giao dịch, qua đó tài sản của ông hiện ở mức 8.653 tỷ đồng.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Rầm rộ với kế hoạch lên sàn, Bamboo Airways có theo chân những người anh em giá bằng ly trà đá? Chỉ sau vài tháng chính thức bay, ông chủ của Bamboo Airways đã liên tục đưa ra những kế hoạch khả quan như chiếm 30% thị phần, huy động vốn qua IPO khoảng 100 triệu USD, và đặt chân lên sàn chứng khoán với giá từ 50-60.000 đồng/cổ phiếu. Tiền lệ những đứa con của FLC cũng từng ghi dấu ấn lên sàn...