Bám lấy đời nhau vì sợ ly hôn
Khi đã “chốt” là không ly hôn, người ta thường có xu hướng chấp nhận, sống lay lắt và không nỗ lực giải quyết vấn đề.
Giữ hôn nhân luôn là một “mệnh lệnh” để người ta cố gắng, hoàn thiện bản thân, bảo vệ không gian tinh thần cho vợ chồng, con cái. Thế nhưng, cũng có khi, “giữ hôn nhân” trở thành một lệnh sai khiến người trong cuộc vật vã một đoạn đời dài.
Đến nỗi gì mà thành mẹ đơn thân?
Đó là suy nghĩ khiến chị Võ Ngọc Lan (sinh năm 1985, nhân viên 1 công ty dịch vụ giải trí) níu giữ gia đình gần 5 năm qua. Chồng chị là người tốt, yêu vợ. Thế nhưng, cưới nhau được 1 năm thì anh bộc lộ thói ghen tuông vô lý. Ban đầu, chị Lan phải theo sát và giải thích từng chút để mong anh tin tưởng. Dần dần, chị phải từ chối hầu hết những cuộc gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, thu hẹp mối quan hệ để tránh xung đột vợ chồng.
Vậy nhưng chị vẫn không tránh được những lúc anh xông vào tận văn phòng làm việc, hay bất ngờ xuất hiện giữa tiệc cơ quan chị để… kiểm tra và gây rối.
Có lần, chị về quê Long An dự đám tang cô bạn thân. Vừa quay về đến bến xe ở Sài Gòn, chị đã thấy chồng đứng chờ sẵn. Anh chở thẳng chị lên cầu Sài Gòn, tấp lên vỉa hè đứng… giáo huấn. Nội dung giáo huấn xuất phát từ việc anh biết chị liên lạc với 1 bạn học nam trước khi về quê, và gặp gỡ anh này trong đám tang. Rồi anh đặt những câu hỏi đầy xúc phạm, đưa ra những nghi vấn giường chiếu với bao hình ảnh thô tục mà anh tưởng tượng về chuyến đi của chị.
Đó là lần đầu tiên chị Lan nghĩ đến việc ly hôn, dù khi đó chị đang buồn vì vừa mất bạn. Suốt 2 tiếng đồng hồ bị “giam cầm” trên vỉa hè, chị thấy cuộc sống như địa ngục và cần phải trốn chạy. Thế nhưng, chuyện qua đi, chị lại thả mình lơ lửng trên dòng chảy cuộc đời do chồng điều khiển. Anh chồng ngày càng vô lý, hay nói năng, hành động thô lỗ trước mặt con.
Nghĩ đến ly hôn, chị lại gạt đi với lý lẽ: Có đến nỗi gì đâu mà phải làm mẹ đơn thân? Chị sợ làm “phụ nữ không chồng”. Nhưng lý lẽ ấy không giúp chị vượt qua những sang chấn tâm lý, tổn thương tinh thần. Chị dần rơi vào mất ngủ kéo dài, rối loạn lo âu vì luôn phải sống trong thấp thỏm và sợ hãi chồng sẽ bất ngờ xông đến, gây rối hoặc làm mình bẽ mặt…
Ảnh mang tính minh họa – Jcomp
Tiếc nuối quá khứ tươi đẹp
Vợ chồng chị Nguyễn Ngọc Diệp (sinh năm 1978, chủ tiệm may ở quận 8, TPHCM) vốn là cặp đôi hoàn hảo vì có ngoại hình đẹp, lại luôn tình tứ, chăm sóc nhau.
Khi đi chụp hình cưới, thợ ảnh ở quê anh cứ khen anh chị đẹp đôi và nhiệt tình hỗ trợ để tạo ra 1 “siêu phẩm”. Chụp ảnh xong, anh chủ tiệm còn xin phép được rửa tấm hình đẹp nhất đem treo trước tiệm để quảng cáo.
Đến bây giờ, tấm ảnh cưới của anh chị vẫn được trưng trước tiệm ảnh ở quê anh. Nhưng tình cảm của cả hai thì đã khác.
Hôn nhân bước vào năm thứ 5, anh đã sa vào lưới tình của cô đồng nghiệp. Tất nhiên, anh hứa với chị sẽ từ bỏ và anh bỏ thật. Nhưng sau đó không lâu, chị lại phát hiện anh có người tình mới. Hôn nhân từ đó là cuộc “rượt bắt” giữa chị và chồng. Anh không ngừng “cặp bồ”, và hễ vợ phát hiện, anh lại xoa dịu chị bằng việc chia tay người tình. Rồi mọi chuyện lặp lại.
Giai đoạn đầu, chị Ngọc Diệp cũng bị mù quáng bởi quan điểm của hội chị em: “Đàn ông chơi bời nhưng không bỏ vợ là được”. Rồi chị dần nhận ra, anh sẽ không bao giờ thay đổi, và mình không thể sống với 1 người chồng có sở thích phiêu lưu tình cảm. Chị dần chán nản và rã rời trong cuộc hôn nhân. Chị tìm đến những kỷ niệm xưa. Gặp bạn bè, chị kể luôn miệng về những ngày cũ. Cái bóng hoàn hảo từ quá khứ khiến chị không tâm sự nỗi sầu với ai.
Video đang HOT
Thấy chị mệt mỏi “không rõ nguyên nhân”, đứa em gái mua cho chị 1 chuyến du lịch kết hợp nghỉ dưỡng, rèn luyện sức khỏe tinh thần. Tại đó, chị mới trút bầu tâm sự với những người bạn mới quen, nhưng những lời chia sẻ của họ khiến chị suy nghĩ. Mọi người nói chị đang làm nô lệ cho quá khứ, cho hình ảnh đẹp đã tan tành từ lâu, nên chị không dám đứng lên, không dám thoát ra bi kịch.
Ảnh mang tính minh họa – Drazen Zigic
Sợ mất ngôi “chính thất”
Cũng có chồng ngoại tình, nhưng chị Lê Hồng Thắm (sinh năm 1989, nhân viên văn phòng 1 cơ quan nhà nước ở quận 3, TPHCM) thì trái ngược chị Ngọc Diệp. Chị không có quá khứ quá tròn trịa để tiếc nuối, nhưng chị rất sợ tương lai nếu mình buông tay thì “người thứ ba” sẽ vào vai “chính thất”.
Chồng chị Thắm là nhân viên sale ô tô giỏi nghề. Khi anh kiếm được nhiều tiền, cuộc sống gia đình tốt dần lên thì chị phát hiện mối quan hệ giữa anh và người tình đã kéo dài nhiều năm, tình cảm rất sâu đậm.
Chuyện vỡ lở cách đây 7 năm, và chị Thắm bao lần tưởng đã vượt khỏi tai ách. Đó là những lần anh thề độc rằng đã chấm dứt và toàn tâm quay về với vợ. Những lần đó anh đi về đúng giờ, sử dụng thời gian rất nghiêm ngặt và có trách nhiệm với vợ con. Nhưng vì là nhân viên sale, anh có cả một ngày trời “linh hoạt thời gian” cho người tình. Họ rút vào hoạt động bí mật, và việc gặp gỡ càng lúc càng tinh vi.
Mỗi lần phát hiện chồng vẫn qua lại với người tình, chị Thắm lại sốc. Chị không hề bớt sốc qua thời gian, mà còn kiệt quệ hơn, mòn mỏi hơn. Dần dà, chị nhận ra mình không còn tình cảm với chồng, thay vào đó chỉ là cảm giác uất hận, ghét bỏ.
Khi không còn hy vọng dẹp bỏ cuộc tình sai trái kia, chị phơi bày câu chuyện trên mạng xã hội, nhận được rất nhiều thái độ ủng hộ đánh ghen, lăng nhục tình địch, và một vài lời khuyên bỏ chồng. Nhưng chị tuyên bố sẽ luôn giữ hôn nhân, “để người thứ ba mãi mãi chỉ là kẻ bên lề, và đến chết vẫn phải là ma không chồng”.
Tự kết án chung thân
Dường như, điều mà 3 người phụ nữ này đang đánh đổi cuộc đời mình để giữ lấy không phải là hôn nhân. Chị Ngọc Lan giữ hình ảnh “có đôi” rất mơ hồ chỉ vì không chấp nhận nỗi sợ “đơn thân”. Chị Ngọc Diệp giữ niềm tự hào huyễn hoặc từ quá khứ. Còn chị Hồng Thắm thì đánh đổi cuộc đời mình vì muốn giữ “ngôi chính thất”, và tệ hơn là giữ “ngôi”, chỉ để người phụ nữ khác phải sống không danh phận. Không ai hạnh phúc trong những cuộc hôn nhân đó, trong gia đình đó, kể cả những đứa trẻ.
Ảnh mang tính minh họa – Jcomp
Trong hàng ngàn ca tư vấn ở phòng Hạnh Dung của Báo Phụ nữ TPHCM, chúng tôi rất hiếm khi đưa ra lời khuyên ly hôn với bạn đọc. Nhưng chúng tôi cũng không ấn xuống bạn đọc cái nguyên tắc “không bao giờ ly hôn”. Giữ hôn nhân luôn là điều nên làm, nhưng đem tuyên bố “không bao giờ ly hôn” để án ngữ trước cuộc hôn nhân, là tự chôn đời mình.
Thông thường, khi hôn nhân bế tắc, người ta sẽ đứng trước quyết định ly hôn hay không ly hôn. Nhưng chuyện giải thoát khỏi bi kịch hôn nhân không chỉ xoay quanh chuyện ly hôn. Mọi bi kịch cần được giải quyết từ chính nó, với những vấn đề cần kiểm tra lại, những mối gắn bó cần xem xét, sửa chữa dần để tiến tới 1 cuộc “chữa lành” toàn diện.
Hành trình đó, nói thì dễ, nhưng nó luôn bao gồm những cơn tuyệt vọng, đau khổ, những lần phải dũng cảm đối diện và bền bỉ đến cùng với những điều mình tin là đúng, là xứng đáng. Người phụ nữ cần tin rằng mình xứng đáng được sống trong tin tưởng của bạn đời, để kiên quyết phản kháng với sự lăng mạ, nghi ngờ và xúc phạm riêng tư. Họ cũng cần tin rằng mình xứng đáng được sống với người chồng chung thủy, để đấu tranh đến cùng với sự lừa dối của bạn đời.
Như vậy, câu chuyện của chị Diệp, chị Thắm hay chị Lan không còn là “có ly hôn hay không”, mà là từng câu chuyện rất riêng rẽ cần phải đối diện và giải quyết gốc rễ. Ly hôn hay không ly hôn, là điều sẽ đến sau.
Người trong cuộc phải trả lời liệu mình có nên ở lại cuộc hôn nhân này, giữa 2 người có còn sự gắn kết, sự đồng lòng và sự chung thủy hay không, rằng từng người có hạnh phúc hay không…?
“Kiên quyết không ly hôn” đôi khi chính là án chung thân, nhốt đời người vào những sai lệch, trái khoáy. Bởi khi đã “chốt” là không ly hôn, người ta thường có xu hướng chấp nhận, sống lay lắt và không nỗ lực giải quyết vấn đề.
Cuối cùng, hôn nhân luôn đáng giá, nhưng đôi khi, người ta phải dám xé bỏ những lớp vỏ “ngụy hôn nhân” để đến được với phiên bản đích thực của hôn nhân.
Đại học VN mà không ưu tiên VSTEP lại chạy theo IELTS chi phí cao là vô lý
Các trường đại học nên vì quyền lợi của người học mà ưu tiên xét chứng chỉ VSTEP thay vì bắt buộc họ phải có IELTS với chi phí cao.
Vừa qua, khi một số đơn vị tổ chức thi chứng chỉ IELTS phải hoãn thi khiến nhiều gia đình đứng ngồi không yên. Nó cho thấy, IELTS nhu cầu thi chứng chỉ này ở Việt Nam rất lớn. Đáng nói, không chỉ riêng các trường hợp đi du học cần chứng chỉ nà mà vài năm qua, chứng chỉ này được nhiều trường đại học, học viện dùng để ưu tiên xét tuyển đầu vào hoặc làm tiêu chí đầu ra.
Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi chứng chỉ tiếng Anh VSTEP của Việt Nam (tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2) tại sao không được các trường ở Việt Nam ưu tiên lựa chọn.
Nếu thi IELTS, thí sinh sẽ phải mất chi phí khoảng gần 5 triệu đồng, chưa kể tiền ôn thi không hề ít, trong khi với thi chứng chỉ VSTEP, người học chỉ mất khoảng gần 2 triệu đồng.
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là: với kì thi, tuyển sinh trong nước, có nhất thiết chỉ lựa chọn hay ưu tiên IELTS ở vị trí hàng đầu?
Trao đổi về vấn đề trên, ông Bùi Khánh Nguyên (chuyên gia giáo dục độc lập), người từng có nhiều năm học tập, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Chuyên gia Bùi Khánh Nguyên. (Ảnh: NVCC)
Phóng viên: Ông có đánh giá như nào về ưu điểm, nhược điểm của việc liên kết, tổ chức cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam hiện nay?
Ông Bùi Khánh Nguyên: Tôi nghĩ rất cần có sự hiện diện của các tổ chức phát triển giáo dục, văn hóa của nước ngoài tại Việt Nam để hỗ trợ cho công tác khảo thí và giảng dạy ngoại ngữ.
Trong những năm qua, các tổ chức đó, đặc biệt là các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, trực thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ đã góp phần quan trọng trong việc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước, tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực ngôn ngữ của nước họ, cũng như hỗ trợ cho học sinh, sinh viên Việt Nam có nhu cầu du học.
Nhược điểm của các kỳ thi quốc tế có thể là chi phí khá lớn, do vậy người học tùy vào mục đích của mình mà lựa chọn kỳ thi quốc tế, hay kỳ thi trong nước để tiết kiệm chi phí.
Phóng viên: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 25 đơn vị đào tạo chứng chỉ tiếng Anh VSTEP, ông có đánh giá sao về chất lượng của các đơn vị này?
Ông Bùi Khánh Nguyên: Tôi nghĩ chứng chỉ tiếng Anh VSTEP là một sự tiến bộ so với hệ thống chứng chỉ tiếng Anh A, B, C từng được áp dụng trước đây. Hệ thống đánh giá này dựa theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, tương ứng với 6 bậc của Khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu (CEFR).
Trong số đơn vị được cấp phép tổ chức thi VSTEP, có một số đơn vị là các trường đại học chuyên ngữ hoặc các khoa ngôn ngữ nước ngoài, nhìn chung họ có đủ nguồn lực và trình độ để đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh.
Phần còn lại là uy tín của từng đơn vị trong việc tuân thủ các quy định tổ chức kỳ thi, bao gồm liêm chính về học thuật.
Phóng viên: Nếu so sánh về việc đánh giá năng lực thí sinh của VSTEP với IELTS, ông có nhận xét sao?
Ông Bùi Khánh Nguyên: Chắc chắn là IELTS được công nhận rộng rãi hơn trên thế giới, còn VSTEP được công nhận chủ yếu ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu sử dụng cho các khóa học ở trong nước, thì việc thi VSTEP cũng có nhiều lợi thế về chi phí và số lượng các điểm thi cho thí sinh. Cả IELTS và VSTEP đều có thể quy đổi ra khung ngoại ngữ 6 bậc hay khung tham chiếu ngôn ngữ, nên không khó để đánh giá năng lực ngôn ngữ của thí sinh.
Ví dụ, thí sinh đạt trình độ B2 trong kỳ thi IELTS cũng sẽ tương đương với B2 trong kỳ thi VSTEP.
Phóng viên: Về vấn đề trên, ông có đề xuất gì để tạo sự thuận lợi cho người học đang học tập, công tác tại Việt Nam?
Ông Bùi Khánh Nguyên: Tất cả các tổ chức khảo thí, kỳ thi, chứng chỉ đã được cấp phép tại Việt Nam đều cần được tôn trọng bởi cơ quan quản lý. Việc các chứng chỉ được công nhận tới đâu phụ thuộc vào uy tín của tổ chức cấp chứng chỉ.
Một tổ chức kém uy tín thì chứng chỉ được cấp ra được rất ít đơn vị công nhận và ngược lại. Do vậy, cơ quản quản lý chỉ nên đặt ra quy trình cấp phép và thẩm định. Khi các tổ chức khảo thí đã tuân thủ các quy định thì việc khẳng định chất lượng của các tổ chức này nằm ngoài thẩm quyền và không phụ thuộc vào ý chí của cơ quan quản lý.
Các trường đại học của Việt Nam nên vì quyền lợi của người học mà công nhận chứng chỉ VSTEP thay vì bắt buộc học sinh chỉ có thể sử dụng các chứng chỉ quốc tế có chi phí cao.
Ví dụ, để chứng minh năng lực tiếng Anh của sinh viên đạt trình độ B1 tiếng Anh ở một trường đại học có 10.000 sinh viên mà bắt buộc 10.000 sinh viên đó phải thi IELTS hoặc TOEFL có thể là một chính sách gây phiền toái cho nhiều sinh viên, vì có những giải pháp tối ưu hơn.
Sự không tin tưởng vào chứng chỉ nội và quá sùng bái chứng chỉ ngoại cũng cho thấy sự suy giảm niềm tin vào liêm chính học thuật tại các trường đại học trong nước.
Các chứng chỉ tiếng Anh trình độ A, B, C trước đây đã đi kèm với rất nhiều sự hoài nghi về độ tin cậy, do vậy để chứng chỉ VSTEP có thể được tin tưởng bởi trường học và nhà tuyển dụng, VSTEP phải tự khẳng định được tính liêm chính học thuật của mình trước xã hội.
Phóng viên: Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, chứng chỉ IELTS chỉ nên áp dụng cho đối tượng du học, ông đánh giá sao về điều này?
Ông Bùi Khánh Nguyên: Không có một giới hạn hay quy định nào về việc sử dụng chứng chỉ IELTS như thế nào, tất cả phụ thuộc vào mức độ chấp nhận của các tổ chức như trường đại học đang tuyển sinh. Tuy nhiên, để giảm bớt chi phí không cần thiết, thì với các chương trình, khóa học trong nước do các trường đại học Việt Nam tổ chức, nên sử dụng cả VSTEP bên cạnh IELTS.
Sẽ là bất hợp lý khi một trường đại học có tổ chức kỳ thi VSTEP ngay trong trường, nhưng lại buộc sinh viên phải có chứng chỉ IELTS mà không áp dụng chứng chỉ VSTEP.
Ví dụ, trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học quốc gia Hà Nội) cho phép sinh viên sử dụng chứng chỉ VSTEP cho chương trình liên kết quốc tế của trường, trong khi Học viện báo chí và tuyên truyền cũng là đơn vị tổ chức kỳ thi VSTEP nhưng yêu cầu chứng chỉ IELTS cho chương trình liên kết quốc tế của trường mà chưa chấp nhận chứng chỉ VSTEP.
Gần đây nhất, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản chính thức áp dụng VSTEP cho toàn bộ các chương trình, khóa học cần đánh giá năng lực tiếng Anh, áp dụng tại 9 trường đại học thành viên. Theo tôi đây là một động thái đáng hoan nghênh.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi.
Giám đốc Công an TP.HCM: 'Văn phòng 300m2 nhưng có đến 220 nhân viên gọi điện khủng bố, đòi nợ' Giám đốc Công an TP.HCM vừa trực tiếp chỉ đạo triệt phá một tụ điểm tín dụng đen có văn phòng làm việc tại quận 12, chỉ khoảng 300m2 nhưng có đến 220 nhân viên làm việc, nhiệm vụ hằng ngày là gọi điện 'khủng bố' tinh thần người khác để đòi nợ. Toàn cảnh phiên họp tình hình kinh tế, xã hội...