Bám sát tiến độ cao tốc Bắc Nam, điều chuyển khối lượng thi công nhà thầu yếu kém
Theo muc tiêu cán đích của tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn I (2017 – 2020), trong năm 2022, 4/10 dự án thành phần sẽ hoàn thành.
Song, đến thời điểm này, một số dự án như Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây đang bị chậm tiến độ do các nhà thầu không đáp ứng được năng lực, khiến các Ban Quản lý dự án giao thông (BQLDA – Bộ GTVT) phải điều chuyển khối lượng thi công cho nhà thầu tốt hơn.
Rà soát từng hạng mục dự án
Chủ trì cuộc họp tiến độ cao tốc Bắc Nam giai đoạn I mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu các BQLDA, đại diện quản lý Nhà nước tại các dự án cao tốc thành phần phải bố trí nhân lực bám sát hiện trường, kiểm đếm tiến độ các dự án theo ngày, giám sát chi tiết đến từng hạng mục công trình, nhằm xử lý kịp thời vướng mắc, không để dự án thành phần trượt tiến độ đề ra.
Qua tìm hiểu, 4 dự án thành phần phải hoàn thành trong năm 2022 gồm: Mai Sơn – QL45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây. Do đó, Bộ trường Nguyễn Văn Thể yêu cầu các BQLDA, chủ đầu tư, doanh nghiệp dự án thống kê chi tiết từng đoạn tuyến đang thi công, bao nhiêu km được rải lớp base, cấp phối đá dăm, thảm bê tông nhựa nóng…
Cao tốc thành phần Mai Sơn – QL45 tăng tốc thi công.
Riêng về với công tác giải phóng mặt bằng, các vướng mắc tồn đọng, diện tích chưa có mặt bằng sạch, các BQLDA phải yêu cầu các nhà thầu cung cấp video, clip quay tại hiện trường, tại từng địa phương có cao tốc đi qua, làm cơ sở để Bộ GTVT phối hợp với chính quyền địa phương quản lý, công bố rộng rãi trên phương tiện truyền thông, tuyên truyền người dân không xây dựng trái phép, trồng cây không đúng quy định trên đất thuộc phạm vi dự án và tháo gỡ.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, năm 2022 còn khoảng 8 tháng, tại từng dự án cao tốc thành phần, các BQLDA vào cuộc quyết liệt, nắm bắt thực trạng, tính toán xử lý các gói thầu chậm, bám sát tiến độ tăng mũi thi công, không để xảy ra tình trạng mũi thi công tăng nhưng tiến độ vẫn “ì ạch”.
Báo cáo tiến độ của 10 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 – 2020 đang triển khai của Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (CQLXD&CLCTGT) cho thấy, đến giữa tháng 4/2022, lũy kế sản lượng thi công dự án đạt hơn 19.400 tỷ đồng, tương đương 34,3% giá trị hợp đồng. Tiến độ thực hiện các dự án thành phần cơ bản đáp ứng kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn có 3 dự án chậm tiến độ. Trong đó, dự án Diễn Châu – Bãi Vọt sản lượng đạt 2,7% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 5,95% so với kế hoạch ban đầu và 0,5% so với kế hoạch điều chỉnh do nhà thầu. Đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết sản lượng đến nay đạt 32,2% giá trị các hợp đồng, chậm khoảng 13,3% do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường và nhà thầu chưa tích cực thi công móng, mặt đường. Đoạn Phan Thiết – Dầu Giây sản lượng hiện đạt hơn 38,5% giá trị các hợp đồng, chậm khoảng 1,4% do tốc độ thi công đắp đất, đá nền đường chưa đáp ứng kế hoạch.
Điều chuyển khối lượng nhiều nhà thầu chậm tiến độ
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, việc điều chuyển, cắt chuyển khối lượng thi công của các nhà thầu yếu kém đang thi công các dự án thành phần nhằm đảm bảo cho tuyến cao tốc Bắc – Nam cán đích đúng mục tiêu Chính phủ giao.
Tại dự án cao tốc thành phần Vĩnh Hảo – Phan Thiết mới đạt 32,2% giá trị các hợp đồng, chậm khoảng 13,3%, BQLDA 7 đã thực hiện cắt chuyển tổng cộng 16,5 km các đoạn tuyến do các nhà thầu phụ và tổ đội yếu kém đảm nhận và yêu cầu nhà thầu chính trực tiếp thi công.
Còn tại dự án thành phần Phan Thiết – Dầu Giây sau gần 2 năm thi công, sản lượng mới đạt khỏng 38,5%, chậm khoảng 1,4% so với kế hoạch điều chỉnh, BQLDA Thăng Long đã điều chuyển 1 km thi công nền đường (50% khối lượng thi công theo hợp đồng) của nhà thầu phụ Công ty CP Giao thông Xây dựng số 1 cho thầu chính là Công ty CP Đạt Phương thực hiện; tại gói thầu XL-02, điều chuyển 1,5 km hạng mục nền đường do nhà thầu Cường Thịnh Thi (1,1 km) và nhà thầu Viễn Đông (0,4 km) cho nhà thầu Hải Đăng thi công; đồng thời, cắt toàn bộ khối lượng 4 km nền đường (Km168 – Km172) do tổ đội yếu kém phụ trách và yêu cầu Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc trực tiếp thi công… Đại diện BQLDA Thăng Long sẽ tiếp tục đôn đốc, theo dõi tình hình tổ chức thi công của các nhà thầu. Nếu đến ngày 30/4/2022, sản lượng thi công không được cải thiện. Ban sẽ báo cáo Bộ GTVT cắt chuyển khối lượng do các nhà thầu này phụ trách.
Đáng chú ý, tại đoạn Cam Lộ – La Sơn, BQLDA đường Hồ Chí Minh đã nhắc nhở các nhà thầu phụ là Công ty 388 và Công ty Tân Thành, yêu cầu các nhà thầu chính là Công ty Hòa Hiệp, Công ty 122 Vĩnh Thịnh tăng cường thi công khi thầu phụ không đáp ứng tiến độ. Một loạt nhà thầu cũng bị cảnh báo tiến độ như Tổng công ty 319 và nhà thầu phụ Hoàng Nguyên, Tổng công ty 36 và nhà thầu phụ Công ty Nhạc Sơn; Công ty Hà An, Công ty Thành Phát, Cienco5 và thầu phụ Công ty Đại Hiệp, Công ty 471 và nhà thầu phụ Công ty Bảo Sơn… Ngoài ra, BQLDA đường Hồ Chí Minh cũng điều chuyển khối lượng 560 m của Công ty TNHH Hoàng Nguyên và đường đầu cầu của Công ty TNHH Vinh Khải tại gói thầu XL3 cho Công ty CP Xây dựng dịch vụ và Thương mại 68…
“Tại dự án Cam Lộ – La Sơn đang có 3 gói số 3, số 5 và số 6 chậm hơn các gói còn lại. Ban đã phân công cán bộ lãnh đạo nằm tại hiện trường, tăng cường nhân lực, nguồn lực, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tăng tốc thi công bù sản lượng bị chậm”, ông Nguyễn Vũ Quý, Giám đốc BQLDA đường Hồ Chí Minh chia sẻ.
'Bứt phá' giải ngân các dự án giao thông
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022, trong đó mục tiêu trọng tâm là hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ giao và thuộc "top" đầu các bộ, ngành giải ngân cao.
Không duyệt hạng mục phát sinh cho chủ đầu tư "ngâm vốn"
Tại cuộc họp mới đây về kết quả giải ngân các dự án giao thông tháng 1/2022, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, tại một số dự án xây dựng công trình giao thông hiện nay đang có tình trạng chủ đầu tư "ngâm vốn", đăng ký bố trí vốn theo kế hoạch, nhưng không giải ngân hết, để chờ xin điều chỉnh các hạng mục thi công, khiến các dự án bị kéo dài tiến độ.
Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các Ban Quản lý dự án giao thông (BQLDA), chủ đầu tư các dự án đến hết tháng 2/2022 không chủ động giải ngân vốn đầu tư công, đạt kết quả giải ngân thấp, Bộ sẽ nghiêm khắc kiểm điểm, có hình thức cảnh cáo, xử lý phù hợp. Dự án, gói thầu nào chậm tiến độ, các BQLDA phải tham mưu cho lãnh đạo Bộ ký văn bản đôn đốc, nhắc nhở đối với dự án chậm vừa phải, xử lý, điều chuyển khối lượng, cảnh cáo nhà thầu tại các dự án chậm kéo dài. "Với các dự án ì ạch giải ngân, Bộ GTVT sẽ kiên quyết không duyệt các hạng mục công trình phát sinh", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.
Dồn lực thi công cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu.
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Bộ GTVT chỉ đạo các BQLDA 2, 7, Mỹ Thuận... phải tập trung điều hành, không nể nang nhà thầu, doanh nghiệp dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Xác định áp lực giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đối với ngành GTVT còn lớn hơn nữa khi kế hoạch giải ngân tiếp tục được giao tăng so với năm 2021, Bộ GTVT yêu cầu các BQLDA, chủ đầu tư phải dồn lực ngay từ những tháng đầu năm, chú trọng tiến độ, chất lượng, hồ sơ thanh quyết toán trong 2 tháng 1 - 2/2022 để có được con số giải ngân khả quan, nhất là đối với các dự án trọng điểm quốc gia như: Cao tốc Bắc Nam, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cao tốc Vân Phong - Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Đại Ngãi 2...
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ GTVT), đến tháng 1/2022, các BQLDA đã giải ngân cơ bản hết khối lượng thực hiện trong năm 2021, một số BQLDA đang hoàn thiện thủ tục để thanh toán khối lượng hoàn thành các dự án trước ngày 31/1/2022, gồm: BQLDA Hàng hải (100%), BQLDA Thăng Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (99,4%), BQLDA 6 (99,1%), BQLDA đường Hồ Chí Minh (dự kiến 98,8%)... Ngoài ra, 23/32 chủ đầu tư địa phương đã cơ bản giải ngân hết kế hoạch năm 2021 gồm các Sở GTVT: Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Đồng Tháp, Ban QLDA CTGT và NNPTNT Đắk Lắk, Hải Phòng, Điện Biên, Yên Bái, Hải Dương, Gia Lai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng, Lâm Đồng, Trà Vinh, Hòa Bình, Lai Châu.
Bộ GTVT phấn đấu giải ngân hơn 50.000 tỷ đồng trong năm 2022
Điểm đáng chú ý trong chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết số 01/2022 của Chính phủ là đưa ra các chỉ tiêu hoàn thành ở 3 lĩnh vực: Vận tải, kế hoạch đầu tư phát triển và an toàn giao thông. Trong đó, về kế hoạch đầu tư phát triển, Bộ GTVT phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 hơn 50.327 tỷ đồng.
Về vận tải, năm 2022, Bộ GTVT đặt ra chỉ tiêu khối lượng luân chuyển hành khách phấn đấu tăng trưởng khoảng 6,52% (khoảng 100,9 tỉ lượt khách.km), luân chuyển hàng hóa tăng khoảng 7,52% (khoảng 358,5 tỉ tấn.km), hàng hóa thông qua cảng biển phấn đấu tăng khoảng 3% so với năm 2021 (khoảng 725 triệu tấn).
Đối với ATGT, Bộ GTVT phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2021. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị lớn và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh COVID-19; đồng thời, nâng cao hiệu quả hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với thực thi pháp luật.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ GTVT sẽ tập trung nguồn lực, chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020; dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; sớm đưa vào hoạt động một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, trong điều hành dự toán ngân sách Nhà nước, Bộ GTVT tập trung siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách; điều hành chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, theo dự toán giao, nhất là công tác quản lý, điều hành chi nguồn vốn sự nghiệp kinh tế trên các lĩnh, đảm bảo hiệu quả, phát huy tối đa công năng kết cấu tài sản hạ tầng trong khai thác sử dụng và thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Chưa hài lòng với kết quả giải ngân của ngành trong quý I Ngày 13/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp giao ban công tác quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2022 của Bộ Giao thông Vận tải. Cuộc họp cũng được thực hiện trực tuyến tại nhiều đơn vị trong ngành tại miền Trung, miền Nam và các Ban quản lý dự án. Tuyến cao tốc Bắc...