Bài toán tính kẹo, trò đưa đáp án 13 bị sửa thành 23, dân mạng ‘ném đá’ cô giáo
Bài toán tính số kẹo chẳng cao siêu gì dành cho học sinh tiểu học nhưng vẫn đang trở thành chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Một tài khoản Facebook mới đây chia sẻ bài toán kèm thắc mắc “Cô đúng hay trò đúng đây mọi người” thu hút sự chú ý của nhiều người.
Cụ thể bài toán như sau: “ Sau khi Nam cho Bắc 5 cái kẹo thì Bắc có 18 cái kẹo. Hỏi lúc đầu Bắc có bao nhiêu cái kẹo?”.
Trò đưa đáp án là 13. Nhưng giáo viên gạch sai, sửa lại thành 23. Kèm theo đó là lời phê: Xem lại bài sai.
Sau khi đăng tải bài viết nhận được nhiều bình luận và chia sẻ. Nhiều người cho rằng cho đúng, cô giáo sai.
“Đề bài rõ ràng như thế mà cô làm sai được nhỉ. Đáp án 13 đúng rồi, ai cũng nhận ra”, một tài khoản nói.
Video đang HOT
“Có khi cô nhầm lần thế nào, chắc cô đang buồn ngủ”, tài khoản Ha Tuan Hoa bình luận.
Tuy nhiên, một số người đồng tình với cô giáo. “Ai bảo cô sai, cô đúng nhé. Sau khi cho 5 cái còn 18 cái. Có nghĩa là trước khi cho là 23. Phải cộng lại đúng rồi”, tài khoản Bùi Hải Vân viết.
Theo bạn, trò đúng hay cô đúng?
Học trò "thiếu nghị lực" nhất năm: Khoanh tới khoanh lui trắc nghiệm vẫn sai trật lất!
Sau khi khoanh rất nhiều đáp án trong một câu hỏi, học trò bàng hoàng nhận ra kết quả bài thi vẫn cứ sai be bét.
Nhiều học sinh thường có suy nghĩ trắc nghiệm sẽ thoải mái hơn thi tự luận, vì đôi khi quên học câu đó thì mình vẫn còn cơ may chọn vào ô đáp án đúng. Thậm chí nhiều bạn còn lên mạng tìm hiểu các thủ thuật khoanh lụi, cách đánh trắc nghiệm có cơ may ăn điểm cao nhất.
Nhưng mà mỗi bài thi trắc nghiệm thời nay luôn tầm ít nhất vài chục câu, nội dung thi bao quát kiến thức khá rộng, đáp án lại hao hao với nhau khiến nhiều học trò bối rối. Điều này dẫn đến cảnh học trò phân vân nhiều đáp án, cứ khoanh A rồi lại nghĩ đến đáp án C rồi quay một vòng lại chọn lại phương án A như ban đầu.
Tuy nhiên, điều đáng nói là dù khoanh tới khoanh lui nhưng phần lớn đều ra kết quả trật lất. Điều này một phần đến từ việc giáo viên thường tung đáp án mù là kiến thức học trò dễ mắc lỗi nhất, lại ở trong phòng thi đang căng não nên việc nghĩ sang hướng giáo viên đánh lừa là chuyện hoàn toàn bình thường.
Bên cạnh đó, học trò cũng rất dễ bị dao động trong phòng thi khi nghe bạn bè nói đáp án nọ kia đúng. Vậy nên ngoài việc ôn tập kỹ, học sinh cũng cần có tâm lý vững vàng, tập trung làm bài mình và tránh nghe lời người khác.
Khoanh tới khoanh lui mới quyết định được đáp án.
Chọn 3/4 phương án nhưng vẫn trật lất. Đúng là bàn tay vàng trong làng khoanh đâu sai đấy.
Rõ ràng chọn đúng đáp án mà chỉ một phút cẩu thả thôi là kết quả bài thi đã rẽ sang một hướng khác.
Đều là học sinh nên mọi người đều đồng cảm trước tình trạng này, các bài đăng đều thu hút hàng chục ngàn tương tác của cư dân mạng. Có thể thấy dù thi trắc nghiệm hay tự luận thì giáo viên luôn biết cách gây rối não cho học trò, vậy nên cách tốt nhất đạt điểm cao chỉ có thể tin tưởng bản thân và tự mình làm bài thôi.
" Lại nhớ bài kiểm tra 1 tiết Hóa, ngồi làm hết một lượt rồi lại đi khoanh tới lui một hồi vì sợ sai, cuối cùng chẳng đúng được câu nào hết", bạn H.A chia sẻ.
" Bài kiểm tra bẩn thế này mà gặp giáo viên khó tính chút là đánh dấu bài ngay. Tốt nhất nên dùng bút chì khoanh trước, có gì còn tiện xóa lại", bạn C.M bình luận.
" Cô giáo cấp 2 của mình bảo: "Nếu hoàn toàn không có khả năng hiểu được câu đó hỏi gì, nhắm mắt lại, đáp án xuất hiện đầu tiên là đáp án đúng nhất". Mình đã thử rất nhiều lần và lần nào cũng trúng phóc", bạn M.A chia sẻ bí quyết.
May mà khoanh nhiều lần nhưng vẫn ra được đáp án đúng.
Sắp hết giờ kiểm tra, cô nhẹ nhàng nhắc "các em còn 1 phút nữa" và cái kết khiến ai thấy cũng phải cười chảy nước mắt Nghe câu nói đó của cô xong, em nào cũng cuống quýt viết vội viết vàng và cái kết ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Nếu được hỏi câu nói nào của thầy cô có quyền lực nhất trong giờ kiểm tra thì có lẽ đa số các bạn học sinh sẽ trả lời là câu "các em, còn 1...