Bale và những cầu thủ thành danh nhờ thay đổi vị trí
Sự nghiệp của Gareth Bale chỉ thăng hoa khi chuyển từ hậu vệ trái thành tiền đạo cánh. Tuy nhiên, anh không phải là người duy nhất nổi danh nhờ sự thay đổi này.
Gareth Bale: Khi Tottenham ký hợp đồng với Bale năm 2007, anh được đánh giá là hậu vệ trái chất lượng và nhận áo số 3 tại White Hart Lane. Sự nghiệp của Bale trong những năm đầu tại London không mấy khởi sắc cho đến 2010, khi anh được phép chơi dâng cao. Màn trình diễn ấn tượng trước Inter Milan tại Champions League 2010 là điểm khởi đầu cho sự nghiệp thăng hoa của Bale trong màu áo Tottenham, cũng như Real Madrid sau này với vai trò tiền đạo cánh.
Sergio Ramos: Năm 2005, Ramos chuyển đến Bernabeu và thi đấu ở vị trí hậu vệ phải. Anh gây ấn tượng nhờ tốc độ và khả năng đọc trận đấu thể hiện trong màu áo Sevilla. Sau thời gian, Ramos được chuyển vào đá trung vệ. Mùa giải 2011/12, dưới sự dẫn dắt của HLV Jose Mourinho, anh trở thành sự lựa chọn số một ở vị trí này. Giờ đây, Ramos được đánh giá là một trong những trung vệ hay nhất lịch sử.
Andrea Pirlo: Một trong những quyết định sáng suốt nhất trong sự nghiệp của HLV Carlo Ancelotti là để Pirlo chơi ngay trên hàng hậu vệ 4 người dù không mạnh về khả năng phòng ngự. Tiền vệ người Italy bắt đầu sự nghiệp với vai trò “số 10″. Năm 2001, HLV Ancelotti nhận ra điểm mạnh của Pirlo là chuyền dài và vị trí thấp nhất hàng tiền vệ mới thật sự phù hợp với anh.
Javier Mascherano: Năm 2010, khi chuyển đến Barca từ Liverpool, Mascherano không thể cạnh tranh suất ở hàng tiền vệ, nơi bộ ba Sergio Busquets, Xavi Hernandez và Andres Iniesta trấn giữ. Anh phải lùi xuống chơi trung vệ dù không sở hữu thể hình lý tưởng. Tuy nhiên, khả năng đeo bám, đọc tình huống và tắc bóng giúp Mascherano tỏa sáng bên cạnh đối tác Gerard Pique.
Bastian Schweinsteiger: Trong những năm đầu ở Bayern Munich, Schweinsteiger chơi như tiền vệ cánh trái do không thể cạnh tranh tại khu trung tuyến. Tuy nhiên, kỹ năng sút xa của tiền vệ người Đức đã gây ấn tượng với HLV Louis van Gaal, khiến ông buộc phải đưa anh về trung tâm. Sau đó, Schweinsteiger trở thành trụ cột của Bayern Munich và là một trong những tiền vệ trung tâm hay nhất lịch sử CLB.
Video đang HOT
Vincent Kompany: Cầu thủ người Bỉ gia nhập Man City với tư cách tiền vệ phòng ngự. Năm 2009, anh thừa nhận đây là vị trí yêu thích của mình, nhưng vẫn có thể chơi như trung vệ. HLV Roberto Mancini đã trao cơ hội để Kompany làm điều này. Sau đó, anh trở thành một trong những trung vệ hay nhất Premier League và là huyền thoại của đội chủ sân Etihad.
Thierry Henry: HLV Carlo Ancelotti từng thừa nhận một trong những sai lầm lớn nhất sự nghiệp của ông là không nhận ra Henry không hợp với vai trò chạy cánh. Cầu thủ người Pháp chuyển đến Arsenal và được HLV Arsene Wenger xếp chơi ở vị trí tiền đạo. Anh trở thành chân sút số một trong lịch sử của CLB với 228 bàn và 92 pha kiến tạo sau 375 trận.
Antonio Valencia: Cầu thủ người Ecuador tỏ ra không phù hợp với chiếc áo số 7 tại Old Trafford. Vị trí của anh bị đe dọa với sự xuất hiện của Angel di Maria và Memphis Depay. Năm 2015, Valencia được HLV Van Gaal xếp chơi ở vị trí hậu vệ phải. Nền tảng thể lực và tốc độ khiến anh nhanh chóng thích nghi với vai trò này. Khi HLV Jose Mourinho đến nắm quyền, ông từng nhận xét Valencia là hậu vệ phải hay nhất thế giới.
HLV Giggs xỏ giày vào sân ở trận đấu kỳ lạ nhất lịch sử Man Utd
Huấn luyện viên Ryan Giggs xỏ giày vào sân thi đấu ở mùa 2013/14 là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử đội bóng chủ sân Old Trafford.
Trận đá bù vòng 34 Premier League 2013/14 là lần cuối cùng trong mùa giải, Man Utd được chơi trên sân nhà. HLV Ryan Giggs tự điền tên vào danh sách thi đấu với Hull City. Trước đó, tiền vệ người xứ Wales được bổ nhiệm làm HLV tạm quyền trong những vòng đấu cuối để thay David Moyes bị sa thải.
Phút 70 của trận đấu trên sân Old Trafford, HLV Giggs xỏ giày vào thay sao trẻ Tom Lawrence. Đây là điều chưa từng xuất hiện kể từ khi khái niệm "HLV trưởng" được sử dụng ở CLB áo đỏ thành Manchester vào năm 1914, dưới thời Jack Robson.
Đội hình Man Utd trong lần duy nhất sát cánh cùng HLV Ryan Giggs. Đồ họa: Minh Phúc.
Thủ môn David de Gea: Hàng thủ Man Utd với Vidic, Ferdinand không còn duy trì được phong độ đỉnh cao sau khi Sir Alex giải nghệ khiến De Gea có nhiều cơ hội để chứng minh giá trị. Mùa giải 2013/14, thủ môn người Tây Ban Nha có 12 lần giữ sạch lưới, nhiều hơn 1 lần so với mùa giải 2012/13, khi anh cùng MU đăng quang Premier League.
Hậu vệ Antonio Valencia: Ở mùa giải thứ 5 chơi cho MU, Valencia bắt đầu được thử sức chơi như hậu vệ phải. Đây là vị trí giúp cầu thủ người Ecuador phát huy hết thế mạnh về tốc độ, thể lực cùng khả năng tạt, căng ngang chuẩn xác.
Hậu vệ Phil Jones: Cầu thủ trẻ người Anh khi đó chỉ thi đấu 22 phút trước khi rời sân nhường chỗ cho Nemanja Vidic vì chấn thương vai. Sự nghiệp của Phil Jones dần sa sút kể từ sau khi Sir Alex giải nghệ.
Hậu vệ Chris Smalling: Ở mùa giải cặp trung vệ Vidic, Ferdinand đều sa sút, áp lực lớn đè nặng lên vai 2 cầu thủ trẻ Smalling, Jones. Trong khi Jones sa sút, Smalling từng có quãng thời gian tỏa sáng khi làm việc cùng HLV Louis van Gaal. Tuy nhiên, cầu thủ sinh năm 1989 lại không thể duy trì sự ổn định sau khi HLV Jose Mourinho lên nắm quyền.
Hậu vệ Alexander Buttner: Ở mùa giải đầu tiên nắm quyền tại sân Old Trafford, HLV David Moyes vẫn dành sự ưu ái cho kinh nghiệm của Patrice Evra. Buttner có 8 lần xuất hiện tại Premier League 2013/14, trước khi biến mất khỏi sân Old Trafford.
Tiền vệ Michael Carrick: Trong vai trò cầu thủ, Carrick bền bỉ cống hiến cho MU đến năm 2018. Hiện tại, anh đảm nhận vai trò trợ lý huấn luyện viên cho Ole Solskjaer.
Tiền vệ Shinji Kagawa: Sau khi Sir Alex giải nghệ, David Moyes vẫn trao khá nhiều cơ hội cho Kagawa. Tiền vệ người Nhật ra sân 18 lần ở Premier League 2013/14 nhưng không ghi bàn thắng nào. Anh bị đẩy về Dortmund trong kỳ chuyển nhượng hè 2014.
Chạy cánh Adnan Januzaj: Januzaj là một trong những phát hiện thú vị của HLV David Moyes trong nhiệm kỳ ngắn ngủi ở Man Utd. Cầu thủ trẻ người Bỉ mang trong mình phẩm chất để trở thành ngôi sao, nhưng lại không thể tận dụng để tỏa sáng tại sân Old Trafford.
Tiền vệ công Marouane Fellaini: Fellaini ngay lập tức có suất đá chính ở Man Utd do trước đó, anh là học trò cưng của HLV David Moyes tại Everton. Tiền vệ người Bỉ có khởi đầu khá tệ ở mùa giải 2013/14 với vỏn vẹn 1 pha kiến tạo sau 16 lần ra sân cho "Quỷ đỏ".
Chạy cánh Tom Lawrence: Cầu thủ sinh năm 1994 chơi 70 phút trước khi rời sân nhường chỗ cho HLV Ryan Giggs. Đây là lần duy nhất xuất Lawrence hiện trong màu áo đội một Man Utd, để rồi bị đem bán cho Leicester ngay trong kỳ chuyển nhượng hè 2014. Tiền vệ này đang làm đồng đội của Wayne Rooney tại Derby và là học trò của Giggs ở tuyển quốc gia xứ Wales.
Tiền đạo James Wilson: Tiền đạo sinh năm 1995 tỏa sáng rực rỡ với cú đúp ở ngay lần đầu đá chính tại Premier League. Ở mùa 2014/15, Wilson vẫn được HLV Van Gaal trao cơ hội nhưng cầu thủ này lại gây thất vọng với 2 bàn thắng sau 17 trận. Sản phẩm của lò đào tạo Carrington bị đào thải không lâu sau đó và giờ đang phiêu bạt ở giải VĐQG Scotland cùng CLB Aberdeen.
Tonali không phải bản sao của Pirlo Sandro Tonali thường được gọi là "Andrea Pirlo mới". Nhưng phong cách thi đấu của anh lại có chút khác biệt so với người đàn anh huyền thoại. Cầu thủ 19 tuổi máu lửa hơn, và có một hình mẫu khác trong trái tim của mình. Tóc dài, dáng nhỏ con, sinh ra ở Lombardy và khoác áo Brescia. Mọi thứ bề ngoài...