“Bài toán” shophouse tại các khu đô thị lớn: Đầu tư sao cho hiệu quả?
Shophouse cũng như mọi loại hình bất động sản cao cấp khác, cũng cần có sự khôn ngoan khi đầu tư.
Shophouse vẫn là kênh hút vốn
Đánh giá về tiềm năng của shophouse tại thời điểm này, ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giám đốc một đơn vị truyền thông chuyên về bất động sản cho biết: “Theo tôi, shophouse là một kênh để bảo toàn tài sản có thể giúp nhà đầu tư thu được một khoản lợi nhuận đều đặn hằng năm, nhờ việc cho thuê”.
Với mức giá trung bình ở Hà Nội nằm trong khoảng 10 – 20 tỷ đồng/căn ở những khu vực vị trí tốt, ông Quốc Anh cho rằng, shophouse cũng như mọi loại hình bất động sản cao cấp khác, cũng cần có sự khôn ngoan khi đầu tư.
“Shophouse sẽ trở nên rất được giá khi được phát triển trong một khu đô thị được quy hoạch đồng bộ, quy mô dân cư tương lai lớn, chủ đầu tư uy tín… Khi đầu tư vào loại hình shophouse, nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ pháp lý dự án. Ngoài ra, còn đặc biệt phải lưu ý tới vị trí, triển vọng dự án, chủ đầu tư có uy tín hay không, thời điểm dự án sẽ bàn giao khi nào”, ông Quốc Anh nói.
Đồng quan điểm, ông Dương Đức Hiển, Giám đốc bộ phận Kinh doanh nhà ở Savills Hà Nội cũng cho rằng, shophouse chỉ thực sự tiềm năng khi nằm ở khu vực đông dân cư hoặc sẽ đông dân cư khi đi vào hoạt động, dự án được bao quanh bởi các khu văn phòng, khu công nghiệp, nhà hàng và các hoạt động dịch vụ, thu hút được dân sinh và tạo ra được dòng tiền.
Sức hấp dẫn của shophouse trong lòng khu đô thị
Trên thực tế, trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, shophouse luôn là hạng mục ưa thích của các nhà đầu tư có tiềm lực vốn khi không chỉ có giá trị tự khai thác kinh doanh, mà còn mang lại cơ hội tăng giá tốt hơn so với các sản phẩm bất động sản khác. Tuy nhiên, dòng sản phẩm shophouse tọa lạc trong các khu đô thị được đánh giá cao hơn hẳn nhờ sở hữu những điều kiện hoàn hảo về vị trí, mật độ dân cư, triển vọng dự án.
Video đang HOT
Đặc biệt, sức hút của hạng mục này còn đến từ tính khan hiếm khi shophouse thường chỉ chiếm từ 2 – 5% số lượng sản phẩm trong các khu đô thị – tỷ lệ hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao cho các nhà đầu tư.
Điều này lý giải nguyên nhân vì sao shophouse được phát triển tại những khu đô thị quy mô lớn luôn có tính thanh khoản cao cũng như khả năng hút dòng vốn đầu tư hấp dẫn.
Dẫn chứng có thể kể tới dòng sản phẩm shophouse tại The Manor Central Park – khu đô thị quy hoạch mở thông minh được định hướng trở thành điểm đến thương mại và văn hóa nổi bật cho cộng đồng của chủ đầu tư Bitexco Group.
Shophouse tại The Manor Central Park đang rất thu hút nhà đầu tư
Nằm trong tổng thể một khu đô thị với quy mô lên tới 89,7 ha, tiếp giáp với nhiều trục đường có lưu lượng giao thông lớn như Nguyễn Xiển, Xa La, Đại lộ Hoàng Mai…, shophouse tại The Manor Central Park thu hút nhà đầu tư không chỉ bởi vị trí địa lý đắc địa, mà còn bởi tiềm năng sinh lời khi nơi đây được thừa hưởng nguồn khách hàng đông đúc từ 17.000 cư dân nội khu cũng như cư dân lân cận. Không chỉ vậy, chủ đầu tư Bitexco Group cũng lên kế hoạch phối hợp với một đơn vị quốc tế để tư vấn, hỗ trợ và định hướng ngành hàng cho từng khu shophouse, giúp việc kinh doanh của các cư dân tương lai đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, không giống như shophouse tại các dự án khác có thiết kế chung cửa, gây bất tiện khi đi lại cũng như quản lý không gian, shophouse tại The Manor Central Park được thiết kế hai lối đi riêng. Điều này vừa giúp việc kinh doanh trở nên độc lập, hiệu quả, lại vừa tạo được sự riêng tư trong sinh hoạt cá nhân, giúp tăng trải nghiệm sử dụng đối với chủ sở hữu lẫn khách hàng tới mua sắm.
Thiết kế tinh tế của shophouse tại The Manor Central Park
Đặc biệt, ngoài việc là sản phẩm tâm huyết đến từ một chủ đầu tư uy tín với nhiều công trình biểu tượng, The Manor Central Park còn là sản phẩm hội tụ sáng tạo từ hàng loạt các đơn vị lừng danh trên toàn thế giới như: công ty kiến trúc Nhật Kume Sekkei; EE&K – đơn vị quy hoạch của những khu đô thị nổi tiếng như Battery Park City, Qibao Town Center hay kiến trúc sư Mỹ Carlos Zapata – người đã đồng hành với Bitexco trong việc xây dựng tháp Bitexco Financial Tower và Khách sạn JW Marriott Hanoi.
Tất cả những yếu tố trên là bảo chứng về chất lượng cũng như sức hấp dẫn của dự án trong việc thu hút và hình thành nên cộng đồng cư dân tinh hoa, đẳng cấp. Ở góc độ thị trường, đây được coi như “mỏ vàng” giúp giao thương trong khu vực sôi động và là động lực lớn cho shophouse có dư địa sinh lời bền vững.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Dự án căn hộ 500 triệu USD tại Tp.HCM bất ngờ động thổ xây dựng sau một thập kỷ được cấp phép
Dự án khu đô thị t.hể thao Saigon Sports City được cấp phép năm 2009 cho liên doanh giữa Keppel Land - công ty phát triển bất động sản của Tập đoàn Keppel, và công ty Jencity đến từ Hồng Kông, vừa chính thức được động thổ xây dựng.
Tại lễ động thổ sáng nay, đại diện Keppel cho biết, Saigon Sports City sẽ có tổng cộng 4.300 căn nhà cùng các tiện ích thể thao. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ phát triển một khu dân cư, một trung tâm thương mại và tổ hợp thể thao, nhưng chủ đầu tư không cho biết thời điểm dự kiến sẽ đưa ra thị trường.
Saigon Sports City là một trong những dự án bất động sản lớn nhất của Keppel tại TP. HCM, trong đó nhà đầu tư Singapore đã xây dựng và đưa vào hoạt động tổ hợp Saigon Centre, khu căn hộ Estella, Palm City và Riviera Point.
Còn nhớ, thị trường bất động sản 2019 bắt đầu với thương vụ thoái vốn của Tập đoàn Keppel Land tại dự án Đồng Nai Waterfront City. Tháng 1/2019, Keppel Land thông báo thoái 70% cổ phần tại dự án này cho tập đoàn Nam Long với tổng số tiền 2.323 tỷ đồng (100 triệu USD).
Ngoài ra, ông lớn đến từ Singapore mới đây cũng đã mua lại 60% cổ phần một khu đất 6,2 ha tại huyện Nhà Bè (TP.HCM) thông qua một hợp đồng mua bán có điều kiện với Tập đoàn Bất động sản Phú Long. Tổng số tiền đầu tư của thương vụ này là 1.304 tỷ đồng, tương đương 56 triệu USD.
Được biết, 3 khu đất nằm dọc theo tuyến đường huyết mạch Nguyễn Hữu Thọ, cách nhau 400m và chỉ cách khu trung tâm TP.HCM 25 phút di chuyển. Đồng thời, khu vực này cũng ở gần với các công trình dịch vụ công cộng như Bệnh viện tim Tam Đức, Trường Quốc tế Nam Sài Gòn, Đại học Tôn Đức Thắng hay các trung tâm thương mại như SC VivoCity, Crescent Mall và Saigon South Golf Course...
Hai đơn vị có kế hoạch phát triển dự án với khoảng 2.400 căn hộ cao cấp, nhà phố thương mại (shophouse) trên tổng diện tích 14.650 m2. Tổng chi phí của dự án này dự kiến khoảng hơn 7.400 tỷ đồng . Dự án dự kiến được thực hiện với 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ khởi công vào quý I/2020 nếu hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan, với quy mô 910 căn hộ.
Đặc biệt tại Thủ Thiêm, Keppel Land đang sở hữu 40% cổ phần tại dự án Empire City, dự án lớn nhất (trị giá 1,2 tỷ USD) tại khu đô thị đang phát triển này với điểm nhấn là tòa tháp phức hợp cao 86 tầng.
Mới đây, Chủ tịch Keppel Land Việt Nam - ông Linson Lim đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai. Tại đây, đại diện tập đoàn này đã đề xuất đầu tư khu đô thị thông minh trong tương lai tại tỉnh này. Đại diện Keppel Land cũng bày tỏ mong muốn đầu tư vào hạ tầng giao thông, xử lý chất thải thành điện, xử lý nước thải để tái sử dụng, làm hệ thống điện năng lượng mặt trời, công nghệ thông tin, logistics...
Trước đó, vào năm 2017, Keppel Land đã thâu tóm quỹ đất có 13 ha tọa lạc tại khu Nam Sài Gòn, dự kiến sẽ xây dựng 220 căn nhà thấp tầng và 1029 căn hộ chung cư cao cấp. Tổng chi phí đầu tư vào dự án, bao gồm cả chi phí đất đai, là khoảng 235 triệu USD. Cũng vào cùng thời điểm đó, Keppel Land cũng thâu tóm quỹ đất 6 ha tại khu vực quận 9 để xây dựng 300 căn nhà. Hiện 2 dự án này Keppel Land chưa đưa vào kinh doanh trên thị trường.
Nam Phong
Theo Nhịp Sống Việt
Quỹ đất TP.HCM siết chặt, xu hướng đầu tư ngược về phía Nam Sài Gòn Các chuyên gia cảnh báo, thị trường BĐS TP.HCM sẽ tiếp tục khan hiếm ít nhất là trong 2 năm tới đây. Thực trạng cung thấp - cầu cao khiến giá BĐS, đặc biệt là các phân khúc đất nền, căn hộ gia tăng liên tục, đồng thời đẩy mạnh làn sóng giãn dân về các khu đô thị vệ tinh, đặc biệt...