Bài toán tiểu học yêu cầu “tìm x”, học sinh chốt 1 câu khiến giáo viên ngã ngửa, cả đời dạy học không tìm được người thứ 2
Netizen không khỏi trầm trồ bởi chẳng ai tin được rằng khó thế mà cậu cũng nghĩ ra.
Tuổ.i thơ của học sinh tiểu học luôn gắn liền với sự ngây ngô, trong sáng và hồn nhiên vô tư. Chính sự ngây ngô ấy không chỉ hiện diện trong những câu chuyện thường ngày mà còn len lỏi vào từng bài tập các em thực hiện. Đôi khi, thay vì những lời giải đúng chuẩn, các em lại đưa ra những câu trả lời “bá đạo” đến bất ngờ, vừa ngộ nghĩnh vừa đáng yêu. Những khoảnh khắc ấy không chỉ khiến thầy cô và cha mẹ bật cười sảng khoái mà còn là minh chứng cho trí tưởng tượng phong phú và suy nghĩ độc đáo của các em.
Mới đây, MXH xuất hiện một trường hợp tương tự. Theo đó, cậu học sinh tiểu học này làm bài tập về nhà môn Toán với dạng bài cơ bản yêu cầu “Tìm x” trong một loạt phép tính. Nhìn qua các phép tính có thể thấy rất đơn giản, chỉ cần chuyển vế đổi dấu, rồi đó tính toán cẩn thận là ra kết quả ngay và luôn.
Ai cũng nghĩ thế, nhưng cậu học sinh này lại không nghĩ thế thì phải. Với yêu cầu “tìm x”, thay vì chuyển vế đổi dấu để tìm số cần tìm của “x” như thông thường, thì bạn học sinh này lại nhìn vào phép tính, rồi sau đó “thông báo” cho giáo viên biết “x” nằm ở đâu.
Cách làm bài toán “tìm x” của học sinh tiểu học khiến giáo viên ngã ngửa.
Chẳng hạn với phép tính đầu tiên: “x – 55 = 45″.
Với yêu cầu “tìm x”, cách làm chuẩn mực sẽ chuyển vế đổi dấu để thành: “x = 45 55″
Tóm lại, kết quả “x = 100″.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có thể là do không hiểu đề bài, hoặc cũng có thể là do “cố tình” không hiểu, nên học sinh đã sáng tạo ra cách giải không thể… buồn cười hơn. Cụ với thể với phép tính “x – 55 = 45″, cậu bé lại chỉ ra “chữ x ở đầu tiên phép tính”.
Tương tự với phép tính “28 x = 100″, cậu bé chỉ ra: “Chữ x ở thứ hai phép tính”.
Chẳng cần tính toán cầu kỳ, cuối cùng cậu bé đã hoàn thành cả 4 phép tính trong vòng chưa đầy một nốt nhạc. Nhiều người sau khi xem hướng giải của na.m sin.h này không khỏi trầm trồ bởi chẳng ai tin rằng khó thế mà cậu cũng nghĩ ra.
Một số bình luận của netizen:
- Đúng là trẻ con tiểu học, suy nghĩ thật đơn giản mà lại sáng tạo không ngờ. Chắc giáo viên cũng không biết nên khóc hay cười với pha “tìm x” này đây.
- Bài tập yêu cầu “tìm x” mà cậu bé lại làm theo đúng nghĩa đen. Không cần công thức phức tạp, chỉ cần mắt tinh là giải quyết hết.
- Đúng là đầu óc hồn nhiên của trẻ con, nghĩ đơn giản nhưng lại độc đáo quá! Cách làm này chắc để lại ấn tượng sâu sắc cho cô giáo rồi.
- Phải công nhận là cậu học sinh này thông minh theo cách rất “bá đạo”. Học sinh lớp 1 mà làm cho cả mạng xã hội cười thế này thì tương lai hứa hẹn.
- Không chỉ buồn cười, cách làm của cậu bé còn cho thấy một điều thú vị: trẻ con nhìn thế giới khác người lớn rất nhiều, mà đôi khi lại rất logic theo cách riêng của chúng.
Bạn nghĩ sao về pha giải bài tập toán của học sinh tiểu học này?
Bài toán tiểu học đang khiến cả cõi mạng dậy sóng: "14 trừ đi bao nhiêu để lớn hơn 14?"
Bạn có làm được bài toán này không?
Toán tiểu học tưởng chừng chỉ là chuyện "cộng trừ nhân chia" đơn giản, nhưng thực tế lại có nhiều bài khó không tưởng. Nào là toán đố mẹo, rồi đến các bài toán đố lắt léo kiểu "ba mẹ mua 5 quả cam, ăn mất 2 quả, hỏi nhà còn mấy người ăn?" - nghe thôi đã thấy chóng mặt.
Đó là chưa kể đến việc chương trình giảng dạy ngày nay còn có nhiều sự khác biệt so với các thế hệ trước. Chính vì điều đó mà các buổi tối làm bài tập của con trở thành "đấu trường" trí tuệ đầy vui nhộn, nơi cha mẹ và con cùng nhau "cân não" để giải mã những bài toán tưởng chừng đơn giản mà không hề giản đơn chút nào.
Mới đây, MXH xôn xao trước một bài toán của học sinh tiểu học như thế. Được biết, đây là bài số 10 trong phiếu bài tập với yêu chỉ một chữ duy nhất: "Số?".
Bài toán khiến netizen "vắt óc suy nghĩ"
Ở phép tính đầu tiên yêu cầu điều số vào chỗ trống với phép tính "7 10> ... 5". Rất nhanh chóng, con của phụ huynh này điền đáp án vào ô trống là "5". Như vậy, kết quả sẽ thành "17> 10" thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
Tuy nhiên đến phép tính thứ 2, nhiều người "tá hỏa" vì không thể tìm được đáp án chính xác. Cụ thể phép tính như sau: "10 4 < 14 - ...".
Nhiều người nhận ra sự bất ổn từ bài toán này. Xét vế trái "10 4 = 14", như vậy phép tính lúc này sẽ thành "14 < 14 - ...". Tuy nhiên, nhiều người không thể tìm được một số điền vào "..." để khi lấy 14 trừ đi sẽ ra được một số lớn hơn số 14 ở vế trái.
Nhiều người bảo sẽ điền số âm vào chỗ "...", tuy nhiên hãy nhớ rằng đây là bài toán của học sinh tiểu học, mà học sinh tiểu học chưa học về số âm. Vậy nên, ý tưởng điền số âm vào chỗ "..." là hoàn toàn không hợp lý.
Netizen "đau đầu" để tìm ra số cần điền để thỏa mãn điều kiện đề bài:
- Bài toán này đúng là đán.h đố luôn, làm thế nào 14 lại nhỏ hơn chính nó được?
- Chắc người ra đề quên kiểm tra lại trước khi phát hành, chứ bài này đúng là "căng não" nhưng không có lời giải!
- "14 < 14 - ..." là một kiểu nghịch lý không thể giải được, hay đây là câu hỏi mẹo để kiểm tra tư duy logic?
- Bài này đúng kiểu: Càng nghĩ càng đau đầu, càng tính càng thấy mình "sai sai" ở đâu đó!.
- Câu này nên đổi tên thành "bài toán không có lời giả".
Còn bạn, bạn có giải được bài toán này không?
Bài toán tính ngày tháng của học sinh tiểu học khiến người lớn cũng phải lao đao Nhiều người tỏ ra khó hiểu trước yêu cầu "khó đỡ" của đề bài. Nhiều người nghĩ toán tiểu học chỉ là những phép tính đơn giản như cộng, trừ, hay đếm hình... Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài dễ dàng đó, không ít bài toán lại ẩn chứa những tình huống phức tạp khiến cả người lớn cũng phải đau đầu tìm...