Bamboo Airways bay đúng giờ nhất toàn ngành cả năm 2021
Trong 12 tháng năm 2021, số chuyến bay Bamboo Airways khai thác đúng giờ đạt xấp xỉ 97%, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020 và đứng đầu các hãng hàng không nội địa.
Tỷ lệ bay đúng giờ (OTP) của Bamboo Airways cao nhất toàn ngành hàng không 12 tháng năm 2021.
Theo số liệu Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố, Bamboo Airways là hãng hàng không có tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ (OTP) cao nhất toàn ngành trong 12 tháng năm 2021 – đạt 96,9%, cao hơn 2,2% so với tỷ lệ đúng giờ trung bình của toàn ngành hàng không Việt Nam – đạt 94,7%. Đây là năm thứ ba liên tiếp hãng này dẫn đầu các hãng bay nội địa về tỷ lệ bay đúng giờ. Trước đó, năm 2019 và 2020, Bamboo Airways giữ vững “ngôi vương” đúng giờ nhất toàn ngành, với tỷ lệ lần lượt đạt 94,1% và 95,8%.
Lần lượt ở các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng tỷ lệ bay đúng giờ 12 tháng năm 2021 của ngành hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines với 95% và Vietjet Air với 93,5%.
Đáng chú ý, tỷ lệ bay đúng giờ của các hãng hàng không Việt Nam được duy trì trong một năm nhiều biến động, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tác động tiêu cực rõ rệt đến toàn ngành. Tổng số chuyến bay khai thác của toàn ngành trong 12 tháng năm 2021 giảm tới 41,7% so với cùng kỳ năm 2020. Điều đó phần nào cho thấy nỗ lực vượt khó, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ của các hãng bay nội địa.
Cũng theo số liệu của Cục Hàng không, Bamboo Airways có tỷ lệ chậm chuyến thấp nhất toàn ngành trong cả năm 2021, với chỉ 3,1%. Tỷ lệ này ở Vietnam Airlines và Vietjet Air cao hơn, với lần lượt 5% và 6,5%. Tỷ lệ số chuyến bay cất cánh muộn của toàn ngành trong 12 tháng năm 2021 là 5,3%, giảm tới 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ hủy chuyến trung bình của ngành hàng không nội địa trong 12 tháng qua ở mức 1,9%, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong ba hãng bay nội địa lớn nhất, Vietnam Airlines có tỷ lệ hủy chuyến lớn nhất với 3,7% chuyến bay bị hủy. Vietjet Air có tỷ lệ hủy chuyến thấp hơn với 0,9%. Ở Bamboo Airways, tỷ lệ này chỉ còn 0,3%.
Tỷ lệ chậm, huỷ chuyến của toàn ngành và ba hãng hàng không nội địa lớn nhất 12 tháng năm 2021.
Video đang HOT
Bất chấp những thách thức phủ bóng ngành hàng không trong năm 2021, Bamboo Airways đã và đang khẳng định đầy thuyết phục về năng lực vận hành, khai thác sánh ngang tầm hàng không châu lục và thế giới của một hãng hàng không Việt. Hãng sở hữu hơn 70 đường bay nội địa và quốc tế, với gần 2.000 đại lý tên toàn quốc, vận chuyển thành công gần 9 triệu lượt khách trên 100% các chuyến bay an toàn tuyệt đối.
2021 cũng là năm đáng nhớ với Bamboo Airways khi là hãng hàng không tư nhân đầu tiên trong lịch sử hàng không Việt khai thác thành công đường bay thẳng không dừng Việt – Mỹ, đồng thời là chuyến bay đầu tiên áp dụng chứng nhận sức khoẻ điện tử IATA Travel Pass. Hãng đã công bố đường bay thẳng từ Việt Nam đến Anh, Úc dưới sự chứng kiến của các lãnh đạo cấp cao trong và ngoài nước. Năm 2022, Bamboo Airways tiến tới mục tiêu mở rộng quy mô mạng bay lên gần 80 đường bay nội địa và gần 40 đường bay quốc tế.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp cao điểm lễ, Tết của hành khách, Bamboo Airways đã mở bán vé máy bay dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 từ 17/01/2022 đến 11/02/2022 (tức 15 tháng Chạp đến 11 tháng Giêng).
Theo đó, hãng sẽ cung ứng hàng trăm nghìn ghế trên tất cả các đường bay nội địa, với các đường có nhu cầu đi lại lớn được tập trung tăng tải gồm: các đường bay từ Hà Nội đến TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Vinh, Cần Thơ, Đà Lạt… và bay từ TP.HCM đến Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Quy Nhơn… Hãng còn tiếp tục nghiên cứu để mở thêm đường bay và tăng chuyến theo điều kiện cho phép.
Không có mô hình phục hồi chữ V lần 2 cho hàng không Việt
Sau đợt giãn cách xã hội kéo dài giữa năm 2020, hàng không Việt đã có sự phục hồi mạnh mẽ.
Tuy nhiên, điều này không xảy ra trong năm 2021 do dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Theo thống kê của Cục Hàng không, trong giai đoạn 19/5/2020 - 18/6/2020, các hãng hàng không trong nước đã thực hiện tổng cộng 18.623 chuyến bay, tăng 116% so với tháng trước đó. Đây là con số thể hiện sức bật mạnh mẽ của các hãng hàng không Việt Nam sau giai đoạn giảm chuyến vì giãn cách xã hội.
Không còn kỳ tích chữ V
Thậm chí trong ngày 29/5, Vietnam Airlines đã khai thác tổng cộng trên 300 chuyến bay chở khách nội địa, vượt 36% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng chuyến bay mà các hãng thực hiện đi theo đúng mô hình phục hồi chữ V, tức phục hồi nhanh chóng sau giai đoạn "ngủ đông".
Tuy nhiên sau đợt dịch lớn kéo dài suốt nhiều tháng giữa năm 2021, mô hình phục hồi chữ V của hàng không Việt đã không xuất hiện trở lại. Dù dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam và Chính phủ chuyển hướng sang các biện pháp "chung sống với dịch bệnh", số lượng chuyến bay vẫn không thể phục hồi mạnh mẽ do những hạn chế về quy định.
Hoạt động hàng không bắt đầu sụt giảm từ cuối tháng 5, song đỉnh điểm là các tháng 8 và tháng 9. Cụ thể, ghi nhận trong tháng 9, các hãng hàng không Việt Nam chỉ vận chuyển được khoảng 18.000 khách, giảm 99% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó quốc tế đạt 6.000 khách, giảm 64%, nội địa đạt 12.000 khách, giảm 99%.
Lũy kế 9 tháng năm 2021, các hãng vận chuyển được 13,3 triệu khách, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó quốc tế là 103.000 khách, giảm 96%, nội địa là 13,2 triệu khách, giảm 35%.
Thay vì tăng chuyến gấp đôi sau mỗi tháng như năm 2020, hàng không những tháng cuối năm 2021 đang ghi nhận đà phục hồi chậm do đợt dịch mới diễn ra phức tạp, buộc cơ quan chức năng, nhà chức trách hàng không và lãnh đạo từng địa phương phải thận trọng trong việc nới quy định khai thác các chuyến bay.
Đợt dịch 2021 nhiều khác biệt
Cụ thể, thay vì để các hãng hàng không tự quyết định về số lượng chuyến bay khai thác như năm 2020, Cục Hàng không đang phải áp dụng kế hoạch khai thác các chuyến bay khứ hồi trên các đường bay áp dụng từ ngày 21/10 đến ngày 30/11 năm 2021 với tần suất hạn chế.
Ba đường bay gồm trục: TP.HCM - Hà Nội, TP.HCM - Đà Nẵng và Hà Nội - Đà Nẵng đang có tần suất khai thác là 6 chuyến khứ hồi/ngày cho mỗi đường bay (Vietnam Airlines 2 chuyến/ngày, Vietjet Air 2 chuyến/ngày, Bamboo Airways 1 chuyến/ngày, Pacific Airlines 1 chuyến/ngày).
Với các đường bay khác, tần suất hiện không quá 1 chuyến khứ hồi/ngày trên mỗi đường bay đối với mỗi hãng hàng không. Đối với Vietravel Airlines, hãng được xem xét khai thác với tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày trên mỗi đường bay từ tháng 11.
Nhu cầu bay của hành khách sau đợt dịch năm 2021 không cao khiến hàng không Việt khó phục hồi nhanh chóng như năm 2020. Ảnh: Hoàng Hà.
Không chỉ gặp khó trong việc tăng chuyến, các hãng bay còn khó lấp đầy mỗi chuyến bay khi hành khách vẫn phải đáp ứng nhiều yêu cầu từ cơ quan chức năng để di chuyển đường hàng không. Các địa phương chưa thống nhất phương án đón khách bay nội địa cũng khiến hành khách ngần ngại khi quyết định đặt vé, đặc biệt là tới những địa phương yêu cầu cách ly tập trung, cách ly trả phí.
Thực tế, thống kê cho thấy dù các hãng bay có được tự do quyết định lượng chuyến bay khai thác, hàng không Việt năm 2021 cũng không thể phục hồi thần tốc như năm 2020 do thiếu khách bay.
Theo Cục Hàng không, sau 5 ngày triển khai thực hiện thí điểm (từ ngày 10/10 đến ngày 14/10), 4 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Pacific Airlines đã thực hiện 98 chuyến bay một chiều (trong tổng số 200 chuyến bay theo như kế hoạch được Bộ GTVT phê duyệt) trên 16 đường bay (trong 20 đường bay theo kế hoạch), đi/đến trên 16/22 cảng hàng không, sân bay và vận chuyển tổng số 5.924 hành khách.
Tuy nhiên, Cục Hàng không cho biết tỷ lệ chuyến bay đã thực hiện còn thấp (49%) do nhiều chuyến bay số lượng khách đặt chỗ không nhiều, thậm chí không có khách. Nguyên nhân được nhà chức trách hàng không đưa ra là do hãng hàng không chỉ có thể mở triển khai bán vé trên hệ thống kèm các điều kiện vận chuyển hành khách sau khi có các văn bản chính thức từ Bộ GTVT và Cục Hàng không nên trong hai ngày đầu (ngày 10/10 và 11/10) hành khách chưa kịp tiếp cận thông tin chuyến bay và không chủ động lập kế hoạch di chuyển.
Do tính chất phức tạp của đợt dịch gần nhất, hàng không Việt sẽ không thể tăng chuyến mạnh tay như trong năm 2020 để hình thành mô hình phục hồi chữ V.
Chuyên gia hàng không
Trao đổi với Zing, một chuyên gia hàng không cho biết do tính chất phức tạp của đợt dịch gần nhất, hàng không Việt sẽ không thể tăng chuyến mạnh tay như trong năm 2020 để hình thành mô hình phục hồi chữ V.
"Đợt dịch phân tách rõ rệt tại nhiều địa phương, trong đó nhiều nơi có số ca nhiễm rất lớn, nhiều địa phương lại là vùng xanh nên buộc cơ quan chức năng phải mở cửa hàng không nội địa từ từ. Bên cạnh đó, độ phủ vaccine của các địa phương là khác nhau nên những địa phương chưa tiếp cận được với vaccine sẽ rụt rè hơn trong việc mở cửa, trong khi hành khách từ các địa phương này cũng khó đi máy bay hơn vì chưa được tiêm đủ liều", chuyên gia này nhận định.
Cũng theo chuyên gia, ngoài khó khăn về hạn chế tăng chuyến, lượng khách bay cuối năm 2021 cũng sẽ là rào cản cho việc các hãng bay phục hồi theo mô hình chữ V như năm 2020.
"Tâm lý của hành khách vẫn lo ngại những quy định chưa thống nhất giữa các địa phương như cách ly tập trung, cách ly tại nơi cư trú hay yêu cầu tiêm vaccine với hành khách dưới 18 tuổi sẽ khiến nhu cầu bay khó tăng đột biến như năm 2020 khi sau giãn cách người dân đã có thể ngay lập tức đi du lịch", vị này nói thêm.
Theo dự báo từ Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), lợi nhuận trung bình của thị trường hàng không châu Á - Thái Bình Dương sẽ ở mức âm 51% trong năm 2021 và giảm còn âm 11,6% trong năm 2022. Hàng không Việt Nam chắc chắn không nằm ngoài quy luật này khi trong nửa đầu 2021, các hãng bay đều không ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh tích cực.
Không thể phục hồi theo mô hình chữ V, hàng không Việt sẽ buộc phải chấp nhận phục hồi chậm, tăng chuyến chậm theo nhu cầu của hành khách và hy vọng vào độ phủ vaccine sẽ cải thiện thị trường trong năm 2022.
Kỳ vọng năm 2022 sáng sủa hơn với Hàng không Việt Tỷ lệ tiêm vaccine đạt mức cao, các địa phương bắt đầu tiêm mũi 3 đại trà, thống nhất "hộ chiếu vaccine" với các nước, dịch COVID-19 dần kiểm soát và thích ứng với tình hình mới... đang mang đến những kỳ vọng sáng sủa hơn trong năm 2022 cho Hàng không Việt Nam khi "mở cửa bầu trời". Nối đường bay quốc...