Phép toán ‘6×4=24′ bị giáo viên chấm ’sai’ có sai?
Người dùng mạng xã hội tranh cãi về hình ảnh bài toán đố bậc tiểu học với cách đặt phép tính ‘6×4=24 (bạn nhỏ)’ trong phần bài giải bị giáo viên chấm là ’sai’.
Cụ thể, đề bài toán là: “Hằng ngày, cô Ba lái đò chở các bạn nhỏ qua sông đi học. Sáng nay cô Ba chở 6 chuyến đò, mỗi chuyến có 4 bạn. Hỏi sáng nay cô Ba chở bao nhiêu bạn nhỏ qua sông?”. Trong phần bài giải, học sinh đặt phép tính “6×4=24″ bị giáo viên chấm là sai.
Tranh luận trái chiều
Một phụ huynh được cho là có con học lớp 3 Trường tiểu học N.Đ (TP. Dĩ An, Bình Dương) thắc mắc vì sao bài toán bị chấm là sai nên đã chia sẻ hình ảnh trên một diễn đàn, thu hút nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.
Một số người đồng tình với cách chấm của giáo viên và cho rằng cần phải đặt phép tính là “4×6=24″ để học sinh tiểu học nắm được bản chất của phép nhân.
“Kết quả bài thì không sai. Nhưng sai về ý nghĩa toán học. Sai bản chất của phép nhân. Tức là 4 được lấy 6 lần, chứ không phải 6 được lấy 4 lần”, tài khoản Nguyễn Bích bình luận trên Facebook.
Trong khi đó, một số người khác tranh luận rằng phép nhân có tính chất giao hoán nên việc đặt phép tính “6×4=24″ hay “4×6=24″ thì cũng như nhau, miễn sao ra kết quả đúng.
Một số người bình luận rằng cách chấm bài của giáo viên hơi “cứng nhắc”. “Trong trường hợp này, giáo viên không nên ghi ‘Sai’, 1 chữ ‘Sai’ sẽ gây hiểu lầm cho phụ huynh và có thể học sinh cũng không biết mình sai ở đâu để sửa. Vì vậy, giáo viên có thể gạch dưới phép tính và sửa lại thành 4×6=24 sẽ tốt hơn”, tài khoản Nguyễn Hương chia sẻ trên Facebook.
Đáp lại, người đăng tải hình ảnh bài toán đố kể trên cho rằng đã trao đổi với giáo viên và cô giáo khẳng định đã giảng giải rõ ràng trên lớp để học sinh bị chấm sai nắm rõ bản chất của phép nhân.
Video đang HOT
Vấn đề này không phải mới vì trước đây hình ảnh bài toán tiểu học tương tự “Một con trâu có 4 chân. Hỏi 6 con trâu có bao nhiêu chân?” cũng được chia sẻ trên mạng xã hội. Học sinh cũng bị cô giáo chấm sai khi đặt phép tính “6×4=24″.
Trước đây, bài toán tính số chân bò cũng từng gây tranh cãi. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FACEBOOK
Là quy ước toán học, học sinh cần nắm bản chất phép nhân
Theo thạc sĩ Dương Minh Tới, Giám đốc đào tạo Trung tâm toán Titan Thủ Đức (TP.HCM), trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh được học về phép nhân và ý nghĩa của phép nhân kể từ lớp 2.
“Giáo viên có trách nhiệm dạy học sinh hiểu được ý nghĩa của phép nhân là như thế nào. Nó xuất phát từ việc cộng các nhóm giống nhau lại với nhau. Chẳng hạn, một xe máy có 2 bánh xe, với 5 chiếc xe thì sẽ có 2 2 2 2 2=2×5=10 bánh xe”, thầy Tới chia sẻ.
Như vậy, đối với bài toán kể trên, thầy Tới khẳng định cách chấm của giáo viên là đúng vì ngoài việc không phải kết quả là đúng hay sai mà các con hiểu được ý nghĩa của phép nhân. Đây là bài tập để dạy học trò rèn sau bài học của giáo viên về phép nhân và ý nghĩa của nó.
Thầy Tới chia sẻ: “Nếu học sinh làm ngược lại, tức viết 6×4=24, tất nhiên kết quả là không sai nhưng các con không hiểu đúng về ý nghĩa của phép nhân thì giáo viên ghi sai và điều chỉnh lại thì không có vấn đề lớn”.
“Bài toán này không nên mang hiểu biết của người lớn về tính chất giao hoán của phép nhân và lấy ra để tranh luận về cách chấm bài của giáo viên. Đem hiểu biết của người lớn áp vào học sinh tiểu học đôi khi không phải đúng hay sai về mặt toán học mà là có phù hợp với học sinh hay không?”, thầy Tới nói.
Bên cạnh đó, cô Nguyễn Minh Thúy An, giáo viên chủ nhiệm lớp 2 Trường tiểu học Nguyễn Văn Triết (TP.Thủ Đức, TP.HCM), chia sẻ: “Nếu dạy kèm con tại nhà thì phụ huynh nên hiểu bản chất phép nhân là 4 được lấy 6 lần và nên dạy 4×6=24 để trẻ hiểu đúng”.
“Nếu dạy thêm 6×4=24 thì cũng không sao vì bản chất của việc dạy học là cho trẻ được trải nghiệm, được sai để từ đó giáo viên, phụ huynh có thêm cơ hội giới thiệu phép tính đúng. Các nhà khoa học cũng đi từ nhiều thí nghiệm sai đến thí nghiệm đúng”, cô Thúy An cho hay.
Còn cô Hoàng Thị Thu Trinh, một gia sư với hơn 20 năm kinh nghiệm dạy kèm toán tại Q.Bình Tân (TP.HCM), lưu ý việc hướng học sinh đặt phép tính 4×6=24 trong bài giải thực chất là theo quy ước toán học được áp dụng và giảng dạy xuyên suốt ở bậc tiểu học.
“Việc viết số 4 trước giúp học sinh hiểu bản chất phép nhân là 4 được lấy 6 lần và không nhầm lẫn khi viết đơn vị trong phần bài giải, ở đây là bạn nhỏ, chứ không phải chuyến đò”, cô Thu Trinh nói.
Cô Thúy An đồng thời chia sẻ: “Chương trình mới có nhiều thay đổi, cải tiến hơn so với ngày xưa phụ huynh được học nên các bậc cha mẹ lại càng phải tìm hiểu và đồng hành cùng con nhiều hơn nữa”.
Chàng trai Mỹ say mê nữ du học sinh Việt, 4 tháng cưới, vợ sinh nghỉ việc dầu khí làm thầy giáo
Chị Trâm Lê và chồng Mỹ quen nhau và kết hôn chỉ trong vòng 4 tháng. Hiện cặp đôi có một cuộc sống hôn nhân mà nhiều người mơ ước.
Mối tình của chị Trâm Lê (34 tuổi, đang sinh sống ở Texas, Mỹ) và Edgar (43 tuổi, người Mỹ, giáo viên tiểu học) giống như đã được sắp đặt sẵn. Chàng Mỹ phải lòng cô gái Việt ngay từ lần đầu gặp và cả hai nên duyên chỉ sau 4 tháng.
Chàng Mỹ trúng "tiếng sét ái tình" với cô gái Việt
Cặp đôi gặp nhau khi Trâm sang Mỹ du học, còn Edgar lúc đó đang làm trong ngành dầu khí. Edgar tình cờ gặp Trâm đi ngang quán cà phê và đã đắm đuối kể từ đó.
" Tôi đi học ban đêm, bỏ quên đồ nên quay lại trường lấy. Vẻ ngoài lúc đó không trang điểm, đầu tóc bù xù, đeo mắt kính. Tự dưng đi ngang nghe anh ấy nói: "Anh thích sự đơn giản của em". Nghĩ anh chàng này chọc ghẹo nên tôi không thèm trả lời mà quay mặt đi luôn", Trâm Lê nhớ lại.
Vài giây sau, Trâm nghe một giọng nói khác bằng tiếng Việt với theo chào hỏi. Nhận ra người quen, Trâm mới dừng lại. Thì ra, Edgar và Trâm Lê cùng quen biết anh bạn này. Người này cũng bày tỏ hộ rằng chàng ngoại quốc thích Trâm và muốn xin số điện thoại.
Về nhà, chàng Mỹ ngày nào cũng nhắn tin rủ cô bé du học sinh đi chơi. Trái ngược, Trâm Lê không ấn tượng tốt với Edgar. " Anh ấy không đúng gu của mình. Ông xã là người chạy xe mô tô phân phối lớn, ăn mặc bụi bặm còn mình thì nhẹ nhàng, không thích người như vậy. Chưa kể anh ấy còn ngồi trước cửa quán cà phê chọc ghẹo mình", chị Trâm nói.
Thấy anh chàng ngoại quốc nhiệt tình, khoảng 1 tuần sau, cô nàng du học sinh đồng ý gặp gỡ. Sau lần đầu gặp, Trâm dần có thiện cảm với anh chàng Edgar ga lăng và tâm lý. Như trúng tiếng sét tình ái, Edgar bất chấp quyết tâm chinh phục cô gái Việt Nam cho bằng được. Ngày nào anh cùng tìm mọi cách đến gặp bạn gái.
Cầu hôn sau 10 ngày gặp, cưới sau 4 tháng
Khi chuyện tình yêu của đôi trẻ đang thăng hoa thì Trâm có kế hoạch về nước thăm ba mẹ. Đúng 10 ngày quen biết, Edgar bất ngờ cầu hôn và bày tỏ muốn về Việt Nam để xin phép gia đình đằng gái tổ chức đám cưới. Thấy chàng Mỹ chân thành và nghiêm túc, Trâm đã đồng ý.
Khi về Việt Nam, cả hai chính thức đính hôn. Tròn 4 tháng sau, cặp đôi tổ chức đám cưới. Hai tháng sau đám cưới, Trâm nhanh chóng mang thai em bé đầu lòng. Cô chia sẻ, do trước đó gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản, Trâm được chẩn đoán là khó có con. Sau khi kết hôn, dù Edgar lên kế hoạch có con muộn để vợ chồng trẻ có thời gian đi du lịch, song Trâm đã thuyết phục chồng làm điều ngược lại.
Chị Trâm Lê hạnh phúc với gia đình nhỏ
Dù yêu nhanh, cưới thần tốc nhưng vợ chồng Trâm rất hạnh phúc. Chồng Mỹ vô cùng yêu thương, chiều chuộng vợ Việt. Khi biết tin vợ mang thai em bé đầu lòng, anh đã nghỉ việc dầu khí về làm thầy giáo. Quyết định này được Trâm gợi ý và ủng hộ. Mặc dù công việc mới mang lại thu nhập thấp hơn một nửa công việc cũ nhưng anh chàng luôn có thời gian bên cạnh chăm sóc vợ con.
Được biết, cả hai đã kết hôn được 7 năm và có 2 bé gái vô cùng đáng yêu. Trâm Lê tiết lộ, trước đó cô từng kinh doanh tiệm phở nhưng vì muốn tập trung nuôi dạy con cái nên đã dừng lại tất cả. Hiện chị ở nhà nội trợ và buôn bán online.
Cô giáo 35 tuổi tự tiết kiệm mua căn hộ 80m2 sau biến cố nhớ đời: "Cảm giác an toàn của tôi đến từ việc mua nhà" Không muốn đi thuê nhà nay đây mai đó, nữ giáo viên đã chọn cách mua nhà dù còn khá trẻ. Ngày nay, khi người trẻ mua nhà, trước tình hình giá nhà cao, họ ít nhiều không thể tách rời sự hỗ trợ của gia đình. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy, việc thanh niên Trung Quốc có sở...