Balotelli “hành hạ” hai thiếu nữ
Một lần nữa, ngôi sao của Man City gây ra những rắc rối ngoài sân cỏ.
Mặc cho những lời chỉ trích của dư luận sau trận gặp Sunderland, “ngựa chứng” Balotelli tiếp tục thói quen gây chuyện thị phi. Hôm qua, hai cô gái ở tuổi vị thành niên đã tố cáo bị chân sút của Man City tấn công bằng… vòi phun nước.
Sự việc xảy ra ở buổi biểu diễn nhạc rap của ngôi sao Drake tại sân khấu Manchester Arena. Balotelli đã tới tham dự cùng một chiến hữu. Tiền đạo người Italia nhanh chóng thu hút sự chú ý của số đông và sau đó có hai cô gái, một 16 tuổi và một 17 tuổi, tiến tới xin chụp ảnh chung. Đáp lại thái độ thiện chí ấy, chẳng nói chẳng rằng, Balotelli lấy chiếc bình phun nước gần đó và xả vào người hai cô gái.
Balotelli và bạn tới tham dự buổi hòa nhạc
“Thật đáng xấu hổ. Chúng tôi đã bị ướt từ đầu tới chân. Trong khi đó, Balotelli và bạn anh ta ôm bụng cười ngặt nghẽo. Không thể chấp nhận được!”, một trong hai nạn nhân kể lại. Sự việc đã được báo lên cảnh sát Manchester và một điều tra viên cho biết: “Anh ta (Balotelli) sẽ bị bắt để thẩm vấn nếu chúng tôi thu thập đủ chứng cứ.”
Không thể đếm nổi đây đã là lần thứ bao nhiêu Balotelli gây ra những rắc rối kiểu trẻ con này. Ngay cả những người đồng đội vốn thân thiết cũng không còn đủ kiên nhẫn với tài năng trẻ 21 tuổi. Trong cuộc phỏng vấn mới đây, tiền vệ Nigel De Jong lắc đầu ngán ngẩm: “Đôi khi Mario hành xử như một thằng ngu. Lúc khác cậu ta lại là thiên tài. Luôn có hai con người tồn tại trong cậu ta.”
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thuốc cảm "biến" thành thuốc gây nghiện: Cục - vụ "đá" nhau
Mười loại thuốc cảm mà Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho là thuốc gây nghiện năm 2010 thì giờ Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) lại bảo không. Vấn đề này không chỉ là chuyện chuyên môn của ngành y tế mà đã gây ảnh hưởng lớn, quyết định số phận của nhiều doanh nghiệp dược.
Video đang HOT
Vụ việc bắt đầu từ cuối tháng 12/2011 khi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm và ma túy (C47) thuộc Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện xảy ra tại Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm và Công ty TNHH liên doanh Stada Việt Nam.
Đầu năm nay, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ đề nghị Bộ Công an xem xét, xử lý một số công ty, trong đó có hai công ty trên, vì có các vi phạm liên quan đến các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy.
Cục phán là thuốc gây nghiện
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi khởi tố vụ án đối với hai doanh nghiệp Imexpharm và Stada VN, C47 nhận được văn bản của Cục Quản lý dược (ký ngày 8/12/2011) khẳng định 10 loại thuốc cảm của hai doanh nghiệp này đều có vấn đề.
Theo đó, sáu loại là thuốc "gây nghiện ở dạng phối hợp" và bốn loại là thuốc "hướng tâm thần, tiền chất ở dạng phối hợp". Văn bản này làm cơ sở cho cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự liên quan đến Imexpharm và Stada Việt Nam.
Trong văn bản này, Cục Quản lý dược dẫn ra hai thông tư của Bộ Y tế để lý giải rằng thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp là các thuốc gồm nhiều hoạt chất mà trong công thức có chứa một hoạt chất gây nghiện có hàm lượng bằng hoặc nhỏ hơn hàm lượng quy định theo thông tư 10/BYT.
Còn thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp là các thuốc gồm nhiều hoạt chất mà trong công thức có chứa một hoạt chất hướng tâm thần hoặc tiền chất có hàm lượng bằng hoặc nhỏ hơn hàm lượng quy định tại danh mục thuốc hướng tâm thần ở dạng phối hợp và danh mục tiền chất dùng làm thuốc ở dạng phối hợp theo thông tư 11/BYT.
Thế nhưng theo ghi nhận của chúng tôi tại nhiều hiệu thuốc ở TPHCM, các dược sĩ đều khẳng định 10 loại thuốc này là các thuốc trị bệnh cảm cúm, cảm ho, sổ mũi và hen suyễn được bán tự do, không cần toa bác sĩ (trừ thuốc Nucofed) và cũng không bị quản lý nghiêm ngặt, ghi chép sổ sách theo dõi về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần.
PGS.TS Phạm Đình Luyến, Trưởng bộ môn Quản lý dược, Khoa Dược Đại học Y dược TPHCM, cho biết: "Theo các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành thì 10 loại thuốc thành phẩm nói trên không phải là thuốc gây nghiện ở dạng phối hợp hoặc thuốc hướng tâm thần dạng phối hợp do hàm lượng, nồng độ hoạt chất gây nghiện, hoạt chất hướng tâm thần, tiền chất thấp hơn nhiều so với mức cho phép của Bộ Y tế".
Và nếu coi các thuốc trên là thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thì rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu thuốc, cơ sở y tế, nhà thuốc, đại lý, kể cả bác sĩ kê đơn đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đều vi phạm pháp luật?
Một trong 10 loại thuốc được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho là thuốc gây nghiện dạng phối hợp được bán tự do, không cần toa bác sĩ ở một nhà thuốc tại TPHCM - Ảnh: THUẬN THẮNG
Vụ nói là không
Ba tháng qua các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế phải tổ chức liên tục nhiều cuộc họp, trao đổi qua lại bằng văn bản giữa các vụ, cục và Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam để xem xét, đánh giá 10 loại thuốc này có phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần hay không.
Trong một văn bản gửi Thanh tra Bộ Y tế, ông Trần Đức Long - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế - khẳng định các thuốc trên không phải là thuốc gây nghiện, không phải thuốc hướng tâm thần và đều là thuốc không kê đơn (trừ thuốc Nucofed).
Theo giải thích của Vụ Pháp chế, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần hiện nay được điều chỉnh theo quy định của Luật phòng chống ma túy, Luật dược và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã ban hành danh mục thuốc gây nghiện, danh mục thuốc hướng tâm thần, danh mục tiền chất đi kèm theo hai thông tư 10 và 11. Ngoài ra theo thông tư 08, bất kỳ thuốc nào có chứa các hoạt chất gây nghiện hay tiền chất như codein, PSE HCL... với hàm lượng thấp hơn hàm lượng quy định của thông tư 10 và thông tư 11 thì đều là thuốc không kê đơn, được bán tự do và không gọi là thuốc gây nghiện hay thuốc hướng tâm thần.
Không chỉ Vụ Pháp chế mà Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam khi được Bộ Y tế hỏi ý kiến cũng có văn bản (ngày 23/2) trả lời rằng nếu coi các thuốc trên là thuốc gây nghiện thì trái điểm 12 điều 2 Luật dược vì 10 thuốc này khi sử dụng ở liều điều trị đều không dẫn tới nghiện và không nằm trong danh mục thuốc gây nghiện do Bộ Y tế ban hành trái điểm 2 điều 26 Luật dược: cơ sở bán lẻ thuốc không được bán thuốc gây nghiện, vì 10 thuốc này đều được bán ở các cơ sở bán lẻ thuốc trái điểm 2 điều 63 Luật dược, điểm 5 điều 2 và điểm 1 điều 40 của Luật phòng chống ma túy vì 10 thuốc này có hàm lượng như vậy không nằm trong danh mục thuốc gây nghiện do Bộ Y tế ban hành trái điều 14 của thông tư 10 vì 9/10 thuốc được bán tự do, cả 10 thuốc khi mua bán không cần hồ sơ sổ sách theo mẫu quy định về thuốc gây nghiện của Bộ Y tế...
Một thành viên của hội đồng tư vấn Bộ Y tế (đề nghị không nêu tên) cho biết ngày 2/3/2012, hội đồng tư vấn (do Bộ Y tế thành lập gồm 27 thành viên do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến làm chủ tịch hội đồng) đã họp về vụ việc gây tranh cãi này.
Đa số thành viên của hội đồng cho rằng các loại thuốc trên không phải là thuốc gây nghiện hay thuốc hướng gây nghiện dạng phối hợp và cũng không phải là thuốc hướng tâm thần hay thuốc hướng tâm thần dạng phối hợp vì hàm lượng, nồng độ của hoạt chất gây nghiện, tiền chất có trong các thuốc thành phẩm này thấp hơn mức quy định rất nhiều, không thể gây nghiện hay gây độc.
Như vậy, vấn đề cần phải làm rõ là vì sao Cục Quản lý dược lại khẳng định 10 loại thuốc trên là thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng tâm thần? Trách nhiệm của cục này và của Bộ Y tế tới đâu trong vụ án hình sự vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện liên quan đến các doanh nghiệp dược? Câu hỏi này đang chờ lãnh đạo Bộ Y tế.
Theo Lê Thanh Hà
Tuổi Trẻ
Bao hiểm hoạ từ một tẩu shisha Hiện nay trên thị trường vẫn tồn tại một loại thuốc hút tên gọi shisha, rất được tuổi teen quan tâm. Mặc dù shisha không có mặt trong danh mục chất cấm mua bán nhưng thực chất về mặt y học, shisha rất độc hại đối với sức khoẻ con người. Đừng tưởng khói được lọc qua nước là giảm phần nào độ...